Tam Bình
3.6.3.1 Công tác huy động vốn
Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT VN, tích cực tiếp cận khách hàng có vốn nhàn rỗi, triển khai kịp thời các thể thức huy động, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về lãi suất và chủ động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nông dân nông thôn.
Giao khoán chỉ tiêu vốn huy động cụ thể ở từng chi nhánh, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân, xem đây là công tác trọng tâm xuyên suốt cả năm.
Đa dạng các hình thức huy động với lãi suất bình quân đầu vào hợp lý, phù hợp với lãi suất bình quân đầu ra; đổi mới tác phong giao dịch nhằm giữ và tăng được khách hàng gửi tiền; khai thác triệt để phát triển các dịch vụ và huy động được vốn.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Kho bạc và Chi cục Thuế là việc làm rất cần thiết để giữ khách hàng truyền thống, ổn định số dư tiền gửi góp phần giảm thấp lãi suất đầu vào nâng cao năng lực tài chính.
3.6.3.2 Công tác tín dụng
Tiếp tục tập trung đầu tư cho hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ chủ yếu là hộ nông dân, tập trung tháo gỡ những khó khăn đảm bảo nhu cầu vốn cho doanh nghiệpvừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến và các đơn vị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế cho vay phi sản xuất.
Bằng mọi giải pháp nhằm phát triển thị trường, thị phần tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu tháng đầu quý của năm 2014 trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; thông qua việc cho vay kinh tế hộ để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều chỉnh lại cơ cấu nợ phù hợp với đặc điểm kinh tế ở mỗi địa phương, phấn đấu dư nợ trung hạn chiếm 20% tổng dư nợ. Dư nợ nông nghiệp nông dân nông thôn chiếm trên 92% tổng dư nợ. Chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ các văn bản hướng dẫn về đầu tư tín dụng nhất là công tác thẩm định các dự án, phương án vay vốn.
Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng trong việc thực hiện tăng trưởng tín dụng, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến dư nợ, có kế hoạch cụ thể thu hồi các khoản nợ gốc, lãi đến hạn; hạn chế mức thấp nhất việc chuyển nhóm nợ cao hơn. Tiếp tục kiến nghị với các cơ quan pháp luật xử lý các đối tượng vượt khả năng xử lý của cán bộ NH. Giữ mối quan hệ với chính quyền địa phương, các ban ngành để nắm bắt kịp thời các dự án và tạo nền tảng vững chắc để hoạt động tín dụng có hiệu quả.
Tăng cường công tác kiểm tra trong cho vay và kiểm tra cán bộ phụ trách địa bàn để có biện pháp uốn nắn, sắp xếp lại cán bộ kịp thời. Thành lập đoàn xử lý nợ với đủ các thành phần và xử lý theo chỉ tiêu giao, xử lý cụ thể từng món vay. Chi nhánh và phòng giao dịch phải có giải pháp thật cụ thể để thu hồi lãi đọng theo kế hoạch được giao để nâng cao năng lực tài chính.
3.6.3.3 Công tác tài chính ngân quỹ
Thu hút khách hàng đến giao dịch thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản cá nhân, chi trả kiều hối, kinh doanh mua bán ngoại tệ. Đảm bảo năng lực tài chính đủ tiển chi trả lương và trang trải chi phí. Năm 2014 tổng thu: 62,827 tỷ đồng trong đó thu nợ rủi ro 2,3 tỷ đồng, thu lãi tồn đọng 3,34 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi chưa lương 16,259 tỷ đồng; muốn thực hiện được phải có nhiều giải pháp thu hồi được nợ rủi ro, nợ lãi đọng, tăng thu ngoài tín dụng, tận thu các khoản phải thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.
Luôn giữ tác phong và phong cách giao dịch của các giao dịch viên thật tốt để tạo sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch, tạo không khí vui vẻ và cần quan tâm nhiều hơn với khách hàng.
Thu chi tiền mặt cho khách hàng nhanh chóng, chính xác, việc chi tiền mặt cần có cơ cấu các loại tiền hợp lý đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng và tích luỹ.
3.6.3.4 Công tác dịch vụ, sản phẩm
Phát động thi đua và giao chỉ tiêu các sản phẩm dịch vụ như phát hành thẻ, bán bảo hiểm, sản phẩm SMS tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm khác do NH cấp trên giao chỉ tiêu; xem đây là chỉ tiêu quan trọng phấn đấu hoàn thành để nhận xét năng lực của từng chi nhánh, từng cán bộ.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH
TỈNH VĨNH LONG