Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 52)

5. Bố cục đề tài

3.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: một bên mất tích, một bên bị bệnh tật, không có con hay ngoại tình do sự thay đổi nơi làm việc, môi trường sống, nơi cư trú (như là thường xuyên đi làm xa nhà, đi xuất khẩu lao động, học tập ở nhiều nước)… cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mối quan hệ vợ chồng dẫn tới tình trạng ly hôn.

Trên đây chỉ là mặt trái của những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Thực tế có rất nhiều cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu đích thực chứ không nhằm vào những mục đích khác, đôi bên có thời gian tìm hiểu nhau kĩ càng trước khi tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, như đã nói những rào cản về ngôn ngữ, về văn hóa mỗi nước là rất lớn và không dễ gì vượt qua được. Do đó những cuộc hôn nhân này khó bền vững và dễ dàng dẫn đến ly hôn. Mặt khác, có thể thấy rằng những nguyên nhân này thường ẩn vào nhau, xen kẽ lẫn nhau tạo nên xung đột, mâu thuẫn gia đình gay gắt, và đó chính là cơ sở để Tòa án xử đơn xin ly hôn.

3.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài nước ngoài

Việc giải quyết các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập bởi những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hệ thống các quy phạm điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở

Việt Nam về cơ bản là thống nhất, khắc phục được tình trạng tản mạn, chồng chéo đã xảy ra giữa các quy phạm pháp luật trong các thời kỳ trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. Các quy định về giải quyết các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài tuy đã được quy định tương đối cụ thể nhưng vẫn chỉ điều chỉnh ở mức hạn chế. Mặt khác, pháp luật thực định ở nước ta chưa đầy đủ và đồng bộ dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong quá trình giải quyết các quan hệ này cũng chưa thống nhất, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở quy phạm xung đột dẫn chiếu đến buộc áp dụng pháp luật Việt Nam mà pháp luật Việt Nam lại chưa quy định rõ ràng, cụ thể thì chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài này.

Thứ hai, Nhà nước ta chưa ký kết các Điều ước quốc tế song phương, chưa tham gia

Điều ước quốc tế đa phương quan trọng để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Mặt khác, đối với một số Hiệp định tương trợ tư pháp mà nhà nước ta đã ký kết với các nước, việc tổ chức thi hành các Hiệp định này chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa được các cơ quan nhà nước quan tâm đúng mức. Ngoài ra, có những nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp

65

Mỹ Loan, Một cô dâu Việt ở Đài Loan bị chồng cắt cổ, Báo Thanh niên online, 2013, http://tuoitre.vn/The- gioi/Nguoi-Viet-xa-que/536890/mot-co-dau-viet-o-dai-loan-bi-chong-cat-co.html, [ngày truy cập 16-9-2013].

định tương trợ tư pháp khi phát sinh quan hệ ly hôn giữa công dân hai nước thì không có Luật điều chỉnh vấn đề này. Đối với những vụ việc cần được ủy thác tư pháp, Tòa án Việt Nam ủy thác cho Tòa án nước ngoài thường có kết quả trả lời rất chậm. Chính vì vậy, việc lấy lời khai tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử. Nguyên nhân có thể dẫn đến việc ủy thác mà không có kết quả, đó là việc ủy thác tư pháp về dân sự trước hết dựa trên các cơ sở điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự. Trường hợp không có điều ước quốc tế thì sẽ dựa vào nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với một số nước cũng chưa phát huy nhiều tác dụng do trên thực tế nước đó chưa có ủy thác tư pháp về dân sự cho Việt Nam. Vì thế, việc thực hiện ủy thác tư pháp có kết quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hợp tác của nước tiếp nhận yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam. Ngoài ra, việc không có kết quả ủy thác tư pháp còn có thể do hồ sơ yêu cầu nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp không đúng theo quy định của pháp luật của nước nhận yêu cầu, kể cả việc đóng lệ phí, nên các hồ sơ này dù đã được gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhưng cũng không được thực hiện; tên địa chỉ của người tống đạt không chính xác hoặc người tống đạt đã chuyển chỗ ở mà không xác định được nơi ở mới.

Thứ ba, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt

Nam khi mà giữa hai nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp. Nếu Việt Nam không công nhận và thi hành những bản án, quyết định này ở Việt Nam thì ngược lại trong trường hợp tương tự bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam sẽ không được công nhận và thi hành trên lãnh thổ quốc gia khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam cũng như công dân quốc gia khác.

Thứ tư, trong công tác giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, đội ngũ cán

bộ, công chức của Tòa án nhân dân các cấp nhìn chung chưa đủ về số lượng, một bộ phận còn bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác. Trong khi đó công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới nên thẩm phán còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, dẫn tới chất lượng giải quyết nhiều vụ việc về vấn đề này còn chưa cao. Về năng lực cán bộ của cơ quan thi hành pháp luật và công tác quản lý cán bộ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều việc nâng cao năng lực cán bộ của cơ quan thi hành pháp luật ngày càng lớn nhưng thẩm phán nước ta hầu như chưa thực thi các quy định của pháp luật về áp dụng pháp luật nước ngoài. Bên cạnh đó công tác quản lý cán bộ còn nhiều hạn chế.

Thứ năm, sự hiểu biết về pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài của

công dân Việt Nam còn thấp vì vậy khi một bên trong vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, nhiều khi chủ thể là người Việt Nam còn không thận trọng, không làm đúng các thủ tục vì vậy không những quyền lợi của bản thân bị xâm hại mà còn ảnh hưởng đến quá trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, tuy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được thực hiện ở nhiều Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan, nhưng nhìn chung công tác này ở các cấp chính quyền chưa sâu rộng, không thường xuyên, chưa kịp thời, hiệu quả còn thấp nên nhận thức về pháp luật ly hôn có yếu tố nước ngoài của người dân còn chưa cao.

Thứ sáu, do cơ chế quản lý về vấn đề kết hôn với người nước ngoài của Nhà nước ta còn chưa hiệu quả, để cho các cơ sở môi giới hôn nhân nước ngoài bất hợp pháp hoạt động, tạo nên những cuộc hôn nhân không có tình yêu, giả tạo. Vì thế nên việc ly hôn là tất yếu xảy ra. Hiện nay, trên cả nước có 15 trung tâm, đã tư vấn cho gần 6.500 trường hợp giúp chị em cân nhắc kỹ trước khi lấy chồng nước ngoài, đồng thời có sự chuẩn bị tốt hơn về kiến thức pháp luật, tâm lý khi làm dâu xứ người. Tuy nhiên, do một số khó khăn đặc thù, hoạt động của các trung tâm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Khó khăn chung của phần lớn các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài là về mặt nhân sự như thiếu cán bộ, đa phần là cán bộ kiêm nhiệm nên không có điều kiện đầu tư tốt cho công việc để duy trì hoạt động được lâu dài, về trình độ của các tư vấn viên về luật pháp, phong tục tập quán các nước còn hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong việc tư vấn. Sự phối hợp của các cấp, ngành, đặc biệt ở cơ sở về vấn đề tư vấn cũng như giải quyết đối với các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ... Được biết, hầu hết các Trung tâm đến thời điểm này hoạt động chỉ tập trung vào chức năng tư vấn, còn chức năng giới thiệu, giúp đỡ công dân Việt Nam và người nước ngoài tìm hiểu các vấn đề khác có liên quan mà các bên có nhu cầu theo một quy trình chặt chẽ, vẫn còn đang thí điểm, chưa được có sự hướng dẫn cụ thể. Hoạt động của các Trung tâm thời gian qua chưa đáp ứng nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của những phụ nữ có nguyện vọng chính đáng muốn được kết hôn với người nước ngoài, nên dẫn đến tình trạng môi giới bất hợp pháp phát triển.66

Thực tế cho thấy phần lớn các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam khoảng thời gian gần đây chủ yếu thuộc trường hợp công dân trong nước ly hôn với người nước ngoài, trong đó công dân trong nước thường là các cô gái Việt Nam. Cho nên nếu vẫn còn những khó khăn, bất cập trong quá trình giải quyết mà tòa không giải quyết ly hôn cho những cô gái trẻ thoát khỏi mối quan hệ vợ chồng chỉ còn trên giấy thì tức là chính mình đã tự làm khó, làm khổ dân mình. Việc này không khéo lại đẩy phụ nữ Việt vào con đường vi phạm chế độ một vợ một chồng, thậm chí có khi phải xử lý hình sự. Bởi lẽ thực tế đã không còn liên lạc, chung sống với chồng ngoại nhưng không được cắt đứt được mối quan hệ trên giấy tờ, khi gặp một người đàn ông thương yêu họ thật lòng thì họ sẽ rất dễ chấp nhận chung sống như vợ chồng. Và nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng là có con thì khả năng bị xử lý hình sự là hoàn toàn có thể xảy ra…

Một phần của tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)