Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức ngoài xã hội

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 59)

5. Bố cục đề tài

3.2.3Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức ngoài xã hội

Để tránh cho các cơ sở môi giới hôn nhân nước ngoài bất hợp pháp hoạt động tạo nên những cuộc hôn nhân không có tình yêu, cần thiết thành lập những trung tâm hỗ trợ hôn nhân trong việc tư vấn, hỗ trợ các chị em phụ nữ khi họ muốn kết hôn hay ly hôn với người nước ngoài nhằm hạn chế thấp nhất những tình trạng đáng tiếc xảy ra. Nhưng để không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội, đi ngược lại những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục và xúc phạm đến danh dự của người phụ nữ Việt Nam thì các trung tâm hỗ trợ này cần có quy chế hoạt động riêng tạo hành lang pháp lý để hoạt động đúng pháp luật và có điều kiện phát triển. Cán bộ trung tâm phải được đào tạo bài bản, phải hiểu biết sâu về pháp luật, lịch sử, văn hóa, đời sống xã hội của các nước… để có thể tư vấn, giới thiệu, giúp đỡ công dân Việt Nam và người nước ngoài tìm hiểu các vấn đề khác có liên quan khi các bên có nhu cầu theo một quy trình chặt chẽ.

Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và người nước ngoài có thể không phải là hôn nhân trên cơ sở tình yêu nhưng cũng khó khẳng định là hôn nhân mua bán, mặc dù hình thức này vẫn tồn tại. Cần phân biệt rõ hiện tượng buôn bán phụ nữ, hiện tượng lợi dụng môi giới để trục lợi và hiện tượng hôn nhân bình thường theo đúng pháp luật. Vì vậy, các cơ quan truyền thông nên khách quan hơn trong khi thông tin với công chúng về hiện tượng này, không nên vì muốn giảm ngay tình trạng này mà vô hình chung tạo ra một thái độ kỳ thị đối với các cô gái kết hôn hay ly hôn với người nước ngoài. Cần làm thay đổi nhận thức đối với trường hợp không may mắn.

Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục kết hợp với các biện pháp giáo dục Gia đình – Nhà trường – Xã hội để hình thành và định hướng dư luận xã hội về nhận thức và thực hành liên quan đến những vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tuyên truyền, giáo dục thanh niên những kiến thức về giới tính, về tình yêu, hôn nhân và gia đình… đến từng xã, từng ấp. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục bằng nhiều hình thức như tuyên truyền về các giá trị đạo đức, trách nhiệm gia đình – xã hội, hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu, đề cao các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, các giá trị tinh thần trong đời sống gia đình và cộng đồng; đồng thời, phê phán những lệch lạc trong nhận thức và hành vi không bình thường, xa lạ với truyền thống dân tộc Việt Nam.

Phát huy vai trò tích cực trong công tác dân vận của các tổ chức, đoàn thể, nhất là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể tại cộng đồng trong việc tuyên truyền giáo dục định hướng, vận động nam nữ thanh niên thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, hỗ trợ tư vấn về hôn nhân, giới dục về giới tính, về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, giúp đỡ các gia đình khó khăn và các cô gái có hoàn cảnh đặc biệt sau khi ly hôn trở về trong nước sống hòa nhập cộng đồng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, ly hôn có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ xã hội khá phổ biến trong quá trình hợp tác, giao lưu dân sự giữa các quốc gia hay giữa các vùng lãnh thổ với nhau. Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một quan hệ xã hội tuy không mới nhưng nó vừa mang những điểm chung của quan hệ ly hôn, vừa có các đặc điểm đặc thù thể hiện bản chất của nó, liên quan nhiều đến các quan hệ xã hội khác, là cơ sở để chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái. Không những thế, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài còn ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới, do vậy, cùng với quá trình mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực, quan hệ này đã được ghi nhận như một chế định quan trọng và cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, việc pháp luật ghi nhận quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quan hệ này, từ đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của đương sự và tranh chấp phát sinh từ quan hệ này; thể hiện tinh thần hợp tác và tương trợ pháp lý giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, thể hiện tình hữu nghị hợp tác, giao lưu dân sự quốc tế đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự khi tham gia các quan hệ đó.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã mở mang thêm được nhiều kiến thức trong thực tế. Đây không chỉ là bước đệm cho quá trình nghiên cứu khoa học mà còn giúp người viết nhận thức đúng đắn về tư duy và suy nghĩ của bản thân. Người viết không chỉ đã tìm hiểu được một số nội dung quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành mà còn hiểu biết thêm về những chính sách khác của Đảng và Nhà nước. Không chỉ dừng lại ở đó, việc nghiên cứu đề tài đã mang lại cho người viết tư duy logic hơn, từ đó tạo tiền đề cho quá trình học tập nghiên cứu thêm sau này. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu, đặc biệt là trong phạm vi của đề tài. Với rất nhiều văn bản quy định về ly hôn có liên quan và thường xuyên thay đổi, người viết đã phải chắt lọc, phân loại để tìm ra những nội dung cần thiết và phù hợp với nội dung đề tài. Đây là lần đầu tiên mà người viết nghiên cứu một đề tài về ly hôn có yếu tố nước ngoài, những khó khăn rồi cũng đã trôi qua, người viết cũng đã cố gắng để hoàn thành đề tài với một tâm lý thoải mái. Mặc dù có nhiều cố gắng, song đề tài vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và học tập. Người viết đã vận dụng những kiến đã học và đọc từ các nguồn tư liệu tham khảo để hoàn thành đề tài đã chọn. Từ việc nghiên cứu đề tài, người viết cảm thấy tự tin hơn trong quá trình làm việc của bản thân, bởi vì từ những kiến thức đã nghiên cứu được, nó đã bổ sung vào kinh nghiệm sống và trở thành hành trang trong cuộc đời. Kiến thức ấy trở thành nền tảng để người viết tìm hiểu thêm về các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế.

Cũng từ việc nghiên cứu, cho thấy, việc pháp luật ghi nhận và có cơ chế đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã tạo hành lang pháp lý cho quan hệ này phát triển, thể hiện rõ nét sự hội nhập sâu, rộng của công dân Việt Nam vào đời sống quốc tế. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, thấy rằng bên cạnh những mặt đã đạt được, ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng bộc lộ những hạn chế và hệ lụy của nó, ảnh hưởng xấu tới đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tới hình ảnh của dân tộc Việt Nam trước bạn bè thế giới. Không những thế, hệ lụy của quan hệ này còn xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của công dân Việt Nam đặc biệt là

người phụ nữ Việt Nam. Nguyên nhân nảy sinh những hệ lụy của quan hệ này xuất phát từ nhiều phía, cả khách quan lẫn chủ quan nhưng trong đó sự hạn chế của pháp luật, sự yếu kém của các thiết chế đảm bảo thực thi pháp luật của quan hệ này đóng vai trò không nhỏ. Do vậy, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cũng như thực trạng quan hệ ly hôn giữa có yếu tố nước ngoài trong một vài năm gần đây để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật cũng như hoạt động của các thiết chế đối với vấn đề này là hết sức cần thiết nhằm lành mạnh hóa, hạn chế tiêu cực nảy sinh từ quan hệ đặc thù này. Các quy định điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cụ thể các vụ án ly hôn. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn về lĩnh vực này, hệ thống các văn bản pháp luật cần được hoàn thiện hơn và cần thiết tăng cường ký kết, tham gia, bảo đảm thực hiện các Điều ước quốc tế song phương và đa phương về vấn đề hôn nhân và gia đình với các quốc gia trên thế giới. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng chính là góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ theo xu thế thời đại ở đất nước ta.

Hy vọng với việc nghiên cứu đề tài này phần nào giúp cho việc giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có những chuyển biến tích cực và quan trọng hơn là việc pháp luật trong nước được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế khách quan của xã hội hiện nay. Nhằm tạo môi trường hôn nhân lành mạnh, tự do và bình đẳng, đồng thời qua việc nghiên cứu đề tài này người viết tin là sẽ hỗ trợ phần nào kiến thức và kinh nghiệm cho những ai quan tâm về lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, do trình độ lý luận của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô để đề tài này nghiên cứu trở nên hoàn thiện và hữu ích hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001

2. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004

3. Bộ luật Dân sự năm 2005

4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

5. Luật Tương trợ tư pháp năm 2007

6. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008

7. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

8. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình

9. Thông tư số 16/2010/TT-BTP ngày 8/10/2010 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài

10.Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ Tư pháp

 Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Mũi Cà

Mau, 1999

2. Nguyễn Thị Liên Hương, Giải quyết việc ly hôn mà vợ, chồng thường trú ở nước

ngoài, Tạp chí Luật học, số 2, 1999, tr. 13-15

3. Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh, Tập bài giảng Luật Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Luật, 2002

4. Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Luật, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt

Nam, Tập 1 – Gia đình, Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2007

 Danh mục trang thông tin điện tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. A.Chân, Mỗi năm có 900 vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài, Báo Sài Gòn giải phóng

online, 2013, http://www.sggp.org.vn/xahoi/2013/2/310761/, [ngày truy cập 6-9- 2013]

2. Bình Minh, Công nhận án ly hôn ở nước ngoài – Bài 1, Tạp chí Pháp luật TPHCM online, 2011, http://phapluattp.vn/20110407010935760p0c1063/cong-

nhan-an-ly-hon-o-nuoc-ngoai-ach-tac-vi-vuong-luat.htm, [ngày truy cập 10-9- 2013]

3. Bình Minh, Công nhận án ly hôn ở nước ngoài – Bài 2, Tạp chí Pháp luật TPHCM online, 2011, http://phapluattp.vn/20110407104234484p0c1063/cong- nhan-an-ly-hon-o-nuoc-ngoai-bai-2-nan-giai-chuyen-go-vuong.htm, [ngày truy cập 11-9-2013]

4. Bình Minh, Đơn phương ly hôn chồng ngoại – Bài 2, Tạp chí Pháp luật TPHCM

online, 2011, http://phapluattp.vn/2011051611200774p0c1063/don-phuong-ly- hon-chong-ngoai-bai-2-cho-roi-lai-cam.htm, [ngày truy cập 8-9-2013]

5. Bình Minh, Mòi mỏi tuổi xuân vì tòa không xử, Tạp chí Pháp luật TPHCM online, 2011, http://phapluattp.vn/20110515105444331p0c1063/mon-moi-tuoi-xuan-vi- toa-khong-xu.htm, [ngày tuy cập 5-9-2013]

6. Dương Hằng – Tiến Hiền, Bi hài chuyện ly hôn chồng ngoại – Bài 1, Tạp chí Pháp

luật TPHCM online, 2012, http://phapluattp.vn/20121021103754477p0c1063/bi- hai-chuyen-ly-hon-chong-ngoai-bai-1-tan-tanh-giac-mo-xuat-ngoai.htm, [ngày truy cập 7-9-2013]

7. Hà Hải, Cần điều chỉnh quy định xử lý ly hôn với người nước ngoài, Báo Phụ nữ

thành phố, 2012, http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/can-dieu-chinh-quy- dinh-xu-ly-ly-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai/a76456.html, [ngày truy cập 11-9-2013] 8. Hoàng Yến, Ly hôn ở nước ngoài chia tài sản ra sao?, Tạp chí Pháp luật TPHCM

online, 2013, http://phapluattp.vn/20130811115314236p0c1063/ly-hon-o-nuoc- ngoai-chia-tai-san-ra-sao.htm, [ngày truy cập 11-9-2013]

9. Hồng Minh, Nỗi lo từ Trung tâm tư vấn hôn nhân, Báo mới online, 2013,

http://www.baomoi.com/Noi-lo-tu-Trung-tam-tu-van-hon-nhan/45/11066538.epi, [ngày truy cập 20-9-2013]

10.Linh Trúc, Những cuộc hôn nhân “ngoại” nhìn từ những phiên tòa, Mạng thông

tin Việt Báo, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nhung-cuoc-hon-nhan-ngoai-nhin-tu-nhung- phien-toa/20035827/157/, [ngày truy cập 5-9-2013]

11.Mỹ Loan, Một cô dâu Việt ở Đài Loan bị chồng cắt cổ, Báo Thanh niên online,

2013, http://tuoitre.vn/The-gioi/Nguoi-Viet-xa-que/536890/mot-co-dau-viet-o-dai- loan-bi-chong-cat-co.html, [ngày truy cập 16-9-2013]

12.Nghi Anh, Hành trình ly hôn – Bài 1, Báo Phụ nữ thành phố, 2013,

http://phunuonline.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/dien-dan/hanh-trinh-ly-hon-bai-1- mon-moi-tim-nguoi/a92586.html, [ngày truy cập 6-9-2013]

13.Nguyễn Hải, Vướng mắc trong xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài, Báo Nghệ An, 2013,http://baonghean.vn/an-ninh-quoc-phong/chinh-sach-phap-

luat/201311/vuong-mac-trong-xet-xu-ly-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai-417011/, [ngày truy cập 19-10-2013]

14.Phương Oanh, Giảm thiểu ly hôn có yêu tố nước ngoài – Làm chặt chẽ từ khâu xác

nhận tình trạng hôn nhân và đăng ký kết hôn, Báo Hải Phòng, 2013,

http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4905/201310/giam-thieu-ly-hon-co-yeu- to-nuoc-ngoai-lam-chat-che-tu-khau-xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-va-dang-ky- ket-hon-2281770/, [ngày truy cập 10-11-2013]

15.Sẽ sửa Luật Hôn nhân và gia đình, Báo Gia đình và xã hội, 2008,

http://news.vibonline.com.vn/Home/Chinh-sach-moi/5906/Se-sua-Luat-Hon-nhan- va-Gia-dinh, [ngày truy cập 16-9-2013]

16.Thái Bình, Gặp khó khi làm thủ tục ly hôn với chồng nước ngoài, CAND online, 2011, http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2011/3/146067.cand, [ngày truy cập 6-9-2013]

17.Thu Hồng, Vỡ mộng đổi đời: Mỏi mòn chờ ly hôn, Báo Người lao động online, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012, http://nld.com.vn/20120921103818412p0c1002/vo-mong-doi-doi-moi-mon- cho-ly-hon.htm, [truy cập ngày 9-9-2013]

18.Thúy Quyên, Đừng để “tình không biên giới” bất thường, Báo Vĩnh Long online, 2012, http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?id=175&newsid=53129, [ngày truy cập 6-9-2013]

19.Văn Vĩnh, “Trái đắng” từ làn sóng lấy chồng ngoại, CAND online, 2013,

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 59)