Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 83)

DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 & 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Trên cơ sở "đi vay để cho vay" thì bất kỳ một NH nào cũng xem hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chính của NH. Hoạt động cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình luôn diễn ra thường xuyên và liên tục mang lại hiệu quả cao cho NH. Hoạt động này được đánh giá qua các chỉ số tài chính sau:

Bảng 4.23: Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 & 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Vốn huy động (VHĐ) Triệu VNĐ 343.277 394.699 407.939 374.124 415.049

Doanh số cho vay HND Triệu

VNĐ 357.597 426.905 478.579 266.921 229.206

Doanh số thu nợ HND Triệu

VNĐ 362.325 415.776 422.176 224.044 220.580

Tổng dư nợ cho vay HND Triệu

VNĐ 258.379 269.508 325.911 332.385 334.537

Dư nợ bình quân HND Triệu

VNĐ 237.686 263.944 297.710 300.947 330.224 Nợ xấu HND Triệu VNĐ 17.618 2.069 1.359 3.220 2.917 Vòng quay tín dụng HND Vòng 1,524 1,575 1,418 0,744 0,668 Hệ số thu nợ HND % 101,32 97,39 88,21 83,94 96,24 Tỷ lệ nợ xấu HND % 6,82 0,77 0,42 0,97 0,87 Dư nợ HND trên VHĐ Lần 0,75 0,68 0,80 0,89 0,81

Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình

Chú thích:

- HND: Hộ nông dân - VHĐ: Vốn huy động

- Tổng dư nợ cho vay hộ nông dân năm 2010 là 216.993 triệu đồng. 4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng hộ nông dân

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ nhanh hay chậm của NH. Nhìn chung thì vòng vay vốn của NH khá hiệu quả với tốc độ quay của vốn năm 2011 là 1,524 vòng, năm 2012 là 1,575 vòng, năm 2013 là 1,418 vòng. Năm 2013 tuy vòng quay vốn có giảm nhưng vẫn ở mức cao, do NH chủ yếu cho vay ngắn hạn, đảm bảo vốn kịp thời để tái đầu tư. Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 thì vòng quay vốn là 0,744 vòng, và ở nửa đầu năm 2014 là 0,668 vòng, tuy vòng quay có giảm nhưng giảm nhẹ. Vòng quay vốn đối với nông hộ của NH tương đối ổn định qua các năm cho thấy công tác cho vay, giải ngân, thu hồi nợ được tiến hành thuận lợi, từ đó NH ngày càng tạo được niềm tin đối với khách hàng.

4.3.2 Hệ số thu nợ hộ nông dân

Hệ số này cho biết được số tiền mà NH thu được trên một đồng doanh số cho vay hộ nông dân. Do doanh số cho vay hộ nông dân và doanh số thu nợ hộ nông dân của NH giảm đều qua các năm nên đã làm cho chỉ tiêu này giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 đạt 101,32%, năm 2012 đạt 97,39%, năm 2013 đạt 88,21%. Hệ số thu nợ cho vay nông hộ qua 3 năm luôn ở mức cao, đạt trên 80% điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của NH cũng như hiệu quả đầu tư cho vay hộ nông dân khá hiệu quả. Đó chính là sự nổ lực của các cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, cũng như bà con nông dân có thiện chí trả nợ. Xét nửa đầu năm 2014 hệ số này đạt 96,24% đã tăng hơn so với cùng kỳ 2013 là 83,94%.

4.3.3 Tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân (Nợ xấu hộ nông dân trên tổng dư nợ hộ nông dân) hộ nông dân)

Vấn đề mà bất cứ NH nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhưng vấn đề đặt ra là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu NH có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng không đảm bảo và khả năng gặp phải rủi ro tín dụng là khá cao. Dựa vào bảng các chỉ tiêu đánh giá, ta thấy tỷ lệ này giảm qua các năm. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân của NH ở mức đáng báo động, tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân trong năm này là 6,82%, con số này cao hơn cả tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống NHNo&PTNT VN là 5,8%. Trong năm 2011, bối cảnh một năm tài chính đầy biến động: tỷ lệ lạm phát trên 18%, lãi suất cho vay của NH luôn ở mức cao (trên 22%/năm), chi phí giá thành cao ngất ngưỡng; vì vậy mà các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn để kinh doanh có lợi nhuận do chi phí lãi vay quá lớn, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyên bố phá sản giải thể do không đủ năng lực trụ vững trong bối cảnh kinh tế trong năm 2011. Các doanh nghiệp trong huyện cũng không tránh khỏi quy luật trên, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hay phá sản, chính vì vậy mà khó có thể trả vốn vay cho NH. Trong nông nghiệp thì hàng loạt dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, dịch lỡ mồm lông móng trên gia súc, dịch tai xanh trên lợn, dịch cúm gia cầm trên gia cầm, bệnh vàng lá trên cam Sành, dịch sâu đục trái trên bưởi Năm Roi,… các dịch bệnh diễn biến phức tạp và diễn ra đồng thời, công tác phòng chống gặp nhiều khó khăn. Người nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, điều này ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Chính những nguyên nhân trên đã đẩy tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình cao kỷ lục. Nhưng bước sang năm 2012, kinh tế khởi sắc doanh nghiệp dần ổn định, hoạt động kinh doanh bước đầu đã có lãi, hoạt động nông hộ khả quan nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của

ngành nông nghiệp và lãnh đạo huyện. NH tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng không có khả năng chi trả, bên cạnh đó cán bộ tín dụng luôn theo sát từng khách hàng vay và nhắc nhở đóng tiền lãi, thu nợ gốc đúng hạn, vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân được kéo giảm mạnh chỉ còn 0,77%. Đây là nỗ lực của tập thể NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân của NH đang đạt ở mức khá tốt, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân trên tổng dư nợ hộ nông dân năm 2013 chỉ đạt ở mức 0,42% và trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này là 0,87%, đây là một tỷ lệ nợ xấu khá lý tưởng của nhiều NH. Tuy nhiên NH cần phải có nhiều biện pháp thu hồi nợ tích cực hơn nữa để giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay hộ nông dân bởi vì đối tượng này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nợ xấu của NH.

4.3.4 Dư nợ hộ nông dân trên vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết được bao nhiêu đồng vốn huy động được sẽ được cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ thì NH sử dụng vốn huy động không hiệu quả (Thái Văn Đại, 2012). Nhìn chung ta thấy chỉ tiêu này tăng qua các năm và đang ở mức cao. Cụ thể năm 2011 chỉ số này là 0,75 lần, sang năm 2012 đạt 0,68 lần và ở năm 2013 là 0,8 lần. Ở nửa đầu năm 2013 thì tỷ số này có phần tăng nhẹ đạt 0,89 lần đến nửa đầu năm 2014 thì giảm còn 0,81 lần. Điều này chứng tỏ doanh số cho vay hộ nông dân của NH tăng nhanh trong khi nguồn vốn huy động tăng chậm, tuy nhiên chỉ số này biến động khá nhiều, tăng giảm khó dự đoán, công tác huy động chưa thực sự hiệu quả, bằng chứng là NH vẫn phải cho vay bằng nguồn vốn điều chuyển, NH vay quá nhiều vốn từ NH cấp trên với lãi suất cao hơn lãi suất huy động, chứng tỏ công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của NH chưa hợp lý còn nhiều điểm bất cập, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của NH.

Tóm lại: Nguồn vốn của NH luôn tăng trưởng qua các năm, đáng chú ý là sự tăng lên của vốn huy động. Tuy nhiên vốn huy động có tăng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân chính điều này đã kéo nguồn vốn điều chuyển tăng trưởng theo hàng năm. Doanh số cho vay hộ nông dân, doanh số thu nợ hộ nông dân, dư nợ cho vay hộ nông dân cũng tăng qua các năm nhưng chủ yếu là cho vay ngắn tập trung vào các đối tượng như làm kinh tế tổng hợp, trồng trọt, chăn nuôi,… Nợ xấu hộ nông dân chiếm tỷ trọng ít và có xu hướng giảm qua các năm. Qua việc phân tích các tỷ số tài chính về kết quả hoạt động của NH qua ba năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ta thấy hoạt động cho vay hộ nông dân của NH khá hiệu quả với doanh số cho vay hộ nông dân, dư nợ cho vay hộ nông dân tăng qua các năm, tỷ lệ

nợ xấu hộ nông dân giảm, vòng quay vốn khá tốt và hệ số thu nợ hộ nông dân tương đối ổn định. Tuy nhiên NH cần phải có nhiều chính sách để huy động được nhiều hơn, nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của bà con, vừa nâng cao lợi nhuận cho NH. Bên cạnh đó, NH cần mở thêm nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân cũng như hoạt động tín dụng nói chung.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG

5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH

5.1.1 Những thành tựu đạt được

Nguồn vốn tăng qua các năm tốc độ tăng trưởng tăng dần nhằm đảm bảo nhu cầu về sử dụng vốn của NH, trong đó phải chú ý đến sự gia tăng của nguồn vốn huy động đã giúp NH chủ động hơn về vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NH kinh doanh có lãi, nợ xấu có xu hướng giảm, uy tín tăng cao, NH có lịch sử hoạt động lâu đời nên số lượng khách hàng của NH ngày càng tăng.

Doanh số cho vay và thu nợ đạt cao, tăng đều qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó thì các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ tập trung chủ yếu là ngắn hạn. Bên cạnh đó thì cho vay hộ nông dân tăng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt hiệu quả cao trong công tác huy động và cho vay của NH. Vòng quay vốn cao, khả năng thu hồi nợ lớn, dòng tiền ra vào NH nhiều đã tác động tích cực đến công tác cho vay và thu nợ của NH.

Mạng lưới của NHNo&PTNT VN được cơ cấu lại và phát triển theo quyết định 888/2005/QĐ-NHNN. Một số chi nhánh cấp 2 và 3 không đủ điều kiện chuyển thành phòng giao dịch.

Hiện nay NH đang rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở đảm bảo đúng chế độ tín dụng nên tạo điều kiện giải ngân vốn kịp thời cho các đối tượng khách hàng.

Ngân hàng đã tạo được niềm tin với khách hàng nhất là đối với hộ nông dân do NH thực hiện các chính sách mềm dẽo trong cho vay và thu nợ. Quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách hàng ngày càng thân thiết bởi các cán bộ tín dụng thường xuyên xuống địa bàn hoạt động để kiểm tra, đôn đốc, giới thiệu các mức lãi suất mới giúp cho hộ nông dân có thể vay với hiệu quả cao nhất.

5.1.2 Những hạn chế tồn tại

Vốn huy động tuy có tăng cao qua các năm nhưng vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra của NH, và NH sử dụng nguồn vốn điều chuyển khá lớn từ chi nhánh cấp trên chuyển xuống do đó làm việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn. Trong đó chỉ tiêu Dư nợ/Nguồn vốn huy động cao, do huy động vốn kém hiệu quả nên việc sử dụng nguồn vốn từ cấp trên chuyển xuống còn lớn. Và vốn điều chuyển lại chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn nên làm tăng chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH.

Địa bàn rộng lớn, trải dài trong khi số lượng cán bộ tín dụng rất mỏng điều này đã làm giảm đi tính hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng để tư vấn cho vay và viêc thẩm định khó khăn tốn nhiều chi phí tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình tín dụng của NH mặc dù tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011 & 6 tháng đầu năm 2014 nhưng vẫn tồn tại nợ quá hạn và nợ xấu. Cho vay hộ nông dân chủ yếu là thuộc lĩnh vực nông nghiệp vì vậy mà món vay thường nhỏ lẻ, mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều món vay nên chưa bám sát món vay, chậm trễ trong việc kiểm tra và đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ lãi gốc vì vậy mà còn tồn tại nợ lãi và gia hạn nợ.

Thủ tục cho vay còn phải qua nhiều giai đoạn, khá là phức tạp so với trình độ của người dân, làm mất nhiều thời gian của khách hàng và của cán bộ tín dụng. Đa số những nông dân trình độ còn thấp nên với những trình tự thủ tục rắc rối đã khiến họ ngại trong giao dịch vì thế họ có xu hướng vay bên ngoài với lãi suất cao hơn nhưng thủ tục đơn giản, đảm bảo được kế hoạch sản xuất của họ. Điều này làm NH mất đi không ít những khách hàng tiềm năng. Vì hạn chế rủi ro mà NH chỉ dừng lại ở việc cho vay ngắn và trung hạn mà chưa đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn, từ đó thấy được NH chưa khai thác hết tiềm năng thị trường huyện.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH

Hoạt động cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho mỗi NH. Song nó luôn chứa đựng những rủi ro, những biến cố xấu xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động cho vay như làm ứ đọng vốn hoặc có thể làm mất vốn. Bởi vì khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro, không trả được nợ thì NH phải đứng ra hứng chịu rủi ro là không thu hồi được nợ, dẫn đến không thu hồi được vốn. Đặc biệt cho vay hộ nông dân luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro, việc mở rộng cho vay và giảm thấp đến mức thấp nhất

và lâu dài, đòi hỏi các nhà quản lý NH phải có những giải pháp khắc phục. Sau đây là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nông hộ.

5.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn

Qua phân tích tình hình huy động vốn trong 3 năm qua, và 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy nguồn vốn huy động vẫn còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của NH, và NH phải sử dụng vốn điều chuyển khá lớn, nên làm cho phí sử dụng vốn cũng tăng lên. Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NH. Vì vậy mà cần tăng cường công tác huy động vốn. Mở rộng qui mô địa bàn huy động bằng nhiều hình thức huy động mới như tăng lãi suất huy động, thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm an sinh và tiền gửi tiết kiệm tích lũy: đây là hình thức tương tự bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an sinh học đường,… của các công ty bảo hiểm. Hình thức tiền gửi tiết kiệm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ sẽ đảm bảo cho người già có mức sống ổn định và cuộc sống có ý nghĩa hơn. Khi cung cấp loại hình dịch vụ này, thì NH sẽ khai thác được ưu thế về mặt tài chính về một loại sản phẩm bảo hiểm truyền thống. NH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 83)