Công nhận bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 39)

5. Bố cục đề tài

2.6.1 Công nhận bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền

khác của nước ngoài

Vấn đề công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định ly hôn do Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xét xử được quy định tại khoản 4 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm

quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Như vậy, người có yêu cầu hoàn toàn có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận bản án, quyết định ly hôn này. Nguyên tắc chung để Tòa án Việt Nam xem xét công nhận bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài là các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập có quy định về vấn đề này hoặc nếu Việt Nam và nước đó chưa ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này thì dựa trên cơ sở có đi có lại.35

34

Khoản 2 Điều 92 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

35

Điều 343 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004: “Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài”.

Theo đó, người có yêu cầu phải chuẩn bị đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam và các giấy tờ tài liệu được gửi kèm theo đơn để gửi cho Bộ Tư pháp như: Bản sao hợp pháp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam (trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này); văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao bản án, quyết định đó. Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ.36 Lưu ý, đơn yêu cầu và các tài liệu gửi kèm theo phải được dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.37

Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp sẽ chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền để xét đơn yêu cầu. Sau khi nghiên cứu hồ sơ Tòa án sẽ ra một trong các quyết định sau đây: (i) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu; (ii) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp; hoặc (iii) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Sau khi Tòa án đã ra quyết định nói trên, thì Tòa án gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp quyết định đó; nếu đương sự ở nước ngoài thì quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định nói trên, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định đó.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam và người nước ngoài đã đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sau đó ly hôn tại nước ngoài, Bộ Tư pháp đã có Thông tư số 16 ngày 8/10/2010 hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài. Quy định này áp dụng cho những bản án, quyết định chứng nhận chấm dứt quan hệ hôn nhân, không thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam. Sau khi ghi chú, đương sự có quyền đăng ký kết hôn mới. Còn việc công nhận và cho thi hành bản án ly hôn có liên quan đến phân chia tài sản, quyền nuôi con thuộc thẩm quyền của Tòa án. 38

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)