Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận tổ chức của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long

3.2.5.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình được thể hiện qua hình 3.1

Nguồn: Phòng KHKD, NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT VN chi nhánh huyện Tam Bình Chú thích:

- KHKD: Kế hoạch kinh doanh. - KT–NQ: Kế toán – Ngân quỹ. - PGD: Phòng giao dịch.

3.2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

a) Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý các phòng ban, có chức năng điều hành các hoạt động tổ chức kinh doanh theo quyền hạn. Giám đốc là người quyết định và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHNo&PTNT VN và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.

Giám đốc thực hiện những công việc có liên quan như sau:

- Quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng và chịu

Phó Giám đốc

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng KHKD Phòng KT–NQ

PGD Cái Ngang

- Ký hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay cho khách hàng, giải quyết các hồ sơ giấy tờ có liên quan của NH, khách hàng và các đơn vị kinh tế khác.

- Chỉ đạo, điều hành, quyết định các biện pháp xử lý thu nợ, cho gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh.

- Có trách nhiệm trong những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ như: Lập hội đồng khen thưởng cho CBCNV có thành tích cao, đồng thời kỷ luật các trường hợp vi phạm quy định pháp luật và quy định của NH.

b) Phó Giám đốc

- Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.

- Điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của NH: phòng KHKD, phòng KT–NQ,…

- Quản lý nhân viên chi nhánh.

- Có quyền quyết định một số vấn đề theo quy định của NHNo&PTNT VN.

c) Phòng Kế hoạch kinh doanh (KHKD)

- Nắm bắt thị trường, định hướng để chọn phương án đầu tư. - Thẩm định hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo.

- Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, tìm ra nguyên nhân nợ quá hạn và đề ra các giải pháp khắc phục.

- Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn theo quy định kinh doanh.

- Lập kế hoạch kinh doanh theo định kỳ và đưa ra phương hướng hoạt động trong tương lai.

d) Phòng Kế toán – Ngân quỹ (KT–NQ)

- Bộ phận Kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ cho vay theo quy định của NHNo&PTNT VN; giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán khoản tiền lương cho CBCNV. Thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin tại chi nhánh; chấp hành chế độ báo cáo hạch toán tài chính hàng năm với NH cấp trên. Tổ chức thiết kế, lập trình cung cấp thông tin dữ liệu cho các Phòng nghiệp vụ, Ban Giám đốc nhằm phục vụ cho nhu cầu chỉ đạo hằng ngày, hoạt động thông tin trên địa bàn huyện và chuyển tiếp thông tin lên NH cấp trên.

- Bộ phận Ngân quỹ: Thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo quy định của Nhà nước, quản lý an toàn kho quỹ; thực hiện các quy định, quy chế thu, chi, vận chuyển tiền.

- Bộ phận Giao dịch: Hướng dẫn khách hàng mở và sử dụng tài khoản; thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm; thực hiện các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, vàng, bạc.

Các chi nhánh cấp 3: thực hiện các chức năng như một chi nhánh NH nông nghiệp cấp 2.

Tổng biên chế là 54 cán bộ.

Về trình độ: 36 cán bộ đại học, 2 cán bộ đang học đại học, 7 cán bộ cao đẳng, 7 cán bộ trung cấp, 2 cán bộ sơ cấp.

Về chính trị: có 22 Đảng viên.

Về tuổi đời: lực lượng cán bộ đa số trẻ, tuổi đời bình quân là 30 tuổi. Về nhân sự: được bố trí ở các phòng ban như sau:

- Ban giám đốc: 3 cán bộ.

- Cán bộ lãnh đạo các phòng giao dịch: 8 cán bộ. - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: 19 cán bộ.

- Phòng hoạch toán kinh doanh: 12 cán bộ - Tổ ngân quỹ: 6 cán bộ.

- Tài xế, bảo vệ: 6 cán bộ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)