Sâu hại chính trên đậu nành

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 26)

Sâu ăn tạp: (Spodoptera litura) tấn công các bộ phận của cây đậu nành từ lá, chồi non, hoa và trái. Sâu xuất hiện từ lúc cây đậu nành còn non mới nảy mầm đến lúc trƣớc thu hoạch. Trong điều kiện thuận lợi sâu sinh sản nhanh, phát sinh thành dịch với mật độ vài trăm con/m2, chúng có thể cắn trụi cả ruộng đậu, làm giảm năng suất đáng kể (Phạm Văn Biên và ctv., 1996).

Sâu đục trái: (Etiella zinckenella) xuất hiện từ giai đoạn dứt trổ hoa đến tạo trái và hạt làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất hạt. Sâu đục trái gây hại nhiều nhất trong vụ Xuân – Hè, nguyên nhân do chúng có vòng đời ngắn. Bƣớm cái đẻ trứng với mật số cao, trung bình khoảng 246 trứng/con và điều kiện mùa nắng rất thích hợp cho chúng phát triển, nên chúng tích lũy mật số nhanh qua vụ Đông – Xuân và gây tác hại cho vụ Xuân – Hè. Tuy nhiên, nếu vào giai đoạn tạo trái có mƣa nhiều thì mật độ sâu sẽ giảm do nƣớc mƣa làm trôi trứng, đồng thời nấm bệnh phát triển làm cho sâu chết nên mức độ thiệt hại không đáng kể (Trần Thƣợng Tuấn vàctv., 1983).

Sâu xanh da láng: (Spodoptera exgua) có khả năng gây hại rất lớn không những trên đậu nành mà còn trên nhiều loại cây trồng khác ở ĐBSCL. Sự bộc phát của sâu xanh da láng là do quá trình tích lũy mật độ theo thời gian có sự hiện diện của ký chủ trên ruộng (Nguyễn Thị Thu Cúc và ctv., 1998). Theo Lê Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), sâu xanh da láng gây hại vào tất cả các giai đoạn của cây. Sau khi nở sâu tập trung quanh ổ trứng, ăn phần diệp lục của lá và có thể ăn trụi cả thân, cành và trái non.

Bọ nhảy: (Spissistilus festinus Say) nhộng trần và sâu trƣởng thành gây hại ở thân cây đậu nành. Trên cây còn non thì chúng châm vào phần thân dƣới gây thắt ngang thân. Khi thân cứng, sâu di chuyển lên phần thân trên và cuống lá. Năng suất chỉ thiệt hại khi mức gây nhiễm 81 – 96%, khi đó năng suất giảm 16 – 49%. Thiệt hại nặng xảy ra khi cây bị nhiễm nhiều ở thời kỳ đầu của giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)