Ảnh hƣởng của Molybden lên chỉ số SPAD cây đậu nành

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 42)

Chỉ số SPAD hay còn gọi là chỉ số diệp lục tố là một số biểu thị hàm lƣợng dinh dƣỡng đạm trong cây, chỉ số diệp lục tố càng cao thì hàm lƣợng đạm càng nhiều và ngƣợc lại. Chỉ số diệp lục tố có tƣơng quang thuận với hàm lƣợng đạm trong lá. Nếu chỉ số này thấp hơn 34 thì cây đang ở trong tình trạng thiếu đạm. Để năng suất tiềm tàng đạt tối đa, hàm lƣợng N trong lá phải đƣợc duy trì ở mức 1,4 g/m2 hoặc cao hơn, tƣơng đƣơng chỉ số diệp lục tố là 35. Theo Đƣờng Hồng Dật (2003), Molybden làm tăng khả năng quang hợp của cây. Molybden rất cần cho quá trình tổng hợp vitamin C trong cây, giúp cho quá trình cố định đạm và đồng thời giúp cây hấp thu nhiều đạm. Mà chỉ số SPAD là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng quang hợp của cây. Từ Bảng 3.3 cho thấy giữa các nghiệm thức xử lý Molybden có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng. Ở thời điểm 45 ngày, chỉ số diệp lục tố cao nhất là nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm là 44,93, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng là 40,17 tuy nhiên khác biệt không cao chênh lệch nhau khoảng 4,76. So với thời điểm 45 ngày thì chỉ số diệp lục tố ở thời điểm 60 ngày cao hơn với chỉ số cao nhất là 47,47 ở nghiệm thức xử lý Molybden nồng độ 90 ppm cao hơn so với thời điểm 45 ngày là 3,3, tiếp đến là nồng độ 60 ppm là 46,57 và 30 ppm là 45,9. Nghiệm thức đối chứng có chỉ số diệp tục tố thấp nhất là 43,73. Nhƣ vậy, sự quang hợp ở các nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden cao hơn so với đối chứng, chứng tỏ hàm lƣợng đạm đƣợc cây tạo ra và lƣợng vitamin C cao do tổng hợp đƣợc nhiều chlorophyll và vì vậy cây phát triển hơn so với nghiệm thức đối chứng. Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), diệp lục tố chứa nitrogen (N) và magnesium (Mg) nếu sự cung cấp của chúng bị giới hạn, diệp lục tố không thể thành lập.

Bảng 3.3 Chỉ số SPAD cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG

Nồng độ Molybden (ppm) Thời điểm (ngày)

45 60 30 40,40b 45,90ab 60 44,93a 46,57a 90 44,17a 47,47a DC 40,17b 43,73b Mức ý nghĩa ** ** CV (%) 4,44 2,71

Ghi chú: DC: không xử lý (0 ppm); Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử Duncan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)