* Tẩm vào hạt giống
Đây là phƣơng pháp cung cấp Mo cho hiệu quả cao nhất, xử lý hạt giống có những thuận lợi riêng so với phƣơng pháp khác. Xử lý hạt bằng cách tẩm vào hạt giống thì cần sử dụng một lƣợng rất nhỏ. Vì thế, trộn vào hạt sẽ đảm bảo đƣợc sự đồng đều hơn so với bón vào đất. Ngoài ra, sử lý hạt giống cũng yêu cầu một lƣợng phân Mo thấp hơn bón vào đất, chỉ khoảng 30 – 60 g Mo/ha. Mặc khác, xử lý hạt giống với Mo cũng giảm bớt sự cố định của đất so với phƣơng pháp bón Mo vào đất nên hiệu quả thƣờng cao hơn. Đối với các cây họ đậu, biện pháp xử lý hạt thƣờng có hiệu quả rất cao và liều lƣợng thích hợp là 7 – 35 g Mo/ha làm gia tăng năng suất đậu Hà lan bằng cách bón 1 kg Mo/ha vào đất. Không nên xử lý hạt giống với liều lƣợng lớn hơn 70 g Mo/ha vì nồng độ Mo cao có thể làm giảm sự nảy mầm và ức chế sự sinh trƣởng của các vi khuẩn cố định đạm ở cây họ đậu (Mahler, 1977 và Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Để trộn Mo với hạt giống cần hòa tan phân Mo trong nƣớc ở dạng lỏng hoặc dạng sệt rồi tƣới vào và đảo đều. Nếu trộn phân Mo ở dạng bột thì hiệu quả rất thấp. Ngoài cách trộn, có thể hòa tan phân Mo rồi phun cho hạt giống hay phun ngay vào hốc, vào hàng hoặc tƣới khi cây đã mọc. Nồng độ khoảng 30 – 100 g Mo/2 lít nƣớc phun số lƣợng hạt giống đủ gieo cho 1 ha.
* Bón vào đất
Lƣợng Mo cần bón thƣờng rất nhỏ tùy thuộc vào loại đất, loại cây trồng, nguồn phân Mo và các biện pháp kỹ thuật đƣợc sử dụng. Nói chung liều lƣợng khuyến cáo từ 0,5 – 1,0 kg Mo/ha. Cung cấp Mo trực tiếp vào đất gặp phải nhiều khó khăn do rất khó để phân bố đều một liều lƣợng Mo rất nhỏ nhƣ vậy vào đất. Do đó, phƣơng pháp bón Mo vào đất ít đƣợc khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng phƣơng pháp này thì hòa tan một lƣợng phân vào nƣớc rồi phun trực tiếp vào đất. Điều này sẽ giúp cho lƣợng phân Mo đƣợc phân bố đồng đều hơn (Mahler, 1977).
* Phun qua lá
Mặc dù phƣơng pháp này khắc phục nhanh chóng sự thiếu hụt Mo, nhƣng nó hiếm khi đƣợc sử dụng. Nồng độ phun qua lá thƣờng từ 30 – 150 g Mo/ha. Do đó, phun một lƣợng nhỏ nhƣ vậy thƣờng gặp sự khó khăn. Ngoài ra, phun Mo qua lá chỉ khắc phục triệu chứng thiếu hụt ở ngay thời điểm đó, nó không kéo dài đến giai đoạn trƣởng thành và không bổ sung đƣợc lƣợng phân Mo vào đất để sử
dụng cho mùa vụ kế tiếp, bởi vì lƣợng phân Mo này bị chặn bởi các mô của cây trồng, do đó nó không di chuyển xuống đất. Thời điểm phun rất quan trọng và có ảnh hƣởng lớn đến hiệu lực của phân Mo. Đối với cây họ đậu, phun vào các thời kỳ cây cao khoảng 20 cm, trƣớc trổ hoa thì có hiệu quả cao, song nếu phun muộn hơn thì hiệu lực sẽ rất thấp (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Thời gian, địa điểm
Thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 4 – 2014 đến tháng 9 – 2014.
Địa điểm: tại nhà lƣới bộ môn Sinh lý – Sinh hóa, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
- Thiết bị
Bầu đất: Bầu bằng nilon kích thƣớc 20×20×40 cm. Diện tích 0,04 m2 . Thƣớc dây 5 m: Đo chiều cao, chiều dài rễ cây đậu nành.
Máy đo ẩm độ: Đo ẩm độ hạt lúc thu hoạch.
Cân: Cân hóa chất, trọng lƣợng hạt, trọng lƣợng khô thân lá, trọng lƣợng khô rễ. Các loại bình thủy tinh, chai nhựa: Đựng hóa chất Molybden.
Bình xịt: Phun hóa chất, thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng. Máy đo chỉ số diệp lúc tố (SPAD).
- Giống
Sử dụng giống đậu nành MTĐ176 - Hóa chất
Molybden: Na2MoO4.2H2O (> 99%).
- Phân bón: Vôi bột (CaO); Urea, Supper lân, Kali clorua, DAP với công thức 60N – 150P2O5 – 50K2O.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Basudin 10H, Tikemectin 60WG.
2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong nhà lƣới bộ môn Sinh lý – Sinh hóa, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
DC1 601 301 901 DC1 601 301 901 DC1 601 301 901 DC2 602 302 902 DC2 602 302 902 DC2 602 302 902 DC3 603 303 903 DC3 603 303 903 DC3 603 303 903
Trong đó:
• DC là nghiệm thức không xử lý.
• 30 là nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 30 ppm. • 60 là nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm. • 90 là nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 90 ppm.
Molybden đƣợc hòa tan vào nƣớc theo từng tỷ lệ khác nhau cho phù hợp với mỗi nghiệm thức và đƣợc tƣới vào gốc cây. Thời điểm xử lý Molybden cho cây đậu nành là 15 và 20 ngày.
Kỹ thuật chăm sóc
Hạt đậu đƣợc lựa chọn ra hạt tốt nhất, độ nảy mầm đồng đều rồi đem gieo và mỗi chậu ba hạt. Sau 10 ngày chọn ra cây đậu nành khỏe nhất làm thí nghiệm. Sau đó chăm sóc, tƣới tiêu và bón phân theo công thức 60N – 150P2O5 – 50K2O bón lót lúc làm đất và bón thúc lúc trổ hoa.
Các chỉ tiêu theo dõi
- Chiều cao cây: Đo từ cổ rễ đến lá cao nhất của cây. - Chiều dài rễ: Đo từ cổ rễ đến chóp rễ.
- Số lá trên cây: Đếm tất cả số lá trên cây. - Số chồi trên cây: Đếm tất cả các chồi trên cây. - Số nốt sần: Đếm tất cả số nốt sần có trên rễ.
- Chỉ số SPAD: Dùng máy đo. Chọn ra một lá từ lá thứ 3 kể từ chồi ngọn trở xuống và dùng máy để đo. Làm tƣơng tự nhƣ vậy cho tất cả nghiệm thức khác. - Trọng lƣợng khô thân, lá: Cân trọng lƣợng khô không đổi thân, lá giữa các nghiệm thức sau khi đã đƣợc sấy.
- Trọng lƣợng khô rễ: Cân trọng lƣợng khô không đổi rễ giữa các nghiệm thức sau khi đã đƣợc sấy.
- Phần trăm trái 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt và trái lép: Đếm số trái 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt và trái lép, rồi qui về phần trăm theo công thức:
% trái =
TT ST
Trong đó:
% trái: Phần trăm trái (lép, 1, 2, 3 hạt).
ST: Số trái (lép, 1, 2, 3 hạt).
- Trọng lƣợng 100 hạt (g): Chọn ngẫu nhiên 100 hạt sau khi đã đƣợc sấy hoặc phơi khô ở mỗi bầu đất, sau đó đem cân.
- Số hạt trên cây: Đếm tất cả số hạt trong tổng số trái ở mỗi cây. - Số trái trên cây: Đếm tất cả số trái có trên cây.
- Năng suất thực tế (g/cây): Thu tất cả trái trong nghiệm thức. Tách lấy hạt, cân trọng lƣợng sau khi sấy hoặc phơi khô.
- Năng suất = số hạt trên cây × trọng lƣợng 100 hạt (g/cây).
2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu về các chỉ tiêu theo dõi đƣợc thu thập và xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS. Dùng trắc nghiệm F để đánh giá sự khác biệt và kiểm định LSD, Duncan so sánh trung bình sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hƣởng của Molybden lên chiều cao cây đậu nành
Từ Hình 3.1 cho thấy chiều cao cây đậu nành có sự khác biệt giữa các nghiệm thức có xử lý 30 ppm, 60 ppm và 90 ppm so với đối chứng (không xử lý Molybden) từ lúc 45 ngày đến lúc thu hoạch. Ở hình 3.2 trong giai đoạn 45 ngày, nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 30 ppm, 60 ppm khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% và nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 90 ppm khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng không xử lý. Nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm tỏ ra thích hợp hơn so với các nghiệm thức khác trong việc làm tăng chiều cao cây đậu nành, chiều cao cây khi xử lý 60 ppm là 86,33 cm so với nghiệm thức đối chứng là 71,67 cm chênh lệch nhau đến 14,66 cm. Trong khi đó, chiều cao cây khi xử lý với nồng độ 30 ppm và 90 ppm lần lƣợt là 82,67 cm và 80,33 cm. Molybden là một trong những thành phần dinh dƣỡng thiết yếu cho cơ thể thực vật đặt biệt là cây đậu nành vì Molybden tham gia vào quá trình giữ chặt đạm sinh học và quá trình khử nitrate giúp cây đậu nành sử dụng triệt để lƣợng đạm cung cấp cho cây để sinh trƣởng và phát triển tốt. Ở thời điểm này, chiều cao không ảnh hƣởng nhiều đến năng suất nhƣng cũng có thể làm thiệt hại hay giảm chất lƣợng của các trái ở đốt thân gần mặt đất do dễ bị đất bám vào khi trời mƣa, dễ bị thối hỏng cũng nhƣ gây khó cho việc thu hoạch và dễ bị sâu, bệnh tấn công.
Hình 3.1 Chiều cao cây đậu nành lúc 45 NSKG giữa các nghiệm thức (Ảnh chụp ngẫu nhiên giữa các nghiệm thức)
30 ppm
0 20 40 60 80 100 45 60 Thu hoạch
Thời gian (ngày)
C h iề u c ao c ây ( cm ) 30 ppm 60 ppm 90 ppm DC ** ** ** a a b
Hình 3.2 Chiều cao cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch
Ghi chú: Các cột cùng màu không có chữ hoặc có chữ giống nhau thì không khác biệt qua phép thử LSD ở mức 5%. **: khác biệt qua phép thử LSD ở mức 1%.
Ở hình 3.2 đến giai đoạn 60 ngày thì cả 3 nghiệm thức có xử lý Molybden với các nồng độ 30 ppm, 60 ppm và 90 ppm đều khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với đối chứng. Chiều cao cây ở các nghiệm thức có xử lý Molybden lần lƣợt đều vƣợt trội hơn hẳn so với đối chứng. Nguyên nhân là do lúc này vi khuẩn Rhizobium đã hoàn thiện xong bộ máy cố định đạm là nốt sần, cung cấp đạm cho cây đậu sinh trƣởng và phát triển mạnh mẽ, trong khi đó nghiệm thức đối chứng không đƣợc cung cấp đầy đủ dƣỡng chất làm cho cây phát triển chậm lại kết quả là chiều cao cây thấp hơn so với các nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden. Theo Thái Minh Hân (1994), chiều cao cây tăng thêm sau khi trổ sẽ ảnh hƣởng đến năng suất cây. Chiều cao cây nào cao hơn thì cho năng suất cao hơn vì có thể làm tăng khả năng mang hoa và đậu trái. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm ở nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm có chiều cao cao nhất nên năng suất cao nhất. Các nghiệm thức 60 ppm, 90 ppm và đối chứng không có sự khác biệt thống kê qua các giai đoạn khác nhau, chỉ có nghiệm thức 30 ppm khác biệt mức ý nghĩa 5% qua các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch.
3.2 Ảnh hƣởng của Molybden lên chiều dài rễ cây đậu nành
Rễ cây đậu nành khi trồng ngoài ruộng thì rễ chính có thể phát triển sâu đến 2 m và phát triển ngang đến 2,5 m. Nhƣng khi làm thí nghiệm, trong điều kiện cây đƣợc trồng trong chậu có kích thƣớc 20×20×40 cm, nên cũng tác động một phần đến chiều dài rễ của cây đậu nành. Từ hình 3.3 cho thấy chiều dài rễ cây đậu nành có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức có xử lý 30 ppm, 60 ppm và 90 ppm so với đối chứng từ lúc 45 ngày đến lúc thu hoạch. Ở thời điểm 45 ngày, nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% và nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 30 ppm và 90 ppm khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng không xử lý. Chiều dài rễ ở nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm là vƣợt trội nhất với chiều dài rễ là 65,67 cm so với đối chứng có chiều dài là 51,33 cm, chênh lệch nhau 14,34 cm. Còn các nghiệm thức đƣợc xử lý với nồng độ 30 ppm và 90 ppm không có sự khác biệt lớn so với đối chứng với các chiều dài lần lƣợt là 56 cm và 55,67 cm. Ở thời điểm này thì bộ rễ đang sinh trƣởng và phát triển mạnh, vì thế khi cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng đặt biệt là khoáng vi lƣợng Molybden với liều lƣợng thích hợp thì sẽ giúp rễ cây phát triển, từ đó vi khuẩn
Rhizobium có thể dễ dàng xâm nhập vào rễ hình thành nên nốt sần và cung cấp đạm cho cây phát triển. Nếu cung cấp nhiều quá hoặc ít quá hàm lƣợng Molybden đều không tốt cho bộ rễ cũng nhƣ cho cây đậu nành. Nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden không khác biệt nhiều so với đối chứng với chiều dài rễ dài nhất là ở nồng độ 60 ppm (62,33 cm) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (55,00 cm). Sau khi khắc phục các yếu tố bất lợi trên thì đến thời điểm thu hoạch chiều dài rễ đã phát triển bình thƣờng trở lại. Nghiệm thức 60 ppm có chiều dài rễ là 65 cm và 90 ppm có chiều dài rễ 63,67 cm khác biệt hơn so với đối chứng với chiều dài rễ 55,33 cm, còn ở nghiệm thức 30 ppm khác biệt với đối chứng không đáng kể với chiều dài rễ là 57 cm. Rễ là bộ phận rất quan trong đối với cây đậu nành vì không chỉ có chức năng hút nƣớc và dinh dƣỡng cho cây, mà nó còn là nơi để vi khuẩn
Rhizobium sống cộng sinh để cung cấp đạm sinh học cho cây. Các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê với nhau qua các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch.
0 20 40 60 80 45 60 Thu hoạch
Thời gian (ngày)
C h iề u d ài r ễ (c m ) 30 ppm 60 ppm 90 ppm DC ** * *
Hình 3.3 Chiều dài rễ cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch
Ghi chú: Các cột cùng màu thì không khác biệt qua phép thử LSD ở mức 5%. Số liệu trong hình là chiều dài rễ cây đậu nành ở các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch. Bốn cột khác màu so sánh bốn nồng độ xử lý Molybden khác biệt qua phép thử LSD. **: khác biệt ở mức 1%. *: khác biệt ở mức 5%.
3.3 Ảnh hƣởng của Molybden lên số lá và số chồi cây đậu nành
Bên cạnh việc khảo sát chiều cao cây và chiều dài của rễ thì chỉ tiêu số lá cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định sự sinh trƣởng và phát triển cây đậu nành. Hiệu quả làm tăng số lá trên cây sẽ làm tăng sự quang hợp của cây từ đó cây cho năng suất cao hơn. Từ kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy cả ba nghiệm thức có xử lý Molybden đều khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng. Nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm có số lá cao nhất là 86,67 lá/cây, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng là 76 lá/cây. Nhƣ vậy cho thấy, các nghiệm thức có xử lý Molybden phát triển hơn so với đối chứng, từ đó cƣờng độ quang hợp cao hơn và năng suất cao hơn. Đến giai đoạn 60 ngày và thu hoạch thì số lá giảm đi nhiều ở cả bốn nghiệm thức do sự lão hóa của cây, lá chuyển sang màu vàng và rụng nên số lá giảm đi so với thời điểm 45 ngày. Tuy vậy, số lá ở các nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden vẫn cao hơn so với đối chứng. Bằng chứng là có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng. Số lá cao nhất là nghiệm thức 60 ppm có 75,33 lá/cây tiếp theo là nghiệm thức 90 ppm và 30 ppm. Thấp nhất là nghiệm thức đối chứng chỉ có 61 lá/cây,