Nguyên nhân của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 50)

5. Bố cục đề tài

3.1.3.1Nguyên nhân của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Gia đình là nền tảng, là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành, phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Thế nhưng trong nhiều năm qua, đi cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân thay đổi, từng bước được cải thiện, cuộc sống ngày càng hiện đại thì số liệu các vụ ly hôn trong nước cũng như có yếu tố nước ngoài ngày một gia tăng. Giá trị gia đình truyền thống trên nhiều khía cạnh đang bị lung lay và rạn nứt. Hệ lụy của các vụ ly hôn để lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, nhất là phụ nữ và trẻ em. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này là một trong những chiếc chìa khóa giúp ta giảm thiểu được tình trạng ly hôn này trong tương lai. Tuy nhiên, có tới cả một nghìn lẻ một nguyên nhân khiến tan vỡ hạnh phúc gia đình dẫn đến ly hôn: sự thiếu hòa hợp

về tình cảm, va chạm kinh tế, ngoại tình, bạo hành… Nên để chỉ mặt đặt tên đâu là những

nguyên nhân của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thì thật là khó, bởi việc xác lập quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng có đến cả trăm ngàn lý do, người vì tiền, kẻ vì muốn được ra nước ngoài, kẻ lại muốn thay đổi cuộc đời… Nhưng trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố đã cho thấy hầu hết các vụ án ly hôn này thường bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau:

Phần lớn các trường hợp kết hôn với người nước ngoài và sau đó ly hôn thời gian gần đây từ một thực tế, hôn nhân không xuất phát từ tình yêu. Hiện nay có một số lượng rất đông các trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Hôn nhân thì từ trước tới nay theo quy luật bình thường là hai bên nam nữ tự do tìm hiểu, nảy sinh tình yêu và đi đến hôn nhân, đó là kết quả của một tình yêu thăng hoa. Nhưng ngày nay, họ kết hôn với nhau không phải vì tình yêu mà là vì những lợi ích vật chất hay những mục đích phi tình cảm khác hoặc là do tác động của cơ chế thị trường dẫn đến những biến tướng của hôn nhân. Hầu hết các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài đều thông qua môi giới của người quen hay các tổ chức bất hợp pháp. Đa số các trường hợp quen biết nhau chỉ dưới ba tháng, rất hiếm trường hợp quen biết trực tiếp. Nhiều cuộc hôn nhân diễn ra trong khi hai bên không hề gặp gỡ dù chỉ một lần. Lấy chồng ngoại để mong đổi đời, thoát khỏi nghèo đói thất nghiệp đã trở thành trào lưu của các cô gái ở những vùng quê nghèo. Họ những tưởng sẽ có thể được sống

62

Nguyễn Thị Liên Hương, Giải quyết việc ly hôn mà vợ, chồng thường trú ở nước ngoài, Tạp chí Luật học, số 2, 1999, tr. 13-15, tr. 13.

sung sướng nhưng cũng chính do hôn nhân không có tình yêu thành ra không có cơ sở để duy trì cuộc sống gia đình bình thường trước những khó khăn của cuộc sống chung. Qua môi giới, nhiều phụ nữ Việt Nam vội vàng kết hôn với người nước ngoài, rồi đành phải bẽ bàng chấp nhận sự chia tay. Nhiều cô dâu ở đồng bằng sông Cửu Long vỡ mộng lấy chồng ngoại quốc nay đang phải tìm cách thoát ra khỏi cái bẫy hôn nhân hữu danh vô thực đó. Không ít người đành bất lực khi tự cởi trói cho mình.

Không phù hợp về văn hóa, lối sống, phong tục tập quán và ngôn ngữ giữa vợ và chồng. Đây là điều khó tránh khỏi vì mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng mang bản sắc dân tộc mà cả đời người phải gắn bó. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là sự kết hợp giữa hai nền văn hóa hoàn toàn khác biệt thành một. Nó giống như khi ta đổ hai thứ nước khác nhau vào cùng một cốc, nó có thể dung hòa được, nhưng nó cũng có thể tác động qua lại lẫn nhau tạo nên những phản ứng đào thải nhau. Cuộc sống hôn nhân của những con người không có cùng văn hóa, lối sống, phong tục cũng như vậy. Rất khó để hòa nhập nếu cả hai người không có một tình cảm vững chắc, không có một thái độ thông cảm, hiểu biết lẫn nhau. Rất nhiều những người con gái Việt Nam khi đi lấy chồng nước ngoài thì không trang bị cho mình một kiến thức về văn hóa lối sống, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn giữa vợ và chồng, họ không thể chia sẻ khác biệt về lối sống, tích cách văn hóa cũng như sự thiếu hiểu biết trong ứng xử, sự thích ứng kém trong quan hệ vợ chồng và mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Dẫn đến hậu quả lâu dài là rất nhiều trường hợp ly hôn do không thể hòa nhập được với đất nước của gia đình nhà chồng (vợ).

Vấn đề bạo hành gia đình. Một khi hôn nhân không xuất phát từ tình yêu, lại có sự

khác biệt về văn hóa, lối sống, phong tục tập quán hay pháp luật giữa hai nước, bất đồng ngôn ngữ giữa vợ với chồng… những điều đó đã khiến rất nhiều cô gái Việt Nam phải hứng chịu những bất hạnh trong đời sống hôn nhân với người chồng ngoại quốc. Thậm chí nhiều người còn phải chịu cảnh đòn roi, đánh đập, ngược đãi của chồng và gia đình nhà chồng. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc như thế, việc ly hôn chỉ là vấn đề thời gian. Có nhiều trường hợp phải bỏ trốn về Việt Nam sinh sống mà không có sự thỏa thuận ly hôn với chồng hoặc không có phán quyết ly hôn từ phía nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều trường hợp khác không được may mắn như vậy, điển hình là hai trường hợp cô dâu người Việt bị giết do sự hành hạ của người chồng Hàn Quốc làm cho dư luận trong nước và ngay tại Hàn Quốc đều xôn xao, căm giận. Đầu tiên là việc cô dâu Huỳnh Mai bị người chồng Hàn Quốc hành hạ cho đến chết rồi giấu xác, nỗi đau chưa nguôi thì dư luận trong nước lại nhận được tin: thêm một cô dâu Việt bị chết ở Hàn Quốc – cô gái bạc phận đó là Lê Thị Kim Đồng (quê ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ), Đồng đã cố gắng thoát khỏi gia đình chồng (do bị hành hạ), nhưng sợ cầu thang máy có camera theo dõi nên đã buộc rèm cửa vào người và nhảy xuống từ ban công tầng 9, nhưng rèm cửa đứt…63 Nhiều người đến nay vẫn chưa quên cái chết thương tâm của cô dâu Thạch Thị Hoàng Ngọc (sinh năm 1990, ngụ thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ) bị người chồng Hàn Quốc mắc bệnh tâm thần đánh đập rồi đâm chết vào ngày 7-7-2010 đã gây bất bình trong dư luận.64 Và gần đây nhất lại có thêm một trường hợp cô dâu Việt ở Đài Loan bị chồng cắt cổ, đó là trường hợp

63

Sẽ sửa Luật Hôn nhân và gia đình, Báo Gia đình và xã hội, 2008, http://news.vibonline.com.vn/Home/Chinh-sach- moi/5906/Se-sua-Luat-Hon-nhan-va-Gia-dinh, [ngày truy cập 16-9-2013].

64

Phan Anh, Thêm một cô dâu Việt bị chồng Hàn Quốc đâm chết, Báo Cộng Đồng, 2011,

của chị Ninh Lệ Phụng ở quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Chị Phụng đã lấy chồng Đài

Loan được 16 năm, chồng chị là thợ mộc, không có thu nhập ổn định, là kẻ nát rượu và thường bạo hành vợ sau khi uống rượu say. Trong một lần uống say rồi chửi mắng vợ thậm tệ sau đó bất ngờ người chồng Đài Loan này đã dùng con dao để chẻ cau cứa vào cổ vợ làm đứt cổ chị Phụng. Mặc dù chị Phụng đã gắng gượng dùng tay bịt kín vết thương, lao ra cửa nhưng chạy chưa đến 10m thì đổ gục và tử vong ngay sau đó.65 Từ những sự việc trên cho thấy đây là một vấn nạn của xã hội cho nên cần nhanh chóng có những biện pháp bảo vệ các

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 50)