Giai đoạn từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực cho đến nay

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26)

5. Bố cục đề tài

1.6.4Giai đoạn từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực cho đến nay

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong suốt hơn 13 năm đổi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của đất nước, một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bộc lộ nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Để đáp ứng những yêu cầu trong nước và quốc tế trong giai đoạn mới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000 tại kỳ họp thứ 7 khóa X và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2001. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành một chương riêng (Chương XI) gồm 7 điều quy định chế độ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, riêng ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại hai điều, Điều 102 và Điều 104 đã chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài năm 1993 và các văn bản có liên quan được ban hành trước đó.

Nhằm cụ thể hóa một số quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, ngày 16/4/2003 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, trong đó có việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Đến Thông tư số 16/2010/TT-BTP ngày 8/10/2010 của Bộ Tư pháp ban hành để hướng dẫn chi tiết việc ghi vào sổ hộ tịch khi ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam. Ngày 15/6/2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các vấn đề của luật tố tụng được ban hành dưới hình thức một bộ luật, đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam. Và hiện tại là Nghị định số 24/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 28/3/2013 quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, có hiệu lực thi hành ngày 15/5/2013 và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Việc hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã phần nào phản ánh xu thế khách quan trong quan hệ đối ngoại của nhà nước ta trong lĩnh vực này. Khẳng định được vai trò quan trọng của nhà nước trong việc xây dựng pháp luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng bởi sự ra đời của các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong tình hình mới.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26)