Điều kiện ly hôn và trường hợp hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn có yếu tố nước

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 28)

5. Bố cục đề tài

2.1 Điều kiện ly hôn và trường hợp hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn có yếu tố nước

Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc

ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. Xét dưới khía cạnh lý

luận của tư pháp quốc tế thì đây là loại quy phạm xung đột một bên, khẳng định pháp luật của nước sở tại (Việt Nam) để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quy định tại khoản 1 Điều 104 này thì chỉ thích hợp khi các bên đương sự (hoặc ít nhất một bên đương sự là công dân Việt Nam) thường trú tại Việt Nam vào thời điểm xin ly hôn. Cho nên trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000, việc ly hôn đó được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ

chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, theo

quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc giải quyết vấn đề tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi có

bất động sản đó. Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam được áp dụng cả về mặt nội

dung lẫn tố tụng nhằm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Theo nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quan hệ ly hôn được ghi nhận tại Chương X với 15 điều (từ Điều 85 đến Điều 99), quy định chi tiết về quyền của các bên đối với việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, các căn cứ để Tòa án xem xét khi ly hôn, quyền thăm nom con cái sau ly hôn… Và theo khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Các quy định của pháp luật về hôn nhân và

gia đình của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp luật này có quy định khác”, vì vậy về

nguyên tắc, các quy định về ly hôn được ghi nhận tại Chương X cũng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Nói tóm lại, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 104 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, theo quy định đó thì quan hệ ly hôn này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài hoặc bởi pháp luật Việt Nam, trong trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì về phần luật nội dung được giải quyết theo các quy định tại Chương X của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, còn về phần luật tố tụng thì tuân theo các quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2.1 Điều kiện ly hôn và trường hợp hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn có yếu tố nước ngoài ngoài

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)