Ảnh hƣởng của Molybden lên số lá và số chồi cây đậu nành

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 40)

Bên cạnh việc khảo sát chiều cao cây và chiều dài của rễ thì chỉ tiêu số lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định sự sinh trƣởng và phát triển cây đậu nành. Hiệu quả làm tăng số lá trên cây sẽ làm tăng sự quang hợp của cây từ đó cây cho năng suất cao hơn. Từ kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy cả ba nghiệm thức có xử lý Molybden đều khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng. Nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm có số lá cao nhất là 86,67 lá/cây, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng là 76 lá/cây. Nhƣ vậy cho thấy, các nghiệm thức có xử lý Molybden phát triển hơn so với đối chứng, từ đó cƣờng độ quang hợp cao hơn và năng suất cao hơn. Đến giai đoạn 60 ngày và thu hoạch thì số lá giảm đi nhiều ở cả bốn nghiệm thức do sự lão hóa của cây, lá chuyển sang màu vàng và rụng nên số lá giảm đi so với thời điểm 45 ngày. Tuy vậy, số lá ở các nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden vẫn cao hơn so với đối chứng. Bằng chứng là có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng. Số lá cao nhất là nghiệm thức 60 ppm có 75,33 lá/cây tiếp theo là nghiệm thức 90 ppm và 30 ppm. Thấp nhất là nghiệm thức đối chứng chỉ có 61 lá/cây,

thấp hơn so với nghiệm thức 60 ppm khoảng 10 lá/cây. Nhƣ vậy cả ba nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden đều cho số lá/cây khác biệt so với đối chứng ở cả ba thời điểm. Molybden mang lại hiệu quả cao, điều này chứng tỏ Molybden có vai trò tích cực không những trong quá trình cố định đạm sinh học mà còn trong quá trình sinh lý khác của cây nữa đặt biệt là chiều cao cây và số lá cây đậu nành (Nguyễn Xuân Hiển, 1977).

Bảng 3.1 Số lá chét cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch

Nồng độ Molybden (ppm) Thời điểm 45 60 Thu hoạch 30 82,67a 67,00b 63,00ab 60 86,67a 75,33a 70,67a 90 83,67a 71,00ab 65,33b DC 76,00b 61,00c 59,67c Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 2,65 3,81 3,79

Ghi chú: DC: không xử lý (0 ppm); Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử Duncan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Đậu nành mang trái ở các đốt trên thân chính và ở các chồi hữu hiệu, ở các giống thấp cây nhƣng có nhiều cành thì năng suất cũng đƣợc bù đắp bởi số trái trên chồi (Osafo, 1977). Qua Bảng 3.2 không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở các giai đoạn. Số chồi trung bình trong khoảng 5 – 7 chồi/cây. Do cùng một loại giống MTĐ176 và đƣợc trồng trong cùng thời điểm, điều kiện môi trƣờng, chăm sóc khá tƣơng đồng nên không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Nồng độ Molybden không có sự ảnh hƣởng số chồi cây đậu nành.

Bảng 3.2 Số chồi cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch

Nồng độ Molybden (ppm) Thời điểm 45 60 Thu hoạch 30 5,67 6,00 6,00 60 6,33 6,67 6,33 90 6,00 6,33 6,00 DC 5,33 5,67 5,67 Mức ý nghĩa ns ns ns CV (%) 8,57 8,11 6,81

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 40)