Rễ cây đậu nành khi trồng ngoài ruộng thì rễ chính có thể phát triển sâu đến 2 m và phát triển ngang đến 2,5 m. Nhƣng khi làm thí nghiệm, trong điều kiện cây đƣợc trồng trong chậu có kích thƣớc 20×20×40 cm, nên cũng tác động một phần đến chiều dài rễ của cây đậu nành. Từ hình 3.3 cho thấy chiều dài rễ cây đậu nành có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa các nghiệm thức có xử lý 30 ppm, 60 ppm và 90 ppm so với đối chứng từ lúc 45 ngày đến lúc thu hoạch. Ở thời điểm 45 ngày, nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% và nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 30 ppm và 90 ppm khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với đối chứng không xử lý. Chiều dài rễ ở nghiệm thức có xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm là vƣợt trội nhất với chiều dài rễ là 65,67 cm so với đối chứng có chiều dài là 51,33 cm, chênh lệch nhau 14,34 cm. Còn các nghiệm thức đƣợc xử lý với nồng độ 30 ppm và 90 ppm không có sự khác biệt lớn so với đối chứng với các chiều dài lần lƣợt là 56 cm và 55,67 cm. Ở thời điểm này thì bộ rễ đang sinh trƣởng và phát triển mạnh, vì thế khi cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng đặt biệt là khoáng vi lƣợng Molybden với liều lƣợng thích hợp thì sẽ giúp rễ cây phát triển, từ đó vi khuẩn
Rhizobium có thể dễ dàng xâm nhập vào rễ hình thành nên nốt sần và cung cấp đạm cho cây phát triển. Nếu cung cấp nhiều quá hoặc ít quá hàm lƣợng Molybden đều không tốt cho bộ rễ cũng nhƣ cho cây đậu nành. Nghiệm thức đƣợc xử lý Molybden không khác biệt nhiều so với đối chứng với chiều dài rễ dài nhất là ở nồng độ 60 ppm (62,33 cm) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (55,00 cm). Sau khi khắc phục các yếu tố bất lợi trên thì đến thời điểm thu hoạch chiều dài rễ đã phát triển bình thƣờng trở lại. Nghiệm thức 60 ppm có chiều dài rễ là 65 cm và 90 ppm có chiều dài rễ 63,67 cm khác biệt hơn so với đối chứng với chiều dài rễ 55,33 cm, còn ở nghiệm thức 30 ppm khác biệt với đối chứng không đáng kể với chiều dài rễ là 57 cm. Rễ là bộ phận rất quan trong đối với cây đậu nành vì không chỉ có chức năng hút nƣớc và dinh dƣỡng cho cây, mà nó còn là nơi để vi khuẩn
Rhizobium sống cộng sinh để cung cấp đạm sinh học cho cây. Các nghiệm thức không có sự khác biệt thống kê với nhau qua các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch.
0 20 40 60 80 45 60 Thu hoạch
Thời gian (ngày)
C h iề u d ài r ễ (c m ) 30 ppm 60 ppm 90 ppm DC ** * *
Hình 3.3 Chiều dài rễ cây đậu nành lúc 45, 60 NSKG và lúc thu hoạch
Ghi chú: Các cột cùng màu thì không khác biệt qua phép thử LSD ở mức 5%. Số liệu trong hình là chiều dài rễ cây đậu nành ở các giai đoạn 45 ngày, 60 ngày và thu hoạch. Bốn cột khác màu so sánh bốn nồng độ xử lý Molybden khác biệt qua phép thử LSD. **: khác biệt ở mức 1%. *: khác biệt ở mức 5%.