Phân tích doanh số cho vay hộ nông dân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 61)

Doanh số cho vay hộ nông dân là tổng số tiền mà NH đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của một NH,với đặc điểm kinh doanh của NH là đi vay để cho vay, song song với công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi đây là nguồn thu chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NH.

Thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển nông nghiệp và đổi mới bộ mặt nông thôn, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình đã triển khai thực hiện có kết quả công tác cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, cá nhân,… đã kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho sản

xuất, kinh doanh. Doanh số cho vay hộ nông dân của NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn và được biểu hiện như sau:

4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Qua bảng 4.7 và bảng 4.8, ta thấy trong năm 2011 tổng doanh số cho vay hộ nông dân 357.597 triệu đồng thì cho vay ngắn hạn chiếm đến 333.037 triệu đồng (tương đương 93,13% tổng doanh số cho vay). Tỷ trọng này tiếp tục tăng đến 94,13%, 94,9%, 95,2% và 95,85% trong các năm 2012, 2013, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Trong khi đó, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp (khoảng 5 – 7%) nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể trong năm 2011, cho vay trung và dài hạn chiếm 6,87% doanh số cho vay hộ nông dân đến năm 2013 thì tỷ trọng này giảm còn 5,1%. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 4,15%.

a) Doanh số cho vay hộ nông dân ngắn hạn

Hộ nông dân là thành phần nắm giữ nguồn vốn cho vay ngắn hạn của NH nhiều nhất (chiếm tỷ trọng trên 90%). Trong giai đoạn từ 2011 đến 2013, doanh số cho vay hộ nông dân ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này tăng liên tục, cụ thể năm 2011 đạt giá trị 333.037 triệu đồng đến năm 2013 con số này là 454.178 triệu đồng, tăng khoảng 34% doanh số cho vay hộ nông dân ngắn hạn trong vòng 3 năm. Trong nửa đầu năm 2014 tỷ trọng cho vay hộ nông dân ngắn hạn tiếp tục tăng đạt giá trị 95,85%, tuy tỷ trọng này tăng so với cùng kỳ năm 2013 nhưng số tiền cho vay lại giảm, do khách hàng khi trả nợ vay thì không vay lại hay vay với số tiền chênh lệch tăng không nhiều so với số gốc đã trả. Nhằm kết hợp với chính quyền tại địa phương thực hiện cuộc vận động xây dựng "nông thôn mới", NH đã chủ động hỗ trợ vốn để mở rộng kinh tế cho hộ nông dân. Sản xuất nông nghiệp ở huyện Tam Bình tập trung chủ yếu vào sản xuất lúa và xen canh hoa màu, vì vậy chu kỳ sản xuất ngắn. Thời gian vay vốn thường trùng với mùa vụ của nông dân, khi thu hoạch thì người dân có tiền để trả nợ vay của NH. Vì vậy các khoản vay này thường mang tính mùa vụ và là các khoản vay ngắn hạn.

Bảng 4.7: Doanh số cho vay hộ nông dân theo thời hạn vay tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 333.037 93,13 401.830 94,13 454.178 94,90 68.793 20,66 52.348 13,03 Trung và dài hạn 24.560 6,87 25.075 5,87 24.401 5,10 515 2,10 -674 -2,69 Tổng cộng 357.597 100,00 426.905 100,00 478.579 100,00 69.308 19,38 51.674 12,10

Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình

Bảng 4.8: Doanh số cho vay hộ nông dân theo thời hạn vay tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 6T/2014 – 6T/2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 254.109 95,20 219.694 95,85 -34.415 -13,54 Trung và dài hạn 12.812 4,80 9.512 4,15 -3.300 -25,76 Tổng cộng 266.921 100,00 229.206 100,00 -37.715 -14,13

b) Doanh số cho vay hộ nông dân trung và dài hạn

Doanh số cho vay hộ nông dân trung và dài hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình có sự biến động nhưng diễn biến theo hướng giảm dần trong giai đoạn phân tích, cụ thể trong năm 2012 doanh số cho vay hộ nông dân trung và dài hạn tăng nhẹ, tăng 2,1% so với năm 2011 (tương ứng tăng 515 triệu đồng), liên tiếp các năm sau đó, doanh số cho vay hộ nông dân trung và dài hạn liên tục giảm 2,69% và 25,67% tương ứng năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do trong cơ cấu vốn huy động thì vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, khoảng 12% trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng bên cạnh đó theo thông tư 15/2009/TT–NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng là NH thương mại là 30%. Chính vì vậy doanh số cho vay hộ nông dân trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay hộ nông dân. Xét về cơ cấu thì tỷ trọng của doanh số cho vay hộ nông dân trung và dài hạn biến động qua các năm, vì cho vay hộ nông dân trung hạn chủ yếu là cho vay mua máy nông nghiệp, sửa chữa nhà, xuất khẩu lao động,... các khoản này vay nhiều vào những năm trước nhưng khi đã trang bị đầy đủ các thiết bị công cụ về sau những đối tượng này vay ít lại. Bên cạnh đó giá cả biến động liên tục nên nhu cầu sửa chữa nhà, xây dựng bị thay đổi. Các khoản vay này thường là các khoản vay lớn, đòi hỏi giá trị thế chấp lớn cũng như phương án vay vốn cụ thể và khả thi, vì vậy mà có ít khách hàng đáp ứng được yêu cầu của NH. Ngoài ra những năm gần đây tình hình xuất khẩu lao động cũng suy giảm vì xảy ra các trường hợp người lao động Việt Nam sang nước ngoài rồi tự ý bỏ nơi làm việc để làm tại những nơi khác có lương cao điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam, bên cạnh đó khi sang lao động ở nước ngoài thì người lao động Việt Nam gặp phải một số tai nạn lao động nghiêm trọng gây tàn tật mất khả năng lao động khiến lao động trong nước cân nhắc, e dè khi muốn xuất khẩu lao động, song song đó hiện tại đã có nhiều khu công nghiệp được xây dựng tại các khu vực lân cận như: Khu công nghiệp Hoà Phú, Khu công nghiệp Bình Minh đã giúp người dân có công ăn việc làm ổn định. Nên tỷ trọng của doanh số cho vay hộ nông dân trung hạn và dài hạn giảm qua các năm.

Bảng 4.9: Doanh số cho vay hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 35.760 10,00 59.767 14,00 27.662 5,78 24.007 67,13 -32.105 -53,72 Chăn nuôi 51.852 14,50 56.565 13,25 88.059 18,40 4.713 9,09 31.494 55,68 Kinh tế tổng hợp 206.691 57,80 251.874 59,00 327.827 68,50 45.183 21,86 75.953 30,16 Dịch vụ trồng trọt 32.184 9,00 39.489 9,25 16.750 3,50 7.305 22,70 -22.739 -57,58 Sửa chữa nhà 10.013 2,80 8.538 2,00 13.304 2,78 -1.475 -14,73 4.766 55,82 Khác 21.097 5,90 10.672 2,50 4.977 1,04 -10.425 -49,41 -5.695 -53,36 Tổng cộng 357.597 100,00 426.905 100,00 478.579 100,00 69.308 19,38 51.674 12,10

Bảng 4.10: Doanh số cho vay hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 & 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Năm Chênh lệch 6T/2013 6T/2014 6T/2013 – 6T/2014 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Trồng trọt 39.745 14,89 12.767 5,57 -26.978 -67,88 Chăn nuôi 42.707 16,00 41.738 18,21 -969 -2,27 Kinh tế tổng hợp 162.155 60,75 145.202 63,35 -16.953 -10,45 Dịch vụ trồng trọt 9.342 3,50 17.557 7,66 8.215 87,94 Sửa chữa nhà 7.420 2,78 6.899 3,01 -521 -7,02 Khác 5.552 2,08 5.043 2,20 -509 -9,17 Tổng cộng 266.921 100,00 229.206 100,00 -37.715 -14,13

Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình

4.2.2.2 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Thực tế cho thấy cho vay nông hộ đã đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt của bà con huyện Tam Bình. Nhìn chung cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình đa dạng bao gồm nhiều đối tượng, trong đó cho vay làm kinh tế tổng hợp và nuôi trồng chiếm tỷ trọng cao.

Doanh số cho vay nông hộ để trồng trọt của NH biến động qua các năm. Cụ thể cho vay trồng trọt năm 2012 đạt 59.767 triệu đồng, tăng 24.007 triệu đồng tương ứng với mức tăng 67,13% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay trồng trọt đạt 27.662 triệu đồng, giảm 32.105 triệu đồng với mức giảm tương đối là 53,72% so với năm 2013. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đáp ứng nhu cầu trồng trọt giảm so với cùng kỳ năm 2013 với mức giảm 67,88%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 là năm mất mùa của nông dân, hầu hết diện tích cam Sành bị vàng lá hay dịch bệnh sâu đục trái trên bưởi Năm Roi gây mất mùa, giảm chất lượng nông sản, việc sản xuất không mang lại nhiều lợi nhuận do năng suất kém chính vì vậy mà nông dân không tái đầu tư hay chuyển sang các loại hoa màu, cây ngắn ngày với chi phí đầu tư thấp, vì vậy nông dân không có nhu cầu vay vốn hoặc vay với số tiền ít. Kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp với nhiều loại cây như: lúa nước, cam Sành, dưa hấu, hoa màu,… vì vậy đây là một đối tượng mà NH cần chú trọng, bởi tiềm năng cầu vốn của đối tượng này còn chưa được khai thác. NH cần có những biện pháp để thu hút hơn nhóm khách hàng này.

Bên cạnh trồng trọt, thì chăn nuôi cũng đóng góp vai trò không nhỏ của kinh tế huyện nhà. Hiện nay, người dân đang chuyển từ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ phân tán để xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung, trang trại nhằm đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. Vì vậy nhu cầu vốn cho đối tượng này cũng ngày một tăng cao. Cụ thể, doanh số cho vay chăn nuôi năm 2011 đạt 51.852 triệu đồng, năm 2012 là 56.565 triệu đồng tăng 9,09% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số cho vay nhóm đối tượng này tăng đáng kể, tăng 31.494 triệu đồng (tương đương 55,68%). Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, cho vay chăn nuôi giảm so với cùng kỳ năm 2013 với mức giảm 2,27%. Người dân chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, vịt, dê, bò,… tuy tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, nhưng người dân chủ động tiêm phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, nên trong những năm qua chăn nuôi của huyện đạt kết quả khả quan. Ngày càng có nhiều dự án chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, nhu cầu vốn để đầu tư tăng cao vì vậy cho vay đối tượng này cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên do vay chăn nuôi là các khoản vay trung hạn nên trong năm trước đó người nông dân đã đầu tư tương đối đầy đủ nên không có nhu cầu vay thêm hoặc vay với số tiền ít hơn để sửa chữa chuồng trại hoặc mua thêm thuốc tiêm phòng, thức ăn cho vật nuôi,… chính vì vậy mà các khoản vay này tăng trưởng chậm và có xu hướng giảm nhẹ.

Làm kinh tế tổng hợp là một trong những phương thức sản xuất có hiệu quả của hầu hết bà con. Có nhiều hộ vươn lên làm giàu nhờ kết hợp nhiều phương thức sản xuất như mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), VACR (Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng) do có nhiều phương án sản xuất khả thi nên cho vay đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay nông hộ. Năm 2011 doanh số cho vay làm kinh tế tổng hợp đạt đến 206.691 triệu đồng, sang năm 2012 con số này đạt đến 251.874 triệu đồng tăng 45.183 triệu đồng tương ứng 21,86% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số này tiếp tục tăng với mức tăng 30,16%. Sang nửa đầu năm 2014 cho vay làm kinh tế tổng hợp giảm 10,45% so với cùng kỳ. Tuy doanh số cho vay tăng nhưng tốc độ tăng có sự giảm sút nguyên nhân là do kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, các mô hình kinh tế tổng hợp cũng có phần hạn chế, nên người dân chưa dám mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình này.

Cho vay mua máy nông nghiệp cũng có sự biến động mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay mua máy nông nghiệp đạt 39.489 triệu đồng, tăng 7.305 triệu đồng tương ứng tăng 22,7% so với năm 2011. Thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp nên nhu cầu vốn để mua máy móc nông nghiệp của bà con đã tăng lên. Chính nhờ thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp đã giúp cho bà con giảm chi phí, công sức lao động, cũng như tăng lợi nhuận

trong sản xuất. Đến năm 2013 thì cho vay đối tượng này giảm xuống 57,58% so với năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, các khoản vay này lại tăng vọt so với cùng kỳ năm 2013 với mức tăng 87,94% (tương đương 8.215 triệu đồng). Trước năm 2014 do nhu cầu máy móc thiết bị nông nghiệp đã ổn định, người dân ý thức được việc sử dụng và bảo quản máy móc lâu dài hơn. Bên cạnh đó, máy móc nông nghiệp thường có thời gian sử dụng lâu năm, nên những nông hộ đã vay vốn để mua máy móc thiết bị sẽ không có nhu cầu vay trong thời gian gần, do đó mà doanh số cho vay mua máy nông nghiệp giảm qua các năm. Sang đầu năm 2014 xuất hiện nhiều thiết bị máy móc với năng suất làm việc vượt trội phục vụ cho nông nghiệp như: máy gặt đập liên hợp xuất xứ từ Nhật Bản với lưỡi cắt lớn hơn, gặt được nhiều lúa hơn, tỷ lệ rơi rớt hạt lúa giảm đáng kể; máy kéo có thể chở được nhiều lúa hơn trong một lần chở thay thế cho máy kéo tự chế. Các hộ nông dân sản xuất lúa sẽ thuê mướn những chủ máy sở hữu những loại máy móc này do có tính năng vượt trội. Nhận thấy được điều đó nên các chủ máy khác cũng nhanh chóng trang bị những máy móc trên, thanh lý máy cũ. Chính vì vậy mà nhu cầu vốn để chuyển đổi máy là rất lớn mà NH là nơi có thể đáp ứng được nhu cầu vốn này, các khoản vay mua máy nông nghiệp cũng vì vậy mà tăng vọt.

Doanh số cho vay để xây dựng và sửa chữa nhà ở tuy tăng giảm không đều nhưng nhìn chung là khá ổn định chênh lệch giữa tăng và giảm là không lớn. Kinh tế huyện cũng ngày một phát triển, đời sống dân cư ngày một cải thiện. Nhu cầu vay vốn để sửa chữa nhà ở là một nhu cấu thiết thực, bởi lẽ có "an cư" thì người dân mới "lạc nghiệp". Chính vì vậy mà doanh số cho vay có xu hướng tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)