Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần bắt đầu từ đâu và

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần bắt đầu từ đâu và

tiến hành như thế nào?

TDB, TCH là một hiện tượng chính trị phức tạp, diễn ra rộng khắp ở mọi lĩnh vực, mọi cá nhân, tổ chức, có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không chỉ ở cấp cơ sở mà còn ở cả cấp trung ương, nằm trong HTCT và ở cả ngoài xã hội. Phòng, chống TDB, TCH là vấn đề nhạy cảm, liên quan mật thiết đến sinh mệnh chính trị của CBĐV, đến danh dự của tập thể, tổ chức, đến sự ổn định, vững mạnh của nội bộ, do đó tiến hành cuộc đấu tranh này phải thận trọng, tỷ mỉ và khách quan với

66

những bước đi và lộ trình phù hợp đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, không chủ quan, nóng vội. Theo tinh thần đó, phòng, chống TDB, TCH cần thiết phải xác định rõ vấn đề: nên bắt đầu từ đâu? Và tiến hành cuộc đấu tranh này như thế nào để đạt được hiệu quả trước mắt và lâu dài, đảm bảo căn cơ, triệt để?

TDB, TCH có nguyên nhân từ bên ngoài và bên trong HTCT, trong đó nguyên nhân bên trong mang tính quyết định, nguyên nhân bên ngoài là quan trọng, do đó phòng, chống TDB, TCH cần tập trung giải quyết các vấn đề: ngăn chặn, hạn chế tối đa những tác động của yếu tố bên ngoài; kiểm soát môi trường không để yếu tố TDB, TCH thâm nhập, tồn tại và phát triển vào bên trong và khi nó xuất hiện cần phát hiện, cách ly, xử lý hiệu quả, không để TDB, TCH lan rộng; chủ động ngăn ngừa, triệt tiêu những yếu tố bên trong có thể dẫn đến TDB, TCH.

Với cách tiếp cận như vậy, phòng, chống TDB, TCH trước mắt cần tập trung tăng cường cuộc đấu tranh phòng, chống DBHB của các TLTĐ đối với cách mạng nước ta nhằm hạn chế tối đa tác động của nó đối với HTCT nước ta; xây dựng một hệ thống kiểm soát “môi trường” và hoàn thiện “bộ lọc” nhằm phát hiện và ngăn chặn tối đa những tiêu cực, tiếp thu, tận dụng những thành tựu, mặt tích cực từ những yếu tố bên ngoài, trọng tâm vào quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại (chủ yếu là mạng Internet), diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế…; ngăn chặn tình trạng suy thoái nội bộ đang diễn biến nghiêm trọng, phức tạp; từng bước hoàn thiện lý luận và HTCT phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta.

67

CHƢƠNG 3

DỰ BÁO, XU HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

“TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM 3.1. Dự báo, xu hƣớng

3.1.1. Các yếu tố thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam

Trong thời gian tới, nhờ tận dụng triệt để thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và nắm giữ phần lớn những nguồn lực vật chất, CNTB lũng đoạn quốc tế còn tiềm năng phát triển và tiếp tục chi phối các xu thế chủ đạo của thế giới, nhất là quá trình toàn cầu hóa và thông qua đó áp đặt, phổ biến các giá trị TBCN trên phạm vi toàn cầu để phục vụ lợi ích của mình. Trong khi đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mặc dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng, chưa thể phục hồi trong tương lai gần. Dưới sự chi phối của CNTB lũng đoạn quốc tế, tình hình quốc tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường sẽ có những tác động thuận chiều với quá trình TDB, TCH ở nước ta và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của cuộc đấu tranh với TDB, TCH.

Khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là trọng điểm trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, trong đó nổi lên là cạnh tranh Mỹ - Trung và Nhật - Trung. Các nước này sẽ ra sức lôi kéo Việt Nam vào vòng ảnh hưởng của mình, tuy nhiên những căng thẳng và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông sẽ là một nhân tố quan trọng để Mỹ và Nhật gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực này, nhất là Việt Nam. Đây là yếu tố làm gia tăng xu hướng TDB, TCH ở nước ta thời gian tới.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của đất nước, bên cạnh những yếu tố tích cực đồng thời cũng sẽ tạo ra những điều kiện môi trường thuận lợi cho sự thâm nhập, tồn tại và phát triển của các yếu tố TBCN, nhất là trong điều kiện ta chưa kiểm soát được một cách thực sự hiệu quả những tác động đa chiều của các xu thế này. Do đó, trong thời gian tới, các yếu tố thúc đẩy

68

TDB, TCH từ bên ngoài sẽ có nhiều thuận lợi để thâm nhập vào xã hội ta và là một thách thức lớn đối với cuộc đấu tranh phòng, chống TDB, TCH.

Tình hình kinh tế - xã hội nước ta, mặc dù đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và quan trọng nhưng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Các tàn dư của chế độ kinh tế - xã hội tiền tư bản và kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp tiếp tục tồn tại; quá trình tái cơ cấu kinh tế còn chậm và cần nhiều thời gian để cho kết quả. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình dẫn đến tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế và chệch hướng XHCN đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những vấn đề phức tạp về xã hội như phân hóa giàu - nghèo, phân tầng giai cấp, lợi ích nhóm… cùng với tình trạng tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, tư duy nhiệm kỳ tiếp tục gia tăng. Những vấn đề này, nếu không được quan tâm giải quyết một cách căn cơ, tạo chuyển biến rõ rệt sẽ là nguy cơ lớn làm gia tăng TDB, TCH ở Việt Nam.

Tình trạng suy thoái nội bộ nghiêm trọng, kéo dài, nhất là về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận CBĐV chưa thể ngăn chặn, đẩy lùi trong thời gian trước mắt. Những nhược điểm của HTCT cần nhiều thời gian để khắc phục. Mô hình phát triển theo con đường CNXH còn nhiều bất cập, cả về lý luận và thực tiễn. Nguy cơ TDB, TCH ở nước ta đã được nhận thấy nhưng vẫn ở mức nhận thức bước đầu, các mặt đấu tranh vẫn còn chậm được cụ thể hóa, thể chế hóa. Lợi dụng tình hình đó, trong thời gian tới, các TLTĐ CNXH tiếp tục gia tăng các hoạt động thực hiện chiến lược DBHB, thúc đẩy TDB, TCH ở nước ta.

Nhìn chung: nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CBĐV gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Các TLTĐ tiếp tục thực hiện âm mưu DBHB, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, TDB, TCH có những diễn biến phức tạp.

69

3.1.2. Xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Hiện nay, TDB, TCH còn tiềm tàng, trong giai đoạn bí mật chuẩn bị lực lượng và các điều kiện, khi có thời cơ sẽ bùng phát thành xung đột chính trị- xã hội. Các yếu tố TDB, TCH xuất hiện manh nha, tiềm tàng, nhỏ lẻ, đang trong thời kỳ “ủ bệnh” và trên nhiều phương diện có những nét tương tự như Liên Xô và các nước Đông Âu cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Nếu cơ thể Đảng khỏe mạnh thì dần dần sẽ đẩy lùi, khắc phục được và ngược lại, nếu cơ thể Đảng ngày càng suy yếu thì TDB sớm muộn cũng phát triển thành TCH, khi đó vô phương cứu chữa. Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản cầm quyền ở Đông Âu đã lâm vào trường hợp sau.

Mặc dù tương quan lực lượng giữa các bên trong cuộc đấu tranh phòng, chống TDB TCH hiện còn chênh lệnh lớn và nghiêng về phía Đảng, Nhà nước ta, do nắm mọi nguồn lực vật chất, của cải và toàn bộ hệ thống phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình), lực lượng bảo vệ trật tự pháp luật hiện hành. Nhưng dù có trong tay những thứ đó cũng không thể khẳng định là sẽ ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ TDB, TCH thành công. Hơn nữa, TDB, TCH hiện nay tuy chỉ tồn tại ở dạng tiềm ẩn nhưng có vẻ như ngày càng phát triển và hết sức khó khăn trong đối phó với hiện tượng này.

Với cách đặt vấn đề nêu trên, có thể dự báo một số kịch bản sau đây về TDB, TCH trong nội bộ thời gian tới như sau:

Một là, một số CBĐV thoái hóa, biến chất sâu sắc sẽ ngấm ngầm móc nối, liên hệ với cơ quan đặc biệt nước ngoài để tiếp tay cho các TLTĐ phá hoại an ninh chính trị nội bộ. Đây là hình thức nối dài cánh tay của các TLTĐ, thực hiện công khai hơn, quyết liệt và có tính mục đích rõ rệt hơn đối với nội bộ. Sự phối hợp, câu kết này sẽ dẫn đến sự thay đổi hệ thống pháp luật theo hướng bất lợi cho CNXH. Hệ quả là, đến một thời điểm nào đó, CNXH sẽ hạ cánh nhẹ nhàng xuống thảm cỏ TBCN đúng như ý đồ của các TLTĐ đối với Việt Nam đã hành thành từ sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu.

70

Hai là, các phần tử biến chất về chính trị sẽ bí mật liên hệ với nhau, thống nhất “lý tưởng” với nhau để hình thành phe phái chính trị đối lập. Từ đó, chúng sử dụng chính các qui định về tổ chức để tập hợp lực lượng, loại bỏ các CBĐV trung kiên, đưa tổ chức đảng chuyển màu hoàn toàn sang trạng thái hoạt động khác hẳn, hoặc cao hơn là đứng ra tuyên bố có một đảng chính trị mới, công khai đấu tranh với ĐCSVN để giành quyền lãnh đạo đất nước. Các danh nghĩa “đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp với sự phát triển kinh tế”, “đấu tranh loại bỏ tình trạng tham nhũng trong nội bộ”, hoặc “xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự”... sẽ được sử dụng nhiều hơn để tập hợp lực lượng và tạo ra “cách mạng màu”. Thực tế cho thấy, những bất bình của CBĐV trong nội bộ cũng đang có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Ba là, các phần tử biến chất về chính trị trong nội bộ sẽ liên hệ, tập hợp các phần tử tích cực trong khiếu kiện của nông dân, đình công trong công nhân các khu công nghiệp, gây rối trật tự dưới khẩu hiệu đòi lại đất đai của tôn giáo, bạo loạn trong dân tộc thiểu số, biểu tình trước các đại sứ quán Trung Quốc, Mỹ… của sinh viên. Các hoạt động “nóng” này, gần đây đang phức tạp, vẫn đang bị phân tán, do mang các khẩu hiệu khác nhau. Nếu có những TLTĐ trong nội bộ đứng ra tập hợp được các lực lượng này theo một khẩu hiệu mới, sẽ tạo ra cái gọi là “cách mạng màu” hoặc “cách mạng đường phố” theo kiểu “mùa xuân Ả Rập”. Lúc này, các mạng xã hội, vốn đang rất phát triển hiện nay ở nước ta, nhất là trong sinh viên, sẽ tạo ra làn sóng rất lớn, mang hiệu ứng đòi thay đổi HTCT. Đây là kịch bản nguy hiểm nhất. Bởi vì, hiện nay, các bức xúc trong nhân dân về tình trạng tham nhũng, lãng phí, thoái hóa của “một bộ phận không nhỏ CBĐV” là khá lớn. Một khi các lực lượng này tập hợp được với nhau để “xuống đường”, hậu quả sẽ rất khó lường.

Bốn là, hiện nay, TDB, TCH mới chỉ dừng ở TDB và nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, sẽ xảy ra nguy cơ chuyển hóa chế độ chính trị trong tương lai gần. Nhìn lại quá trình TDB, TCH ở Liên Xô, sau 5 thế hệ lãnh đạo (Lênin - Stalin - Khrushev - Breznev - Gorbachev) đã dẫn đến quá trình chuyển hóa chế độ XHCN sang TBCN. Đối chiếu với Việt Nam, đến nay Đảng ta đã trải qua 6 thế hệ lãnh đạo (Hồ Chí Minh - Lê Duẩn - Nguyễn Văn Linh - Đỗ Mười - Nông Đức

71

Mạnh - Nguyễn Phú Trọng) nhưng hầu hết các thế hệ lãnh đạo trước đây và hiện nay đều trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, do đó bản lĩnh chính trị còn cao, còn kiên định mục tiêu CNXH. Tuy nhiên, nếu Đảng ta không làm tốt công tác chuyển giao thế hệ lãnh đạo, đến khoảng 2 - 3 thế hệ lãnh đạo nữa - những người hoàn toàn sinh ra trong thời bình lại chưa trải qua thử thách chính trị, nguy cơ TDB, TCH như Liên Xô là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra với các kịch bản nguy hiểm như: đối tượng CHCT giữ vị trí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tuyên bố xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp; lực lượng vũ trang tiến hành “đảo chính cung đình” lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

3.2. Quan điểm chỉ đạo

3.2.1. Cơ sở đề ra quan điểm

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động DBHB của các TLTĐ. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện TDB, TCH trong nội bộ; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ CBĐV. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (Khóa XI) yêu cầu: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động DBHB của các TLTĐ. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện TDB, TCH trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội”. Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện nay, Đảng ta vẫn chưa ra một văn bản chính thức về cuộc đấu tranh phòng, chống TDB, TCH ở Việt Nam, do đó để xác định quan điểm chỉ đạo cần dựa vào các cơ sở sau:

- Những bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu: Phủ nhận những thành quả của CNXH; Xa rời hoặc từ bỏ quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp; buông lỏng hoặc từ bỏ chuyên chính vô sản; hạ thấp hoặc từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Buông lỏng hoặc từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tổ chức căn bản của Đảng; Từ bỏ những nguyên tắc của CNXH khoa học, đi theo CNXH dân chủ; Xa rời hoặc từ bỏ chủ nghĩa quốc tế vô sản, coi

72

nhẹ hoặc từ bỏ sự giúp đỡ và ủng hộ các nước XHCN, các lực lượng cách mạng, hoà bình và tiến bộ trên thế giới; Mơ hồ về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thoả hiệp vô nguyên tắc với chúng.

- Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH; sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 73)