Khả năng kháng khuẩn với vi khuẩn Escherichia coli

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diếp cá (houttuynia cordata t.) ở tỉnh đồng tháp (Trang 76)

Khả năng kháng E. coli của các dòng vi khuẩn được thể hiện thông qua sự hình thành vòng sáng vô khuẩn xung quanh mẫu giấy thấm có dịch vi khuẩn trên môi trường PDA đã được trải vi khuẩn E. coli. Khi khảo sát khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn nội sinh phân lập được với vi khuẩn E. coli gây bệnh đường ruột, kết quả cho thấy 9 dòng vi khuẩn (DR1, DR2, DR3, DT1, DT2, DL1, DL2, DL3, DL4) có khả năng tạo vòng sáng vô khuẩn. Điều này chứng tỏ các dòng vi khuẩn này có khả năng kháng lại vi khuẩn E. coli.

Ở ngày đầu sau khi ủ, tất cả 17 dòng vi khuẩn đều phát triển khuẩn lạc, tuy nhiên chỉ có 9 dòng vi khuẩn có khả năng kháng lại vi khuẩn E. Coli.

Hình 13: Khả năng kháng khuẩn của dòng vi khuẩn DL3 và DL1 với vi khuẩn E. coli sau 1 ngày ủ

Hình chụp, ngày 21/10/2014

DL3 DL1

nhiên khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê so với dòng DL3 (3,85 mm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại và. Dòng DR2, DR3 và DT2 có cùng kích thước vòng vô khuẩn là 2,1mm và đây cũng là vòng vô khuẩn nhỏ nhất ở ngày đầu sau khi ủ.

Ở ngày 2 sau khi ủ, kích thước vòng vô khuẩn của cả 9 dòng vi khuẩn đều giảm. Vòng vô khuẩn lớn nhất vẫn là dòng DL1 (3,6 mm), khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các dòng còn lại. Thấp nhất là hai dòng DL2 và DT2 có cùng kích thước vòng vô khuẩn là 1,6 mm.

Sau 3 ngày ủ, kích thước vòng vô khuẩn ở tất cả các dòng giảm xuống rõ rệt, dao động từ 0,9 – 2,9 mm. Vòng vô khuẩn lớn nhất vẫn là dòng DL1 (2,9 mm) khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các dòng còn lại và thấp nhất là dòng DL2 với đường kính vòng vô khuẩn là 0,9 mm. Điều này chứng tỏ, có thể đây là những dòng vi khuẩn phát triển nhanh nên chỉ ở ngày đầu sau khi ủ vi khuẩn đã tiết ra một lượng lớn kháng sinh làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn E. coli. Hiệu quả kháng khuẩn giảm dần sau 3 ngày ủ, có thể do tốc độ phát triển của vi khuẩn quá nhanh nên ở ngày 2 và ngày 3 sau khi ủ vi khuẩn đã bắt đầu pha suy vong nên khả năng tổng hợp kháng sinh cũng bị hạn chế dẫn đến hiệu quả kháng khuẩn giảm. Cũng có thể do vi khuẩn gây bệnh đã kích hoạt được gen có khả năng kháng lại kháng sinh hoặc do ở ngày 2 và ngày 3 sau khi ủ, mật số vi khuẩn E. coli tăng quá cao nên hiệu quả kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn phân lập được đã giảm xuống.

Tóm lại, sau 3 ngày khảo sát khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn phân lập được với vi khuẩn E. coli, kết quả cho thấy dòng DL1 có khả năng kháng E. coli

mạnh nhất trong số 9 dòng vi khuẩn có khả năng kháng E. coli, với kích thước vòng vô khuẩn là 4,35 mm.

Bảng 18: Khả năng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn phân lập được với vi khuẩn E. coli

STT Dòng vi khuẩn

Kích thước vòng vô khuẩn (mm)

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3

1 DR1 2,90cd 2,55c 1,90b 2 DR2 2,10e 1,65ef 1,25cd 3 DR3 2,10e 1,90de 1,00d 4 DT1 3,40bc 2,50c 2,00b 5 DT2 2,10e 1,60f 1,40c 6 DL1 4,35a 3,60a 2,90a 7 DL2 2,35de 1,60f 0,90d 8 DL3 3,85ab 2,90b 2,10b 9 DL4 3,00c 2,00d 1,40c CV (%) 8,39 5,72 10,00

(*Ghi chú: Những giá trị trong cùng một ngày có mẫu tự theo sau giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%)

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diếp cá (houttuynia cordata t.) ở tỉnh đồng tháp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)