Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 32)

CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM NÔNG THÔN VIỆT NAM

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 01/03/1991, Thống đốc ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/06/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho ngân hàng Nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch III tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.

Ngày 07/03/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT VN chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT VN tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của NHNo&PTNT VN đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần.

Năm 2013, NHNo&PTNT VN kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/03/1988 – 26/03/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, NHNo&PTNT VN vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng – Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH TỈNH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)