Tình hình nợ xấu hộ nông dân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 78)

Theo quy luật chung đã đầu tư thì sẽ chịu rủi ro. Cho nên ở bất kỳ lĩnh vực nào khi đầu tư càng nhiều thì rủi ro càng cao. Trong lĩnh vực NH, một trong những chỉ tiêu để đánh giá rủi ro chính là nợ xấu.

4.2.5.1 Nợ xấu hộ nông dân theo thời hạn vay

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng gặp phải những rủi ro mà chúng ta không thể dự đoán hoặc lường trước được và đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì vấn đề rủi ro tín dụng không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ nó, rủi ro này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chủ quan của NH, cũng có thể nguyên nhân là do khách hàng gây ra hay sự tác động của môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Trong đề tài này chỉ giới hạn ở những rủi ro được biểu hiện thông qua sự chậm trả nợ gốc và lãi của khách hàng, mà cụ thể nó biểu hiện qua tình hình nợ xấu. Còn rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở trạng thái khách hàng đã mất khả năng trả nợ mặc dù món nợ vẫn chưa đến hạn thì chưa được xem xét và phân tích trong đề tài này.

Bảng 4.19: Tình hình nợ xấu hộ nông dân theo thời hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 4.132 23,45 1.204 58,19 967 71,16 -2.928 -70,86 -237 -19,68 Trung và dài hạn 13.486 76,55 865 41,81 392 28,84 -12.621 -93,59 -473 -54,68 Tổng cộng 17.618 100,00 2.069 100,00 1.359 100,00 -15.549 -88,26 -710 -34,32

Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình

Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu hộ nông dân theo thời hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.109 34,44 1.027 35,21 -82 -7,39 Trung và dài hạn 2.111 65,56 1.890 64,79 -221 -10,47 Tổng cộng 3.220 100,00 2.917 100,00 -303 -9,41

Bảng 4.19 và bảng 4.20 cho thấy được nợ xấu của hộ nông dân giảm qua các năm. Cụ thể, tổng nợ xấu hộ nông dân năm 2011 là 17.618 triệu đồng trong đó nợ xấu hộ nông dân ngắn hạn là 4.132 triệu đồng, nợ xấu hộ nông dân trung hạn và dài hạn là 13.486 triệu đồng chiếm hơn 75% tổng nợ xấu hộ nông dân. Đến năm 2012, nợ xấu hộ nông dân của NH giảm 15.549 triệu đồng tương ứng 88,26% trong đó nợ xấu hộ nông dân thuộc nhóm ngắn hạn giảm 2.928 triệu đồng, với mức giảm 70,86%. Cùng với nhóm ngắn hạn, thì nhóm trung hạn cũng giảm 12.621 triệu đồng tương ứng với mức giảm 93,59% so với năm 2011. Trong năm này, nợ xấu hộ nông dân chuyển biến rất tích cực, cả nợ xấu hộ nông dân ngắn hạn, trung hạn lẫn dài hạn đều giảm mạnh trên 70% tổng nợ xấu hộ nông dân. Nền kinh tế huyện trong năm 2012 chuyển biến tích cực; nông dân trúng mùa, giá nông sản ở mức cao, diện tích lúa được mở rộng kéo theo các dịch vụ nông nghiệp cũng có lợi nhuận. Nắm bắt được tình hình trên, các cán bộ tín dụng đã thu được các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản vay mua máy nông nghiệp. Đặc biệt trong năm này NH tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của những khách hàng vay không còn khả năng trả nợ, chính vì vậy mà nợ xấu hộ nông dân đã giảm rõ rệt. Năm 2013 thì tình hình nợ xấu hộ nông dân vẫn chuyển biến theo chiều hướng tích cực với tổng nợ xấu giảm 710 triệu đồng tương ứng với mức giảm 34,32%. Xét nửa đầu năm 2014 thì nợ xấu hộ nông dân vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2013 với mức giảm 9,41%. Điều này cho thấy một tín hiệu đáng mừng là công tác kiểm tra giám sát cũng như thẩm định của NH ngày một nâng cao, NH đã thu được phần nào nợ quá hạn, khó đòi của những năm trước do người dân sản xuất có hiệu quả hơn, giá nông sản cũng tạm thời bình ổn, dịch bệnh trên vật nuôi cây trồng được ngăn chặn kịp thời, vì vậy mà người dân có khả năng trả những khoản nợ còn thiếu cho NH, chính điều này đã làm cho nợ xấu hộ nông dân của NH giảm qua các năm. Tuy nợ xấu hộ nông dân của NH chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ cho vay hộ nông dân, nhưng hơn 70% nợ xấu đã thuộc vào nhóm hộ nông dân, vì vậy mà cần có những giải pháp nhằm khắc phục nợ xấu của đối tượng này bỡi lẽ đây là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NH.

Bảng 4.21: Tình hình nợ xấu hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 - 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 802 4,55 186 8,99 181 13,32 -616 -76,81 -5 -2,69 Chăn nuôi 1.059 6,01 239 11,55 209 15,38 -820 -77,43 -30 -12,55 Kinh tế tổng hợp 1.001 5,68 198 9,57 175 12,88 -803 -80,22 -23 -11,62 Dịch vụ trồng trọt 7.167 40,68 747 36,10 438 32,23 -6.420 -89,58 -309 -41,37 Sửa chữa nhà 6.431 36,50 662 32,00 299 22,00 -5.769 -89,71 -363 -54,83 Khác 1.158 6,57 37 1,79 57 4,19 -1.121 -96,80 20 54,05 Tổng cộng 17.618 100,00 2.069 100,00 1.359 100,00 -15.549 -88,26 -710 -34,32

Bảng 4.22: Tình hình nợ xấu hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 403 12,52 396 13,58 -7 -1,74 Chăn nuôi 515 15,99 480 16,46 -35 -6,80 Kinh tế tổng hợp 387 12,02 373 12,79 -14 -3,62 Dịch vụ trồng trọt 1.016 31,55 869 29,79 -147 -14,47 Sửa chữa nhà 751 23,32 669 22,93 -82 -10,92 Khác 148 4,60 130 4,46 -18 -12,16 Tổng cộng 3.220 100,00 2.917 100,00 -303 -9,41

Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình

4.2.5.2 Nợ xấu hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn

Nợ xấu hộ nông dân của NH chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng mua máy nông nghiệp và sửa chữa nhà. Tỷ lệ nợ xấu hộ nông dân của NH cũng giảm qua các năm. Năm 2011 nợ xấu hộ nông dân thuộc lĩnh vực dịch vụ trồng trọt (mua máy nông nghiệp) là 7.167 triệu đồng chiếm hơn 40% nợ xấu của nông hộ, đây là lĩnh vực có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Năm 2012, con số này có giảm xuống với mức giảm 6.420 triệu đồng tương ứng 89,58%. Năm 2013 thì tình hình tiếp tục chuyển biến tích cực hơn với nợ xấu thuộc lĩnh vực này giảm đến 41,37% tương ứng giảm 309 triệu đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu đối tượng này tiếp tục giảm 14,47% so với cùng kỳ. Nợ xấu giảm đó là một dấu hiệu tích cực tronghoạt động của NH, do người dân đã có lợi nhuận hơn trong sản xuất và đến trả nợ cho NH

Sửa chữa nhà cửa chiếm tỷ lệ nợ xấu lớn thứ 2 trong cơ cấu nợ xấu hộ nông dân, các khoản nợ này khá khó đòi bởi đây là hoạt động không tạo ra thu nhập hay lợi nhuận cho người vay, nguồn trả nợ phụ thuộc vào lương, hay lợi nhuận các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nên mức độ rủi ro cho các khoản nợ này là khá lớn. Cụ thể trong năm 2011, nợ xấu của đối tượng này là 6.431 triệu đồng, đến năm 2012 nợ xấu ở mức 662 triệu đồng, giảm 89,71% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ lệ này giảm 54,83% so với năm 2012. Tương tự ở 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu của ngành giảm xuống còn 669 triệu đồng, giảm 10,92% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2012 là năm có nợ xấu của nhóm khách hàng vay để sửa chữa nhà giảm đáng kể nhất, đây là năm mức

lương tối thiểu được điều chỉnh từ 830.000 đồng/tháng lên mức 1.050.000 đồng/tháng vì vậy mà tiền lương được hằng tháng tăng đáng kể, song song đó tỷ lệ lạm phát được kiểm soát nên giá cả hàng hoá giảm; sinh hoạt phí được kéo giảm, người dân có được thêm một phần tiền dư. Trong năm này, hoạt động kinh doanh sản xuất chuyển biến tích cực, dần tạo ra lợi nhuân. Đây chính là nguồn hình thành nên tiền trả nợ của cá nhân đi vay. Tỷ lệ nợ xấu của nhóm ngành này giảm mạnh là tín hiệu vui cho NH, vì đây là các khoản vay tương đối lớn nên thu hồi được một khoản vay là giảm được rất nhiều số nợ xấu.

Nợ xấu trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi cũng giảm đáng kể. Đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, dịch bệnh,… Trong những năm trước dịch bệnh xảy ra, làm cho nhiều hộ chăn nuôi lỗ nặng mất khả năng trả nợ cho NH. Do rút được kinh nghiệm nên bà con đã ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên gia súc, gia cầm nên hạn chế được tốn thất, việc sản xuất chăn nuôi có lợi nhuận, NH vì vậy mà thu được nợ kể cả nợ xấu làm cho nợ xấu của khoản mục này giảm qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)