Đối với trường hợp công dân Việt Na mở trong nước xin ly hôn với ngườ

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 37)

5. Bố cục đề tài

2.4.3.4 Đối với trường hợp công dân Việt Na mở trong nước xin ly hôn với ngườ

nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài

Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Tòa án thụ lý giải quyết. Theo quy định tại Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình hạnh phúc; do đó, nếu người nước ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng theo quy định, thời gian không có tin tức cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam từ một năm trở nên mà đương sự, thân nhân của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ, các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân), sau khi đã điều tra xác minh địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh, địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn... nhưng cũng không biết tin tức, địa chỉ của họ, thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và xử cho ly hôn.32

Có thể thấy, trình tự và thủ tục giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài không chỉ tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục đối với việc giải quyết vụ việc ly hôn nói chung, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trình tự, thủ tục mang tính đặc thù của vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nhìn chung, thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài có những đặc điểm sau:

Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo pháp luật Việt Nam hoặc đăng ký kết hôn của họ được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc đã được hợp pháp hóa lãnh sự và đã được ghi chú vào sổ các thay đổi về hộ tịch theo quy định về đăng ký hộ tịch.

Đơn ly hôn của đương sự ở nước ngoài phải được chứng thực hợp pháp. Nghĩa là phải được hợp pháp hóa lãnh sự (nếu đương sự là người nước ngoài) hoặc phải được xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (nếu đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài) hoặc ít nhất phải được thân nhân của họ và đương sự trong nước xác nhận.

Việc lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài, việc điều tra, xác minh về tài sản chung ở nước ngoài… phải được thực hiện qua con đường ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại.

Vấn đề hòa giải đoàn tụ trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài (trong trường hợp một bên đương sự ở nước ngoài không có mặt tại Tòa án vào thời điểm thụ lý giải quyết vụ án)

31

Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, phần II, mục 2, tiểu mục 2.3, điểm b.

32

Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, phần II, mục 2, tiểu mục 2.4.

không được đặt ra, coi như trường hợp không thể hòa giải. Do đó, Tòa án không phải báo gọi đương sự ở nước ngoài về tham gia hòa giải.

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn mà có một trong hai bên đương sự đang ở nước ngoài, mặc dù cả hai bên thuận tình ly hôn và quan điểm của họ được thể hiện trong đơn cùng các lời khai, đồng thời đương sự ở nước ngoài xin giải quyết vắng mặt tại Tòa án, thì Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên tòa họp để xét việc xin thuận tình ly hôn, sau đó mới được ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Tòa án không phải triệu tập đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng tại phiên tòa mà chỉ thông báo cho họ biết việc Tòa án mở phiên tòa.

Việc tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài cũng được thực hiện qua con đường ủy thác tư pháp.

Tuy nhiên, trên thực tế việc phân định một cách rạch ròi vấn đề thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa Tòa án cấp Tỉnh và Tòa án cấp Huyện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; việc lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài, việc điều tra, xác minh về tài sản chung ở nước ngoài… thông qua con đường ủy thác tư pháp thường không có kết quả hoặc kết quả không như mong muốn…

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)