5. Bố cục đề tài
2.3.2 Thẩm quyền theo lãnh thổ
Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xác định theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011): “Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa
án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25,27,29 và 31 của Bộ luật này; Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn… ”. Như vậy, thẩm quyền giải quyết thuộc về
Tòa án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn, các đương sự cũng có thể thỏa thuận Tòa án
16
Khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng… có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài…
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng… giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam…”
17
Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, phần II, mục 2.1, điểm b.
nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết vụ án ly hôn. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết.
Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được xác định dựa vào điểm a và điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011): “Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”. Như vậy,
nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn hoặc bị đơn không có nơi cư trú, làm việc.
Nói tóm lại, nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc giải quyết. Ngược lại, nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý giải quyết.