Sau khi kiểm tra các đặc tính sinh hóa của 17 dòng vi khuẩn phân lập được từ cây Diếp cá, chọn 3 dòng vi khuẩn triển vọng nhất là dòng DR2, DR3 và DL4 để thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi 27F và 1492R (Hình 16).
Sau khi khuếch đại DNA của các dòng vi khuẩn, 3 dòng vi khuẩn này được gửi giải trình tự và định danh tại công ty Macrogen, Hàn Quốc.
Sử dụng công cụ Blast của NCBI để so sánh trình tự tương đồng với các trình tự trên ngân hàng gen với kết quả như sau (Bảng 19):
Bảng 19: Kết quả nhận diện 3 dòng vi khuẩn triển vọng
STT Dòng vi khuẩn Kết quả nhận diện Độ tương đồng (%)
1 DR2 Bacillus aryabhattai dòng B8W22 95 2 DR3 Bacillus aryabhattai dòng B8W22 97 3 DL4 Bacillus aryabhattai dòng B8W22 96
Ba dòng vi khuẩn DR2, DR3 và DL4 sau khi thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi 27F và 1492R kết hợp với sử dụng công cụ Blast của NCBI để so sánh trình tự
tương đồng với các trình tự trên ngân hàng gen. Kết quả cho thấy, 3 dòng vi khuẩn này đều được nhận diện là vi khuẩn Bacillus aryabhattai dòng B8W22.
Tuy nhiên, khi so sánh về các đặc tính sinh hóa của 3 dòng vi khuẩn này thì nhận thấy có một vài sự khác biệt:
Sự khác biệt về đặc điểm khuẩn lạc:
+ Màu sắc: Dòng DR3 và DL4 có màu trắng đục, trong khi khuẩn lạc của dòng DR2 có màu trắng ngà.
+ Độ nổi: Dòng DR2 có độ nổi lài, trong khi khuẩn lạc của dòng DR3 và DL4 có độ nổi mô.
+ Kích thước: Kích thước khuẩn lạc của dòng DR2 là 6 mm, dòng DR3 là 2 mm, dòng DL4 là 4 mm (Bảng 20).
Bảng 20: Đặc điểm khuẩn lạc của của 3 dòng vi khuẩn giải trình tự
STT Dòng vi
khuẩn Hình dạng Màu sắc Độ nổi Dạng bìa
Kích thước (mm)
1 DR2 Tròn Trắng ngà Lài Nguyên 6
2 DR3 Tròn Trắng đục Mô Nguyên 2
3 DL4 Tròn Trắng đục Mô Nguyên 4
Ghi chú: Dòng DR2: Phân lập từ mẫu Diếp cá thu ở huyện Châu Thành – Đồng Tháp, pH= 6,42 Dòng DR3: Phân lập từ mẫu Diếp cá thu ở huyện Châu Thành – Đồng Tháp, pH = 6,34 Dòng DL4: Phân lập từ mẫu Diếp cá thu ở huyện Lai Vung – Đồng Tháp, pH =5,62
Sự khác biệt về đặc điểm tế bào: Dòng DR2 có dạng que dài, trong khi dòng DR3 và DL4 có dạng que ngắn (Bảng 21).
Bảng 21: Đặc điểm tế bào của 3 dòng vi khuẩn giải trình tự
STT Dòng vi khuẩn Gram * Hình dạng Chuyển động ** Kích thước vi khuẩn (µm)
Chiều dài Chiều rộng
1 DR2 + Que dài + 3,43 0,86
2 DR3 + Que ngắn + 2,06 0,86
3 DL4 + Que ngắn + 1,20 0,86
(Ghi chú: *: - Gram âm, + Gram dương; **: - không chuyển động, + có chuyển động)
Sự khác biệt về khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA:
+ Dòng DR3 có khả năng cố định đạm mạnh hơn so với dòng DR2 và DL4 (dòng DR3 là dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm mạnh nhất trong số 17 dòng vi khuẩn phân lập được).
+ Dòng DR2 có khả năng tổng hợp IAA mạnh hơn dòng DR3 và DL4 (dòng DR2 là dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp IAA mạnh nhất trong số 17 dòng vi khuẩn phân lập được) (Bảng 22).
Bảng 22: Hàm lượng đạm và IAA của 3 dòng vi khuẩn giải trình tự
STT Dòng vi khuẩn Lượng đạm cao nhất (µg/mL)
Lượng IAA cao nhất (µg/mL)
1 DR2 0,70 6,93
2 DR3 1,39 2,91
3 DL4 0,75 2,96
Sự khác biệt về hiệu quả kháng khuẩn: Cả 3 dòng này đều có khả năng kháng lại cả 2 loài vi khuẩn E. coli và A. hydrophila. Tuy nhiên, dòng DL4 có khả năng kháng
A. hydrophila hiệu quả nhất (dòng DL4 là dòng có khả năng kháng A. hydrophila
mạnh nhất trong số 17 dòng vi khuẩn phân lập được) (Bảng 23).
Bảng 23: Hiệu quả kháng khuẩn với vi khuẩn E. coli và A. hydrophila của 3 dòng vi khuẩn giải trình tự STT Dòng vi khuẩn Vòng vô khuẩn lớn nhất (mm) E. coli A. hydrophila 1 DR2 2,10 3,10 2 DR3 2,10 4,45 3 DL4 3,00 6,00
Từ kết quả so sánh trên cho thấy, các dòng vi khuẩn phân lập được từ các bộ phận khác nhau của cây Diếp cá cũng như mẫu Diếp cá thu ở những địa điểm khác nhau thì có thể có những đặc điểm sinh hóa khác nhau. Điều này chứng tỏ, cùng một dòng vi khuẩn nhưng khi sống ở các điều kiện khác nhau thì đặc tính sinh hóa của nó có thể khác nhau. Vi khuẩn Bacillus aryabhattai dòng B8W22 phân lập được có khả năng sống nội sinh ở cả rễ và lá của cây Diếp cá, mặc khác dòng vi khuẩn này phân lập được từ những mẫu Diếp cá thu ở những địa điểm khác nhau. Điều này cho thấy, vi khuẩn Bacillus aryabhattai dòng B8W22 có thể là dòng vi khuẩn phân bố rộng.
Theo Singh và Srivastav. (2013), vi khuẩn Bacillus aryabhattai có khả năng sinh ra enzym L-asparaginase chống ung thư. Bacillus aryabhattai được phân lập từ
cây hoang dã có khả năng hòa tan lân và tổng hợp IAA (Lee et al., 2012).
Theo Hui et al. (2003), Bacillus aryabhattai dòng B8W22 phân lập từ cây
Polygonum cuspidatum có khả năng kháng lại nấm Gibberella fujikuro và vi khuẩn
Staphylococcus aureus.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Bacillus aryabhattai dòng B8W22 phân lập được từ cây Diếp cá có phổ hoạt động rất rộng, có khả năng cố định đạm, tổng hợp IAA, có khả năng kháng khuẩn và đặc biệt là kháng A. hydrophila gây bệnh trên cá. Điều này chứng tỏ vi khuẩn Bacillus aryabhattai dòng B8W22 là dòng vi khuẩn có triển vọng để ứng dụng vào ngành dược liệu, đặc biệt là trong sản xuất kháng sinh để kháng lại các mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ