TỈNH VĨNH LONG
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình Tam Bình
Nguồn vốn giữ một vị trí quan trọng với tất cả các hoạt động của NH. Nguồn vốn nói lên tầm hoạt động cũng như khả năng sử dụng vốn của NH nhằm đảm bảo thu nhập, từ đó tạo dựng sự ảnh hưởng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, thông qua trích lập dự phòng từ nguồn vốn, việc xử lý rủi ro và khả năng thanh toán cũng được đảm bảo hơn. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp vốn cho các tổ chức kinh tế xã hội đang bị thiếu vốn trên địa bàn để đầu tư các công trình, kế hoạch kinh doanh hay cho các cá nhân, hộ gia đình vay vốn. Từ đó, góp phần đưa kinh tế ngày càng đi lên, đời sống của người dân ngày càng phồn thịnh.
Nguồn vốn của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình tăng khá đều trong giai đoạn từ 2011 – 2013. Trong đó, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 70%). Năm 2012, tổng nguồn vốn tăng 15,51% so với tổng nguồn vốn trong năm 2011 là 430.412 triệu đồng. Do năm này nguồn vốn có sự tăng trưởng khá lớn cùng với sự tăng lên của nguồn vốn điều chuyển. Đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng đạt 13,74%, thấp hơn so với 2012. Bởi vì trong năm 2013, nguồn vốn huy động tăng khá thấp trong khi vốn vay từ NH cấp trên tăng mạnh, tuy nhiên nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn tăng 9,09% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng khá thấp; mức tăng của vốn huy động cũng chỉ tăng 10,94%. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2014, NH liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động vì vậy không hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền.
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 343.277 79,76 394.699 79,39 407.939 72,14 51.423 14,98 13.239 3,35 Vốn điều chuyển 87.136 20,24 102.470 20,61 157.553 27,86 15.334 17,60 55.084 53,76 Tổng nguồn vốn 430.412 100,00 497.169 100,00 565.492 100,00 66.757 15,51 68.323 13,74
Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 374.124 72,50 415.049 73,73 40.925 10,94 Vốn điều chuyển 141.881 27,50 147.863 26,27 5.982 4,22 Tổng nguồn vốn 516.005 100,00 562.912 100,00 46.907 9,09
4.1.1.1 Vốn huy động
Nghiệp vụ huy động vốn là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Từ đây, nguồn vốn được chuyển từ nơi thừa vốn đến các chủ thể đang thiếu vốn để đầu tư mở rộng hoạt động cho các doanh nghiệp trong vùng, thúc đẩy quá trình kinh doanh và phát triển các sản phẩm kinh doanh. Bên cạnh đó huy động vốn còn giúp NH tài trợ cho nông – công – thương nghiệp đặc biệt là nông nghiệp, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trong vùng. Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn, chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn, vì vậy công tác huy động vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH.
Năm 2012, lượng tiền huy động tăng 14,98% so với 2011. Trong năm này, kinh tế đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn sau khủng hoảng, người dân bắt đầu có tiền nhàn rỗi nhiều hơn năm trước đó. Bên cạnh, lượng kiều hối gửi về địa phương là khá lớn và người dân sử dụng nguồn vốn này để gửi vào NH như một kênh đầu tư vững chắc nhất. Ngoài ra, sản lượng thu hoạch nông sản của nông dân tăng lên với giá cả hợp lý, sau khi trừ chi phí người dân vẫn có lãi khá cao.
Năm 2013, nguồn vốn huy động vẫn tăng nhưng ở mức khá thấp 3,35%. Tuy trần lãi suất huy động trong năm này được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh khá thấp, nhưng NHNo&PTNT VN vẫn là sự lựa chọn của hầu hết mọi người dân trong khu vực bởi vì NHNo&PTNT VN là một NH lớn, có uy tín và tạo được lòng tin đối với khách hàng. Ngược lại, mặc dù trong năm này lượng kiều hối tiếp tục được gửi về với lượng lớn hơn nhưng chi phí sinh hoạt lại tăng khá cao cùng với việc thu lợi nhuận từ hoạt động nông nghiệp khá thấp nên lượng tiền nhàn rỗi trong người dân không nhiều. Vì thế, huy động trong năm này khá khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng nhưng khá chậm ở mức 10,94% so với cùng kỳ, mức tăng như vậy là khả quan trong tình hình lãi suất huy động tại NH liên tục điều chỉnh giảm, lãi suất huy động ở một số NH khác chênh lệch cao hơn từ 0,3% đến 0,5%/năm/1 kỳ hạn nên tạo sự hấp dẫn cho người gửi. Tính cạnh tranh ngày càng nhiều của các NH thương mại trên địa bàn cũng làm ảnh hưởng đến thị phần huy động của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình. Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014, lượng tiền huy động của NH vẫn đảm bảo cung cấp khá tốt lượng vốn cho kinh tế huyện nhà và góp phần nâng cao thu nhập thông qua lãi suất huy động. Với xu hướng này, NH sẽ là kênh lựa chọn hàng đầu để người dân đầu tư. Từ đó, công tác huy động của NH trở nên dễ dàng hơn.
4.1.1.2 Vốn điều chuyển
Nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ NH hội sở chuyển xuống với chi phí cao hơn chi phí huy động tại chỗ do nguồn này được hình thành khi các chi nhánh huy động dư thừa chuyển về hội sở để cho các chi nhánh huy động thiếu vay lại. Hầu hết các chi nhánh nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì chi nhánh còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Tuy nhiên nguồn vốn điều chuyển cũng gây không ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh vì nguồn vốn này sẽ được vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vì vậy nếu sử dụng thì chi phí của chi nhánh sẽ tăng. Do đó, các NH luôn có xu hướng giảm bớt nguồn vốn này trong cơ cấu tổng nguồn vốn của mình. Đây là các khoản vay giải quyết nhu cầu cấp bách của NH. Khi số vốn huy động đáp ứng không đủ nhu cầu của khách hàng thì chi nhánh phải đề nghị xin thêm vốn từ NH cấp trên để điều hòa lượng vốn cần thiết cho chi nhánh của mình. Ngược lại, khi nhu cầu sử dụng vốn thấp hơn số vốn huy động thì chi nhánh lập kế hoạch chuyển vốn về NH cấp trên để thu lãi. Tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình, nguồn vốn này tăng dần với tốc độ ngày càng lớn. Cụ thể:
Năm 2012, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình đã vay thêm 102.470 triệu đồng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Con số này đã tăng thêm 17,6% so với năm 2011 và cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do trong năm này, lãi suất cho vay có sự sụt giảm khá lớn, khách hàng có cơ hội tiếp xúc nguồn vốn với lãi suất thấp vì vậy nhu cầu về vốn đã tăng cao trong năm. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân tái khôi phục sản xuất sau khủng hoảng để tăng thu nhập cho nông hộ.
Nguồn vốn này tiếp tục tăng với tốc độ lớn hơn trong năm 2013 (53,76%). Trong năm này nhu cầu vốn trên địa bàn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn trong năm này không đáp ứng kịp vì thế NH tiếp tục vay vốn từ NH cấp trên với số lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, thu hút một lượng lớn nông dân vay vốn để tăng gia sản xuất, tái cơ cấu cây trồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Vốn vay NH cấp trên tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình tiếp tục tăng nhưng mức tăng không đáng kể, chỉ tăng 4,22% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn này, mặc dù NH không huy động được nhiều vốn do lãi suất không hấp dẫn nhưng tình hình kinh tế ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển, khách hàng có lợi nhuận vì vậy NH đã thu hồi được một bộ phận vốn gốc và lãi cho vay. Đây
chính là nguồn vốn mà NH tiếp tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, NH hạn chế phải vay vốn NH cấp trên.
4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh ta có thể thấy trong thời gian gần đây nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao và từ năm 2011 trở đi hầu như chi nhánh sử dụng chủ yếu vốn huy động để cho vay. Nguồn vốn huy động của chi nhánh những năm qua ở mức khá cao đảm bảo một phần không nhỏ cho chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn để cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn toàn xã hội thông qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào chi nhánh để đầu tư phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho xã hội.
Xét theo tính chất nguồn huy động thì vốn huy động của NH có được từ các nguồn khách hàng, tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước, trong đó tiền gửi khách hàng bao gồm tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế. Tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế mà NH có những kế hoạch, chiến lược đầu tư nhiều vào thành phần kinh tế nào. Theo kết quả bảng 4.3 và 4.4 ta có thể thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chênh lệch Năm 2012 – 2011 2013 – 2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 9.448 28.596 27.358 19.148 202,67 -1.238 -4,33
2. Vốn huy động từ khách hàng 333.829 366.104 380.581 32.275 9,67 14.477 3,95
2.1. Tiền gửi không kỳ hạn 34.011 25.387 24.678 -8.624 -25,36 -709 -2,79
2.2. Tiền gửi có kỳ hạn 299.818 340.717 355.903 40.899 13,64 15.186 4,46
3. Tổng vốn huy động 343.277 394.699 407.939 51.423 14,98 13.239 3,35
Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình
Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chênh lệch Năm 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 28.172 15.000 -13.172 -46,76
2. Vốn huy động từ khách hàng 345.952 400.049 54.097 15,64
2.1. Tiền gửi không kỳ hạn 31.280 30.470 -810 -2,59
2.2. Tiền gửi có kỳ hạn 314.672 369.579 54.907 17,45
3. Tổng vốn huy động 374.124 415.049 40.925 10,94
4.1.2.1 Tiền gửi Kho bạc Nhà nước
Hàng năm các khoản thu của Kho bạc Nhà nước là khá lớn, nên sau khi chi các khoản tiền cho các cơ quan thì Kho bạc còn lại một lượng tiền gửi vào NH để thu thêm lãi. Vì thế, Kho bạc trở thành khách hàng lớn của NH, góp phần tăng thêm nguồn vốn huy động. Trong giai đoạn 2011 đến 06/2014, lượng tiền gửi từ Kho bạc không ổn định, có sự biến động nhưng nhìn tổng thể thì lượng tiền gửi Kho bạc tăng nhanh trong giai đoạn này. Cụ thể như sau:
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng là 202,67% so với năm 2011. Chỉ sau năm 2011, lượng tiền gửi đã tăng lên hơn ba lần. Trong năm này, các khoản thu của kho bạc tăng lên khá cao do có nhiều doanh nghiệp được thành lập cũng như kinh doanh hiệu quả trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, số tiền nộp phạt vào kho bạc cũng tăng lên dẫn đến lượng tiền thừa trong kho bạc tăng cao. Do đó, số tiền gửi của kho bạc tại NH trong năm 2012 khá lớn. Đến năm 2013, con số này sụt giảm với biên độ khá nhỏ 1.238 triệu đồng tương đương 4,33%. Các khoản chi trong năm 2013 của kho bạc tương đối nhiều mặc dù các khoản thu vẫn được Kho bạc duy trì ở mức độ ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lượng tiền gửi Kho bạc giảm khá mạnh so với cùng kỳ (giảm 46,67% tương đương 13.172 triệu đồng) trong giai đoạn này NHNo&PTNT VN chi nhánh Vĩnh Long có quy định là chi nhánh trực thuộc chỉ được nhận tiền gửi Kho bạc tối đa 15 tỷ đồng, nếu tiền gửi đối tượng này vượt quá 15 tỷ thì số tiền vượt quá 15 tỷ phải chuyển lên NH cấp trên. Chính vì vậy mà lượng tiền gửi giảm trong giai đoạn này. Trong giai đoạn phân tích, có thể thấy kho bạc là một khách hàng lớn và trung thành, có sự gắn bó lâu dài với NH. Tuy con số này có sự sụt giảm vào năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 nhưng số tiền gửi vào NH vẫn rất lớn. Đây là kênh huy động đáng để NH đầu tư vào và có những chế độ chăm sóc tốt hơn để giữ chân khách hàng.
4.1.2.2 Vốn huy động từ khách hàng
a) Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể gửi tiền, rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước. Thời gian giao dịch được thực hiện vào bất cứ ngày làm việc nào của NH. Tuy nhiên, do NH không thể chủ động được nguồn vốn này nên lãi suất rất thấp. Kênh huy động chủ yếu của nguồn vốn này là các tổ chức kinh tế, sau khi tổng kết một kì kế toán, trong thời gian hoạch định cho việc sử dụng vốn trong tương lai thì các doanh nghiệp gửi tiền vào NH. Vì thế các tổ chức kinh tế có lượng tiền gửi không kì hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận dân cư vì nhu cầu sử dụng
Trong ba năm, lượng tiền gửi không kì hạn đang giảm dần. Năm 2012, lượng tiền gửi đã giảm 25,36% tương đương 8.624 triệu đồng. Vì khoảng cách giữa lãi suất của tiền gửi có kì hạn và tiền gửi không kì hạn là khá lớn nên đại bộ phận khách hàng đã không chọn loại hình tiền gửi này. Đặc biệt, lượng tiền gửi không kì hạn trong dân cư giảm mạnh vì muốn có thu nhập nhiều hơn từ lãi suất. Bước sang năm 2013, kênh huy động này tiếp tục giảm 2,79%. Sự sụt giảm này tương đối nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến lượng tiền gửi trong năm cũng như thu nhập cuối năm của NH. Tuy nhiên, từ con số này đã cho thấy xu hướng đi xuống của lượng tiền gửi không kì hạn do chênh lệch về lãi suất giữa hai kênh huy động là khá lớn và khách hàng bắt đầu hướng sự lựa chọn của mình vào những kì hạn dài hơn với thu nhập từ lãi cao hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lượng tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục giảm nhưng không đáng kể (giảm 2,59% so với cùng kỳ), theo đà giảm của lãi suất huy động có kỳ hạn thì lãi suất huy động không kỳ hạn cũng giảm theo ở mức rất thấp, bên cạnh đó