Ngân hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận nên doanh số thu nợ là một vấn đề rất được quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được hiệu quả của món vay, đánh giá khách hàng có thể cho vay vốn, biết được tình hình quản lý vốn của NH,... Do đó công tác thu nợ là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ cho vay.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ hộ nông dân theo thời hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 314.614 86,83 355.463 85,49 387.292 91,74 40.849 12,98 31.829 8,95 Trung và dài hạn 47.711 13,17 60.313 14,51 34.884 8,26 12.602 26,41 -25.429 -42,16 Tổng cộng 362.325 100,00 415.776 100,00 422.176 100,00 53.451 14,75 6.400 1,54
Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ hộ nông dân theo thời hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 191.110 85,30 198.191 89,85 7.081 3,71 Trung và dài hạn 32.934 14,70 22.389 10,15 -10.545 -32,02 Tổng cộng 224.044 100,00 220.580 100,00 -3.464 -1,55
4.2.3.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay hộ nông dân thì doanh số thu nợ hộ nông dân cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số thu nợ hộ nông dân là 415.776 triệu đồng, tăng 53.451 triệu đồng tương ứng tăng 14,75% so với năm 2011. Đến năm 2013 tuy tốc độ tăng chỉ 1,54% nhưng doanh số thu nợ hộ nông dân vẫn tăng 6.400 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ hộ nông dân giảm không đáng kể với mức giảm 1.55%. Nguyên nhân là do NH đã cử mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một địa bàn nhất định, nhờ vậy mà cán bộ có thể thiết lập được mối quan hệ tốt với những khách hàng đáng tin cậy, thường xuyên theo dõi, tăng cường công tác quản lý, nhắc nhở khách hàng khi các khoản nợ và lãi sắp đến hạn đã giúp cho tỷ lệ thu nợ luôn ở mức cao.
Doanh số thu nợ hộ nông dân tăng chủ yếu là tăng doanh số thu nợ hộ nông dân ngắn hạn, và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 12,98% tương ứng với số tiền là 40.849 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 thu nợ hộ nông dân tăng nhẹ 8,95% tương ứng tăng 31.829 triệu đồng. Thực tế, cho vay nông hộ ngắn hạn là rất quan trọng vì thu hồi vốn nhanh, đảm bảo cho NH có đủ nguồn vốn để tái đầu tư. Thu nợ hộ nông dân ngắn hạn tăng cũng do tình hình sản xuất của nông hộ có những bước phát triển mới tạo được nguồn thu ổn định cho người dân cũng như ý thức trả nợ của người dân cao làm cho doanh số này tăng 3,71% trong 6 tháng đầu năm 2014.
Bên cạnh những con số ấn tượng của doanh số thu nợ hộ nông dân ngắn hạn thì tình hình thu nợ hộ nông dân trung và dài hạn cũng biến động qua các năm. Tuy chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong thu nợ. Năm 2012, doanh số này tăng 26,41% tương ứng 12.602 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, thu nợ hộ nông dân trung và dài hạn có sự sụt giảm mạnh với mức giảm 42,16% so với năm 2012. Nguyên nhân là do NH hạn cho chế cho vay trung dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro cho NH, doanh số cho vay giảm dẫn đến thu nợ của khoản mục này cũng giảm theo. Ngoài ra do đây là những món vay trung dài hạn, chưa đến hạn trả nợ cũng là một trong những nguyên nhân doanh số thu nợ này suy giảm.
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 32.428 8,95 40.621 9,77 54.250 12,85 8.193 25,27 13.629 33,55 Chăn nuôi 41.559 11,47 58.666 14,11 63.580 15,06 17.107 41,16 4.914 8,38 Kinh tế tổng hợp 213.772 59,00 254.538 61,22 268.082 63,50 40.766 19,07 13.544 5,32 Dịch vụ trồng trọt 28.443 7,85 33.512 8,06 21.447 5,08 5.069 17,82 -12.065 -36,00 Sửa chữa nhà 13.623 3,76 11.101 2,67 11.736 2,78 -2.522 -18,51 635 5,72 Khác 32.500 8,97 17.338 4,17 3.081 0,73 -15.162 -46,65 -14.257 -82,23 Tổng cộng 362.325 100,00 415.776 100,00 422.176 100,00 53.451 14,75 6.400 1,54
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 22.449 10,02 21.815 9,89 -634 -2,82 Chăn nuôi 25.160 11,23 29.425 13,34 4.265 16,95 Kinh tế tổng hợp 129.497 57,80 143.818 65,20 14.321 11,06 Dịch vụ trồng trọt 18.932 8,45 5.647 2,56 -13.285 -70,17 Sửa chữa nhà 9.029 4,03 9.375 4,25 346 3,83 Khác 18.977 8,47 10.500 4,76 -8.477 -44,67 Tổng cộng 224.044 100,00 220.580 100,00 -3.464 -1,55
Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình
4.2.3.2 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn
Doanh số thu nợ hộ nông dân của từng đối tượng của NH có sự thay đổi qua các năm. Trong đó thu nợ trồng trọt năm 2012 đạt đến 40.621 triệu đồng tăng 25,27% so với năm 2011, đến năm 2013 thu nợ đối tượng trồng trọt cũng tiếp tục tăng 33,55%. Trong năm 2012, nông dân trúng mùa, giá nông sản luôn ở mức cao, người dân làm ăn có lãi nên công tác thu hồi nợ đạt được kết quả khả quan. Sang năm 2013, tuy nông dân mất mùa do dịch bệnh, giá bán thấp do chất lượng nông sản kém nhưng ngoài nguồn thu từ trồng trọt thì nông dân còn thu lãi từ chăn nuôi và các nguồn thu khác. Đây chính là nguồn trả các khoản nợ vay đã đến hạn. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu hồi nợ giảm 2,82% so với cùng kỳ 2013 nguyên nhân là do có nhiều khoản cho vay đã đến hạn, do trong năm 2013 và đầu năm 2014 nông dân bị tổn thất trong trồng trọt, nguồn thu từ trồng trọt giảm mạnh thậm chí là mất trắng do dịch bệnh. Nguồn thu không còn vì vậy việc trả nợ vay cho NH cũng trở nên khó khăn hơn, vì vậy mà doanh số thu nợ đối tượng này giảm nhẹ.
Tình hình chăn nuôi năm 2011 có nhiều dịch bệnh xảy ra như dịch cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở gia súc,… gây khó khăn trong chăn nuôi của nông dân. Tuy nhiên sau nhiều năm nuôi trồng người dân đã tích lũy được kinh nghiệm, thực hiện tiêm phòng dịch bệnh, do vậy sang năm 2012 doanh số này cũng tăng lên đáng kể tăng 41,16% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì thu nợ chăn nuôi tăng không đáng kể với mức tăng 8,38% tương
ứng 4.914 triệu đồng, trong năm này nông dân vừa xây dựng lại đàn vật nuôi, do trước đó hộ nông dân đã xuất bán hay do dịch bệnh gây chết đàn vật nuôi. Chính vì vậy mà doanh số thu nợ chăn nuôi trong năm 2013 tăng khá khiêm tốn. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ nhóm đối tượng này tiếp tục tăng 16,95% so với cùng kỳ, giai đoạn này giá cả vật nuôi tăng mạnh do trước đó đàn vật nuôi mắc phải dịch bệnh ở một số vùng khác trong khi nhu cầu tiêu thụ các loại thịt gia súc gia cầm của người dân vẫn bình thường, chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng khan hiếm đẩy giá vật nuôi lên cao. Các hộ nông dân trong huyện quản lý tốt trong chăn nuôi nên hạn chế dịch bệnh nên vật nuôi không mắc bệnh, xuất bán với giá cao thu được nhiều lợi nhuận.
Kinh tế tổng hợp là lĩnh vực NH cho vay nhiều nhất trong tổng doanh số cho vay hộ nông dân, chính vì thế mà doanh số thu nợ của khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong thu nợ. Tuy nhiên doanh số thu nợ của đối tượng này thay đổi nhiều qua các năm. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 19,07% so với năm 2011, sang năm 2013 thì có chỉ tăng nhẹ với mức tăng 5,32%. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 11,06% so với cùng kỳ. Tuy hình thức kinh tế tổng hợp là hình sản xuất đem lại nhiều hiệu quả kinh tế nhưng vẫn có số ít nông dân chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng phương pháp canh tác truyền thống nên lợi nhuận thu về không nhiều nên doanh số thu nợ nhóm đối tượng này tăng trưởng khá chậm.
Doanh số thu nợ của đối tượng cho vay mua máy nông nghiệp tăng giảm không đều trong giai đoạn phân tích. Năm 2012 thu nợ khoản mục này tăng 17,82% so với năm 2011, trong năm này, các khoản nợ vay mua máy nông nghiệp đã đến hạn trả nên người vay trả đúng hạn nhằm tạo uy tín để tiếp tục được NH cho vay vốn đầu tư vào chu kỳ kinh doanh mới, bên cạnh đó trong những năm trở lại đây nông dân trồng chuyên canh lúa nước khi đến mùa thì nông dân thuê máy nông nghiệp thu hoạch chứ không thu hoạch thủ công nữa, chính vì vậy mà các chủ máy nông nghiệp có nguồn thu khá lớn ổn định từ đối tượng khách hàng này. Đây chính là nguồn thu để họ trả nợ vay đến hạn. Sang năm 2013 khoản mục này giảm 36% so với năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thu nợ cho vay mua máy nông nghiệp tiếp tục giảm 70,17% so với cùng kỳ. Giai đoạn này, các chủ máy nông nghiệp trong huyện còn phải chịu sự cạnh tranh từ các chủ máy nông nghiệp nơi khác đến, với máy móc hiện đại năng suất cao. Nông dân có sản xuất lúa thuê mướn các chủ máy này, vì vậy mà các chủ máy trong huyện mất đi một phần khách hàng làm giảm đáng kể thu nhập, lợi nhuận thu về giảm sút. Chính vì vậy mà doanh số thu nợ đối tượng này giảm đáng kể.
Sửa chữa nhà cửa chủ yếu là thuộc khoản cho vay trung và dài hạn, vì vậy trong năm 2012 có nhiều khoản vay chưa đến hạn làm cho doanh số thu nợ giảm 18,51% so với năm 2011. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ có chiều hướng tăng nhẹ, do có một số khoản vay trong năm đến hạn thanh toán.