Giai đoạn từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực đến trước kh

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 25)

5. Bố cục đề tài

1.6.3Giai đoạn từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực đến trước kh

khi Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực

Trong giai đoạn này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành, có hiệu lực thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Việc dành một chương riêng (chương IX) trong Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 để quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là một bước phát triển, tiến bộ mới trong công tác lập pháp ở nước ta về lĩnh vực này. Nó không những thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mà còn phản ánh một xu thế thời đại là các quy định của pháp luật Việt Nam đã bước đầu có những nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế trong quan hệ hôn nhân.

Giai đoạn 1986 đến 1992, Quốc hội đã thông qua một số văn bản pháp lý có liên quan như Thông tư số 06/TTLN ngày 30/12/1986 hướng dẫn về thủ tục và thẩm quyền giải quyết những việc ly hôn giữa công dân Việt Nam mà một bên ở nước chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam; Luật Quốc tịch năm 1988 tại Điều 14; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra đời ngày 29/11/1989… Ngày 2/12/1993, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên tương đối hoàn chỉnh bởi nó không chỉ là cơ sở pháp lý

quan trọng mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ quan hệ hôn nhân giữa công dân với người nước ngoài. Bên cạnh Pháp lệnh năm 1993, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước còn ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhằm điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân có yếu tố nước ngoài như Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được thông qua ngày 17/4/1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1993; Pháp lệnh thi hành án dân sự, được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 21/4/1993, quy định về vấn đề thi hành án các bản án, quyết định dân sự, trong đó có vấn đề ly hôn của Tòa án nước ngoài tuyên; Bộ luật dân sự Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 (Điều 36 về quyền bình đẳng vợ chồng, Điều 38 về ly hôn…); Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 (Điều 9 và Điều 10 quy định về vấn đề liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài)…

Có thể nói trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000, cùng với các văn bản khác, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã đánh dấu sự phát triển đáng kể của pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài. Cho dù, hiện nay các văn bản này không còn hiệu lực nhưng những nội dung cơ bản của các văn đề nêu trên đã được kế thừa và ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 25)