Thiếu và ngộ độc Molybden

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 29)

Tùy thuộc vào loài cây, ngƣỡng thiếu Mo biến thiên trong khoảng 0.1 – 1.0 µg/g trong lƣợng khô lá. Ở cây họ đậu, triệu chứng thiếu nhiều N chủ yếu là ở những cây thiếu Mo. Khi cung cấp kết hợp với N, triệu chứng thiếu Mo điển hình giảm nhiều. Nhu cầu Mo của cây thấp hơn so với nhu cầu của dƣỡng chất khác. Theo Chu Thị Thơm (2006) ngƣỡng thiếu của Mo đối với cây họ đậu là 0,15 ppm Mo, dƣới ngƣỡng này thì cần bón thêm Mo cho cây. Ở cây đậu nành, thiếu Mo thì vi khuẩn Rhizobium không thể cố định đạm cho cây. Theo Nguyễn Xuân Hiển ctv (1977) triệu chứng thiếu Mo ở cây đậu nành biểu hiện đầu tiên ở việc xuất hiện lá màu vàng lục, đó là hậu quả của việc thiếu đạm của cây do quá trình giữ chặt đạm khí quyển bị giảm. Lúc này cây sinh trƣởng chậm lại hoặc ngừng sinh trƣởng, lá có màu vàng lục hoặc thậm chí màu vàng, thân và cành trở thành nâu đỏ. Nốt sần ở rễ trở nên nhỏ có màu xám hoặc nâu xám. Khi thiếu Mo nghiêm trọng thì mép lá già bị hoại tử. Phun Mo qua lá là biện pháp tốt nhất để khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu Mo của cây. Bón Mo vào đất hoặc xử lý hạt thì thích hợp để ngăn ngừa sự thiếu Mo. Việc cung cấp Mo và bón vôi có thể giúp cho cây

đậu sinh trƣởng tốt trên đất chua tuy nhiên điều này thƣờng gây ra sự phung phí và tích tụ hàm lƣợng Mo rất cao trong chồi.

Đặc trƣng của dinh dƣỡng Mo là biến thiên rộng giữa ngƣỡng thiếu và ngƣỡng gây độc. Mức độ biến thiên có thể lên tới 104 (ví dụ 0.1 – 100 µg Mo/g trọng lƣợng khô). Trong điều kiện cây bị ngộ độc Mo thì lá biến dạng và các mô chồi chuyển sang màu vàng do có sự hình thành phức chất mobidocatechol trong không bào. Khác nhau về kiểu di truyền của cây trong sự ngộ độc Mo có liên quan chặt tới sự vận chuyển Mo từ rễ tới chồi (Hetch – Buchholz, 1973). Mức độ cao của Mo, nhƣng chƣa tới ngƣỡng gây độc trong cây, là một thuận lợi để làm tăng sản xuất hạt, nhƣng ở mức độ nhƣ vậy trong cây cỏ làm thức ăn cho gia súc lại gây độc cho động vật nhai lại. Hàm lƣợng Mo cao trong hạt đảm bảo sự sinh trƣởng cây con tốt hơn và cho năng suất cao ở cây trồng trên đất có Mo hữu dụng thấp (Bảng 1.5).

Bảng 1.5 Mối quan hệ giữa hàm lƣợng Mo trong hạt đậu nành và năng suất hạt vụ sau trồng trên đất thiếu Mo (Gurley et al., 1969)

Hàm lƣợng Mo trong hạt

(mg/kg trọng lƣợng khô) Năng suất hạt (kg/ha)

0,05 1.505

19,0 2.332

48,4 2.755

Ở những vùng có lƣợng mƣa và nhiệt độ cao (to

> 33oC), đất acid thì cây trồng thƣờng bị thiếu hụt hàm lƣợng Mo. Sự thiếu hụt Mo còn đƣợc tìm thấy ở những loại đất cung cấp thừa phân lân và những loại đất có hàm lƣợng canxi, sắt và đồng cao.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 29)