Phƣơng pháp thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 34)

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong nhà lƣới bộ môn Sinh lý – Sinh hóa, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

DC1 601 301 901 DC1 601 301 901 DC1 601 301 901 DC2 602 302 902 DC2 602 302 902 DC2 602 302 902 DC3 603 303 903 DC3 603 303 903 DC3 603 303 903

Trong đó:

• DC là nghiệm thức không xử lý.

• 30 là nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 30 ppm. • 60 là nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 60 ppm. • 90 là nghiệm thức xử lý Molybden với nồng độ 90 ppm.

Molybden đƣợc hòa tan vào nƣớc theo từng tỷ lệ khác nhau cho phù hợp với mỗi nghiệm thức và đƣợc tƣới vào gốc cây. Thời điểm xử lý Molybden cho cây đậu nành là 15 và 20 ngày.

Kỹ thuật chăm sóc

Hạt đậu đƣợc lựa chọn ra hạt tốt nhất, độ nảy mầm đồng đều rồi đem gieo và mỗi chậu ba hạt. Sau 10 ngày chọn ra cây đậu nành khỏe nhất làm thí nghiệm. Sau đó chăm sóc, tƣới tiêu và bón phân theo công thức 60N – 150P2O5 – 50K2O bón lót lúc làm đất và bón thúc lúc trổ hoa.

Các chỉ tiêu theo dõi

- Chiều cao cây: Đo từ cổ rễ đến lá cao nhất của cây. - Chiều dài rễ: Đo từ cổ rễ đến chóp rễ.

- Số lá trên cây: Đếm tất cả số lá trên cây. - Số chồi trên cây: Đếm tất cả các chồi trên cây. - Số nốt sần: Đếm tất cả số nốt sần có trên rễ.

- Chỉ số SPAD: Dùng máy đo. Chọn ra một lá từ lá thứ 3 kể từ chồi ngọn trở xuống và dùng máy để đo. Làm tƣơng tự nhƣ vậy cho tất cả nghiệm thức khác. - Trọng lƣợng khô thân, lá: Cân trọng lƣợng khô không đổi thân, lá giữa các nghiệm thức sau khi đã đƣợc sấy.

- Trọng lƣợng khô rễ: Cân trọng lƣợng khô không đổi rễ giữa các nghiệm thức sau khi đã đƣợc sấy.

- Phần trăm trái 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt và trái lép: Đếm số trái 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt và trái lép, rồi qui về phần trăm theo công thức:

% trái =

TT ST

Trong đó:

% trái: Phần trăm trái (lép, 1, 2, 3 hạt).

ST: Số trái (lép, 1, 2, 3 hạt).

- Trọng lƣợng 100 hạt (g): Chọn ngẫu nhiên 100 hạt sau khi đã đƣợc sấy hoặc phơi khô ở mỗi bầu đất, sau đó đem cân.

- Số hạt trên cây: Đếm tất cả số hạt trong tổng số trái ở mỗi cây. - Số trái trên cây: Đếm tất cả số trái có trên cây.

- Năng suất thực tế (g/cây): Thu tất cả trái trong nghiệm thức. Tách lấy hạt, cân trọng lƣợng sau khi sấy hoặc phơi khô.

- Năng suất = số hạt trên cây × trọng lƣợng 100 hạt (g/cây).

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng molybden lên sự hình thành nốt sần và năng suất trên đậu nành mtđ 176 (Trang 34)