Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 36)

Số liệu về các chỉ tiêu theo dõi đƣợc thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS. Dùng trắc nghiệm F để đánh giá sự khác biệt và kiểm định LSD, Duncan so sánh trung bình sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hƣởng của Molybden lên chiều cao cây đậu nành

Từ Hình 3.1 cho thấy chiều cao cây đậu nành có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có xử lý 30 ppm, 60 ppm và 90 ppm so với đối chứng (không xử lý Molybden) từ lúc 45 ngày đến lúc thu hoạch. Ở hình 3.2 trong giai đoạn 45 ngày, nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 30 ppm, 60 ppm khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% và nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 90 ppm khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng không xử lý. Nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm tỏ ra thích hợp hơn so với các nghiệm thức khác trong việc làm tăng chiều cao cây đậu nành, chiều cao cây khi xử lý 60 ppm là 86,33 cm so với nghiệm thức đối chứng là 71,67 cm chênh lệch nhau đến 14,66 cm. Trong khi đó, chiều cao cây khi xử lý với nồng độ 30 ppm và 90 ppm lần lƣợt là 82,67 cm và 80,33 cm. Molybden là một trong những thành phần dinh dƣỡng thiết yếu cho cơ thể thực vật đặt biệt là cây đậu nành vì Molybden tham gia vào quá trình giữ chặt đạm sinh học và quá trình khử nitrate giúp cây đậu nành sử dụng triệt để lƣợng đạm cung cấp cho cây để sinh trƣởng và phát triển tốt. Ở thời điểm này, chiều cao không ảnh hƣởng nhiều đến năng suất nhƣng cũng có thể làm thiệt hại hay giảm chất lƣợng của các trái ở đốt thân gần mặt đất do dễ bị đất bám vào khi trời mƣa, dễ bị thối hỏng cũng nhƣ gây khó cho việc thu hoạch và dễ bị sâu, bệnh tấn công.

Hình 3.1 Chiều cao cây đậu nành lúc 45 NSKG giữa các nghiệm thức (Ảnh chụp ngẫu nhiên giữa các nghiệm thức)

30 ppm

0 20 40 60 80 100 45 60 Thu hoạch

Thời gian (ngày)

C h iề u c ao c ây ( cm ) 30 ppm 60 ppm 90 ppm DC ** ** ** a a b

Hình 3.2 Chiều cao cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch

Ghi chú: Các cột cùng màu không có chữ hoặc có chữ giống nhau thì không khác biệt qua phép thử LSD ở mức 5%. **: khác biệt qua phép thử LSD ở mức 1%.

Ở hình 3.2 đến giai đoạn 60 ngày thì cả 3 nghiệm thức có xử lý Molybden với các nồng độ 30 ppm, 60 ppm và 90 ppm đều khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với đối chứng. Chiều cao cây ở các nghiệm thức có xử lý Molybden lần lƣợt đều vƣợt trội hơn hẳn so với đối chứng. Nguyên nhân là do lúc này vi khuẩn Rhizobium đã hoàn thiện xong bộ máy cố định đạm là nốt sần, cung cấp đạm cho cây đậu sinh trƣởng và phát triển mạnh mẽ, trong khi đó nghiệm thức đối chứng không đƣợc cung cấp đầy đủ dƣỡng chất làm cho cây phát triển chậm lại kết quả là chiều cao cây thấp hơn so với các nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden. Theo Thái Minh Hân (1994), chiều cao cây tăng thêm sau khi trổ sẽ ảnh hƣởng đến năng suất cây. Chiều cao cây nào cao hơn thì cho năng suất cao hơn vì có thể làm tăng khả năng mang hoa và đậu trái. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm ở nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm có chiều cao cao nhất nên năng suất cao nhất. Các nghiệm thức 60 ppm, 90 ppm và đối chứng không có sự khác biệt thống kê qua các giai đoạn khác nhau, chỉ có nghiệm thức 30 ppm khác biệt mức ý nghĩa 5% qua các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch.

3.2 Ảnh hƣởng của Molybden lên chiều dài rễ cây đậu nành

Rễ cây đậu nành khi trồng ngoài ruộng thì rễ chính có thể phát triển sâu đến 2 m và phát triển ngang đến 2,5 m. Nhƣng khi làm thí nghiệm, trong điều kiện cây đƣợc trồng trong chậu có kích thƣớc 20×20×40 cm, nên cũng tác động một phần đến chiều dài rễ của cây đậu nành. Từ hình 3.3 cho thấy chiều dài rễ cây đậu nành có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức có xử lý 30 ppm, 60 ppm và 90 ppm so với đối chứng từ lúc 45 ngày đến lúc thu hoạch. Ở thời điểm 45 ngày, nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% và nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 30 ppm và 90 ppm khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng không xử lý. Chiều dài rễ ở nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm là vƣợt trội nhất với chiều dài rễ là 65,67 cm so với đối chứng có chiều dài là 51,33 cm, chênh lệch nhau 14,34 cm. Còn các nghiệm thức đƣợc xử lý với nồng độ 30 ppm và 90 ppm không có sự khác biệt lớn so với đối chứng với các chiều dài lần lƣợt là 56 cm và 55,67 cm. Ở thời điểm này thì bộ rễ đang sinh trƣởng và phát triển mạnh, vì thế khi cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng đặt biệt là khoáng vi lƣợng Molybden với liều lƣợng thích hợp thì sẽ giúp rễ cây phát triển, từ đó vi khuẩn

Rhizobium có thể dễ dàng xâm nhập vào rễ hình thành nên nốt sần và cung cấp đạm cho cây phát triển. Nếu cung cấp nhiều quá hoặc ít quá hàm lƣợng Molybden đều không tốt cho bộ rễ cũng nhƣ cho cây đậu nành. Nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden không khác biệt nhiều so với đối chứng với chiều dài rễ dài nhất là ở nồng độ 60 ppm (62,33 cm) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (55,00 cm). Sau khi khắc phục các yếu tố bất lợi trên thì đến thời điểm thu hoạch chiều dài rễ đã phát triển bình thƣờng trở lại. Nghiệm thức 60 ppm có chiều dài rễ là 65 cm và 90 ppm có chiều dài rễ 63,67 cm khác biệt hơn so với đối chứng với chiều dài rễ 55,33 cm, còn ở nghiệm thức 30 ppm khác biệt với đối chứng không đáng kể với chiều dài rễ là 57 cm. Rễ là bộ phận rất quan trong đối với cây đậu nành vì không chỉ có chức năng hút nƣớc và dinh dƣỡng cho cây, mà nó còn là nơi để vi khuẩn

Rhizobium sống cộng sinh để cung cấp đạm sinh học cho cây. Các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê với nhau qua các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch.

0 20 40 60 80 45 60 Thu hoạch

Thời gian (ngày)

C h iề u d ài r (c m ) 30 ppm 60 ppm 90 ppm DC ** * *

Hình 3.3 Chiều dài rễ cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch

Ghi chú: Các cột cùng màu thì không khác biệt qua phép thử LSD ở mức 5%. Số liệu trong hình là chiều dài rễ cây đậu nành ở các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch. Bốn cột khác màu so sánh bốn nồng độ xử lý Molybden khác biệt qua phép thử LSD. **: khác biệt ở mức 1%. *: khác biệt ở mức 5%.

3.3 Ảnh hƣởng của Molybden lên số lá và số chồi cây đậu nành

Bên cạnh việc khảo sát chiều cao cây và chiều dài của rễ thì chỉ tiêu số lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định sự sinh trƣởng và phát triển cây đậu nành. Hiệu quả làm tăng số lá trên cây sẽ làm tăng sự quang hợp của cây từ đó cây cho năng suất cao hơn. Từ kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy cả ba nghiệm thức có xử lý Molybden đều khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng. Nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm có số lá cao nhất là 86,67 lá/cây, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng là 76 lá/cây. Nhƣ vậy cho thấy, các nghiệm thức có xử lý Molybden phát triển hơn so với đối chứng, từ đó cƣờng độ quang hợp cao hơn và năng suất cao hơn. Đến giai đoạn 60 ngày và thu hoạch thì số lá giảm đi nhiều ở cả bốn nghiệm thức do sự lão hóa của cây, lá chuyển sang màu vàng và rụng nên số lá giảm đi so với thời điểm 45 ngày. Tuy vậy, số lá ở các nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden vẫn cao hơn so với đối chứng. Bằng chứng là có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng. Số lá cao nhất là nghiệm thức 60 ppm có 75,33 lá/cây tiếp theo là nghiệm thức 90 ppm và 30 ppm. Thấp nhất là nghiệm thức đối chứng chỉ có 61 lá/cây,

thấp hơn so với nghiệm thức 60 ppm khoảng 10 lá/cây. Nhƣ vậy cả ba nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden đều cho số lá/cây khác biệt so với đối chứng ở cả ba thời điểm. Molybden mang lại hiệu quả cao, điều này chứng tỏ Molybden có vai trò tích cực không những trong quá trình cố định đạm sinh học mà còn trong quá trình sinh lý khác của cây nữa đặt biệt là chiều cao cây và số lá cây đậu nành (Nguyễn Xuân Hiển, 1977).

Bảng 3.1 Số lá chét cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch

Nồng độ Molybden (ppm) Thời điểm 45 60 Thu hoạch 30 82,67a 67,00b 63,00ab 60 86,67a 75,33a 70,67a 90 83,67a 71,00ab 65,33b DC 76,00b 61,00c 59,67c Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 2,65 3,81 3,79

Ghi chú: DC: không xử lý (0 ppm); Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử Duncan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Đậu nành mang trái ở các đốt trên thân chính và ở các chồi hữu hiệu, ở các giống thấp cây nhƣng có nhiều cành thì năng suất cũng đƣợc bù đắp bởi số trái trên chồi (Osafo, 1977). Qua Bảng 3.2 không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở các giai đoạn. Số chồi trung bình trong khoảng 5 – 7 chồi/cây. Do cùng một loại giống MTĐ176 và đƣợc trồng trong cùng thời điểm, điều kiện môi trƣờng, chăm sóc khá tƣơng đồng nên không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Nồng độ Molybden không có sự ảnh hƣởng số chồi cây đậu nành.

Bảng 3.2 Số chồi cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch

Nồng độ Molybden (ppm) Thời điểm 45 60 Thu hoạch 30 5,67 6,00 6,00 60 6,33 6,67 6,33 90 6,00 6,33 6,00 DC 5,33 5,67 5,67 Mức ý nghĩa ns ns ns CV (%) 8,57 8,11 6,81

3.4 Ảnh hƣởng của Molybden lên chỉ số SPAD cây đậu nành

Chỉ số SPAD hay còn gọi là chỉ số diệp lục tố là một số biểu thị hàm lƣợng dinh dƣỡng đạm trong cây, chỉ số diệp lục tố càng cao thì hàm lƣợng đạm càng nhiều và ngƣợc lại. Chỉ số diệp lục tố có tƣơng quang thuận với hàm lƣợng đạm trong lá. Nếu chỉ số này thấp hơn 34 thì cây đang ở trong tình trạng thiếu đạm. Để năng suất tiềm tàng đạt tối đa, hàm lƣợng N trong lá phải đƣợc duy trì ở mức 1,4 g/m2 hoặc cao hơn, tƣơng đƣơng chỉ số diệp lục tố là 35. Theo Đƣờng Hồng Dật (2003), Molybden làm tăng khả năng quang hợp của cây. Molybden rất cần cho quá trình tổng hợp vitamin C trong cây, giúp cho quá trình cố định đạm và đồng thời giúp cây hấp thu nhiều đạm. Mà chỉ số SPAD là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng quang hợp của cây. Từ Bảng 3.3 cho thấy giữa các nghiệm thức xử lý Molybden có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng. Ở thời điểm 45 ngày, chỉ số diệp lục tố cao nhất là nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm là 44,93, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng là 40,17 tuy nhiên khác biệt không cao chênh lệch nhau khoảng 4,76. So với thời điểm 45 ngày thì chỉ số diệp lục tố ở thời điểm 60 ngày cao hơn với chỉ số cao nhất là 47,47 ở nghiệm thức xử lý Molybden nồng độ 90 ppm cao hơn so với thời điểm 45 ngày là 3,3, tiếp đến là nồng độ 60 ppm là 46,57 và 30 ppm là 45,9. Nghiệm thức đối chứng có chỉ số diệp tục tố thấp nhất là 43,73. Nhƣ vậy, sự quang hợp ở các nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden cao hơn so với đối chứng, chứng tỏ hàm lƣợng đạm đƣợc cây tạo ra và lƣợng vitamin C cao do tổng hợp đƣợc nhiều chlorophyll và vì vậy cây phát triển hơn so với nghiệm thức đối chứng. Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), diệp lục tố chứa nitrogen (N) và magnesium (Mg) nếu sự cung cấp của chúng bị giới hạn, diệp lục tố không thể thành lập.

Bảng 3.3 Chỉ số SPAD cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG

Nồng độ Molybden (ppm) Thời điểm (ngày)

45 60 30 40,40b 45,90ab 60 44,93a 46,57a 90 44,17a 47,47a DC 40,17b 43,73b Mức ý nghĩa ** ** CV (%) 4,44 2,71

Ghi chú: DC: không xử lý (0 ppm); Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử Duncan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

3.5 Ảnh hƣởng của Molybden lên trọng lƣợng khô thân, lá cây đậu nành

Qua Bảng 3.4 cho thấy trọng lƣợng khô thân, lá ở các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 45 ngày so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm khác biệt thống kê mức ý nghĩa 1% so với đối chứng, nghiệm thức 90 ppm khác biệt 5% và nghiệm thức 30 ppm không khác biệt so với đối chứng. Cu thể là nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm cho trọng lƣợng cao nhất với 21,3 g và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với trọng lƣợng là 12,62 g chênh lệch 8,68 g. Các nghiệm thức còn lại cho trong lƣợng khô thân, lá trung bình là 16,5 g đối với nghiệm thức xử lý Molybden 30 ppm và 16,7 g đối với nghiệm thức 90 ppm. Đến giai đoạn 60 ngày, do cây đậu nành tiếp tục phát triển mạnh về chiều cao, số lá nên tích lũy vật chất khô cao làm tăng trọng lƣợng vật chất khô của thân và lá. Trọng lƣợng khô thân lá của nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden tăng vƣợt trội so với đối chứng cao nhất là 60 ppm với trọng lƣợng khô là 38,34 g, sau đó lần lƣợt là 30 ppm với trọng lƣợng là 36,72 g và 90 ppm với trọng lƣợng là 35,44 g. Nghiệm thức đối chứng có trọng lƣợng thấp nhất chỉ có 30,51 g thấp hơn nghiệm thức 60 ppm đến 7,83 g. Nhƣ vậy việc xử lý Molybden góp phần làm tăng trọng lƣợng vật chất khô cho cây khá cao, từ đó làm tăng năng suất cho cây đậu nành. Giai đoạn cuối cùng là thu hoạch, nghiệm thức đối chứng cây sinh trƣởng yếu hơn 3 nghiệm thức còn lại nên sự lão hóa rụng lá, sự tích lũy vật chất khô thấp, ba nghiệm thức còn lại cho sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng. Trọng lƣợng khô thân, lá ở các nghiệm thức dao động từ 20 – 30 g.

Bảng 3.4 Trọng lƣợng khô thân, lá (g) cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch

Nồng độ Molybden (ppm) Thời điểm 45 60 Thu hoạch 30 16,50b 36,72a 25,16b 60 21,30a 38,34a 28,81a 90 16,70b 35,44ab 24,30b DC 12,62b 30,51b 22,99b Mức ý nghĩa ** * * CV (%) 12,76 7,58 6,34

Ghi chú: DC: không xử lý (0 ppm); Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử Duncan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

3.6 Ảnh hƣởng của Molybden lên trọng lƣợng khô rễ cây đậu nành

Trọng lƣợng khô rễ cây bao gồm trọng lƣợng khô rễ cây đậu nành và trọng lƣợng khô nốt sần của vi khuẩn sống cộng sinh. Qua Bảng 3.5 ở thời điểm 45 ngày cho thấy trọng lƣợng khô rễ cây có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)