“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về kinh tế

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về kinh tế

Sau gần 30 năm đổi mới và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân, đất nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, xuất phát điểm rất thấp trở thành nước có thu nhập trung bình của thế giới, tạo những tiền đề thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực, trong đó có thể nhấn mạnh đến các vấn đề sau:

- Tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cả về quy mô và chất lượng phát triển kinh tế. Về quy mô GDP, để đuổi kịp kinh tế Hàn Quốc tại thời điểm này, Việt Nam phải có tốc độ tăng trưởng GDP 9% trong vòng 20 năm [63]. Về thu nhập bình quân đầu người, theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 - 2007 của các quốc gia, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore và báo cáo kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được” [75]. Năm 2013, Bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats) đã phát đi thông cáo báo chí đánh giá về Việt Nam, GDP bình quân người theo sức mua tương đương của Việt Nam năm 2012 đạt 3.706 USD, bằng 1/17 Singapore, 1/5 Malaysia, 1/3 Thái Lan, 3/4 Phillipines và Indonesia (năm 1991 tỷ lệ này là 1/10 của Malaysia, 1/5 của Thái Lan, gần bằng 1/2 của Phillipine và Indonesia), đứng ở thứ hạng khiêm tốn là 7/10 [19]. Về năng lực cạnh tranh của nền

37

kinh tế, trong bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh toàn cầu được tổ chức này công bố thường niên, 6 năm qua (2008-2014), Việt Nam đều được chấm trong dải điểm trung bình từ 60 đến 75, tức ở nửa sau của chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước có trình độ phát triển cao hơn ngày càng rộng, và vẫn “chịu thua” 5 nước trên bảng xếp hạng là Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia, Philippines [65]. Về năng suất lao động, trong một báo cáo phát hành mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tính toán rằng, năng suất lao động của người Việt Nam hiện đang ở mức thấp so với các nước ASEAN - 6 (các nước phát triển hơn trong ASEAN. Cụ thể, năng suất lao động Việt Nam hiện chỉ bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore [84].

- Nguy cơ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc nước ngoài về kinh tế

Tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều để phát triển nhưng sử dụng kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ. Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang Economist.com để đo đếm số tiền mà chúng ta đang nợ thế giới, tại thời điểm 17h30 ngày 26/6/2014, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 82,195 tỷ USD, bình quân mỗi người Việt “gánh” 908,39 USD nợ công, chiếm 47,7% GDP. Báo cáo Kinh tế Vĩ mô năm 2014 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đưa ra số liệu cụ thể về cơ cấu nợ công và các chủ nợ nước ngoài chính của Việt Nam. Về cơ cấu nợ công, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, khoảng 50% là nợ nước ngoài; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong đó, các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam năm 2012 là Nhật Bản (34,5% tổng nợ), WB (28,8%) hay ABD (15,5%) và Đức (9,8%) [3]. Việc vay nợ và mất khả năng trả nợ của quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng phải chấp nhận các điều kiện của các chủ nợ, kể cả các điều kiện phi lý về chính trị, dần dần mất độc lập và tự chủ trong việc hoạch định chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, vì vậy càng vay nợ, càng nợ nhiều, mức độ lệ thuộc càng tăng lên.

Lệ thuộc nước ngoài về thị trường trong xuất - nhập khẩu do coi nhẹ thị trường trong nước. Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam là EU (18%

38

tổng kim ngạch), Hoa Kỳ (18%), ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc (10%), trong đó ngoại trừ ASEAN và Nhật Bản là ít tiềm ẩn nguy cơ về áp đặt các vấn đề liên quan đến chính trị trong thực hiện đối tác thương mại, còn các nước còn lại đều tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến chính trị, cụ thể: Hoa Kỳ và EU thường xuyên có ý đồ áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền của họ trong thương mại với Việt Nam; Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam. Do đó, sự lệ thuộc về thị trường xuất nhập khẩu sẽ nguy hại đến chủ quyền quốc gia nếu các nước này tiến hành chiến tranh kinh tế với nước ta.

Lệ thuộc vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Các số liệu thống kê cho thấy, động lực tăng trưởng của Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về đóng góp vào GDP, tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đang có xu hướng tăng lên. Từ tỷ lệ đóng góp 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên mức 14,6% trong thời kì 2001-2005 và 19,3% GDP năm 2009. Năm 2013, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đạt gần 150 tỷ USD, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp tới 2/3. Trong khi đó, mục tiêu quan trọng nhất ở FDI là chuyển giao công nghệ, chỉ có 5% công nghệ cao, 15% công nghệ trung bình, còn lại hơn 70% là công nghệ kém, lạc hậu, sử dụng lao động phổ thông nên tạo ra giá trị gia tăng chỉ 20%, còn giá trị nội địa chỉ 10% [118].

- Cơ sở của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện vai trò rất mờ nhạt

Khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế song có sự giảm dần về số lượng, nhận được nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém, chưa đáp ứng được kỳ vọng, không thể hiện được vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước là người vay mượn chủ yếu trong hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, cũng là con nợ chính và góp phần tạo ra tính bất ổn định cho hệ thông ngân hàng, không những hấp thụ phần lớn nội tệ mà còn được quyền ưu tiên trong tín dụng ngoại tệ, đặt hệ thống tài chính vào cảnh hiểm nghèo, lân áp đầu tư tư nhân, tạo mối đe dọa cho sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tình trạng tài chính

39

không lành mạnh và những vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp chưa được xử lý dứt điểm làm cho hạch toán bị méo mó và doanh nghiệp luôn trong tình trạng bị động đối phó đi các khoản nợ khó đòi, thua lỗ. Kinh tế nhà nước đầu tư ra nước ngoài rất hạn chế, chủ yếu đầu tư ở các nước nghèo, các quốc gia nhỏ nên chưa tạo ra được những tiền đề căn bản cho thế căng kiềm giữa nền kinh tế của quốc gia với nền kinh tế các nước lớn và nền kinh tế thế giới [94].

Mặc dù số lượng hợp tác xã cả nước có tăng lên nhưng số hoạt động đạt hiệu quả và có đủ sức đứng vững trong thị trường còn ít và chủ yếu, lại tập trung ở các đô thị lớn, việc phát triển hợp tác xã ở nông thôn và miền núi còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hợp tác xã chậm thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường. Mối quan hệ giữa các hợp tác xã trong cùng ngành, cũng như với các doanh nghiệp mà đặc biệt với doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẻo, mờ nhạt. Tuy các hợp tác xã đã được tăng thêm nguồn lực qua việc chuyển đổi hoặc thành lập mới, nhiíng phần lớn vẫn thuộc loại hình quy mô nhỏ, cơ sở vật chât nghèo nàn, lạc hậu, còn ít kinh nghiệm kinh doanh. Hầu hết các hợp tác xã chưa có hoặc chưa xác định được phương án kinh doanh dài hạn, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, phần lớn đã cao tuổi, thiếu sự nhạy cảm với diễn biến của thị trường, bộ máy quản lý cồng kềnh, tổ chức lao động chưa hợp lý, năng suất lao động chưa cao, kém linh hoạt trong việc đề ra phương án kinh doanh, hiệu quả đạt thấp nên các hợp tác xã thường không có tích lũy để tái sản xuất đầu tư mở rộng. Nhiều chính sách về hợp tác xã chỉ dừng lại

phương hướng, quan điểm, chủ trương, còn những văn bản hướng dẫn cụ thể lại thiêu và rât chậm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hợp tác xã. Khung khổ pháp lý về hợp tác xã còn không ít hạn chế, một số điều khoản chưa sát tình hình thực tế, còn thiếu điều khoản khuyến khích hợp tác xã kinh doanh với nước ngoài, đầu tư công nghệ, mở rộng thị trường...

- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường

Một số mặt trong sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường như: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế thị trường còn lúng túng; Đảng là thành viên của HTCT nhưng không ít biểu hiện

40

dường như đứng trên hệ thống nên chưa phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội của các cơ quan nhà nước và tính tích cực của các đoàn thể quần chúng đối với quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động chính trị và kinh tế. Có lúc, có việc buông lỏng sự lãnh đạo nhưng có lúc, có việc tổ chức đảng lại bao biện, làm thay Nhà nước và đoàn thể. Chưa phối hợp thật chặt chẽ và phát huy tốt vai trò của các cơ quan chức năng của Đảng, các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên, các cấp ủy viên và cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế và đơn vị sự nghiệp; mà chính vai trò lãnh đạo của nhiều cổ chức cơ sở đảng ở những đơn vị này rất lu mờ, thường phụ họa cho nhiệm vụ hay chạy theo chính quyền, nhiều cuộc sinh hoạt chi bộ chỉ mang tính hình thức. Không ít cấp ủy và tổ chức đảng tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của lớn Đảng, Nhà nước về kinh tế vào cuộc sống nhưng chỉ đạo chưa tập trung và thiếu kiên quyết, nhiều khi mang cả tính chủ quan.

Nhà nước còn nhiều hạn chế trong năng lực quản lý nền kinh tế thị trường như: Hệ thống pháp luật đang trong quá trình đổi mới nên chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu tính ổn định, thiếu tầm nhìn dài hạn và còn thiếu những đạo luật quan trọng, các hướng dẫn dưới luật cho những hoạt động kinh doanh trong cơ thế thị trường. Tính pháp lý chưa cao của nhiều văn bản, có những văn bản luật pháp đã được sửa chữa nhiều lầnnhưng còn nhiều bất cập, quy phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân, của Nhà nước thiếu hoàn chỉnh, chưa bao quát hết những lĩnh vực cần thiết của đời sống xã hội nên chưa đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của các chủ thể kinh tế và của các tầng lớp nhân dân. Chất lượng và hiệu lực một sô văn bản luật chưa cao, còn chồng chéo lẫn nhau, bộc lộ nhiều kẽ hở; không ít các văn bản pháp quy, nhiều quy định, hướng dẫn chưa hợp lý gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh tế, nhiều quyết định hành chính trái với pháp luật. Mặt khác, hệ thống luật pháp chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Hoạt động của các tổ chức CTXH còn nhiều điều chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường. Nội dung và hình thức hoạt động của nhiều tổ chức các cấp chưa đổi

41

mới kịp yêu cầu của các tầng lớp quần chúng có sự biến đổi trên nhiều mặt với các mối quan hệ phức tạp vầ ngày càng đa dạng hơn trong nền kinh tế thị trường. Một số tổ chức tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực có khi vượt ngoài chức năng của mình nhưng hiệu quả hạn chế, nặng tính hình thức, đôi khi còn có cả biểu hiện quan liêu, chưa thật sự đi sâu vào tâm tư, nguyện vọng của mỗi tầng lớp và từng cá nhân. Hệ thống chân rết của từng đoàn thể chưa đa dạng và còn lỏng lẻo, nặng tính chính trị hơn là bảo vệ lợi ích của quần chúng mà mình đại diện; đội ngũ cán bộ trực tiêp làm công tác vận động quần chúng còn chưa ngang tầm yêu cầu tập hợp rộng rãi tầng lớp nhân dân vào các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng công dân.

Vấn đề đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế không có nhiều cải thiện. Theo báo cáo do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố ngày 11/9/2014 tại Hà Nội, Việt Nam không có bất kỳ cải thiện nào về Chỉ số phát triển con người (HDI). Việt Nam xếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như năm 2012. Chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm chậm từ khoảng 1,7 trước năm 2000 xuống còn khoảng 0,96 trong những năm năm 2013. Trong khi đó, các quốc gia khác cũng không ghi nhận sự tiến bộ nào đáng kể trong năm qua, so với năm trước đó, tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có thứ hạng cao hơn của Việt Nam, như Trung Quốc thứ 91, Thái Lan 89, Indonesia 108, Phillipines 117, Malaysia 62, và Hàn Quốc 15. Báo cáo nhận xét, tình trạng bất bình đẳng gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam khi nhóm 20% thu nhập cao nhất tại Việt Nam có mức tăng thu nhập cao nhất trong thời gian gần đây. Trong khi đó, 50% người nghèo không có trợ cấp xã hội, 20% người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Việt Nam dành ít hơn 1% GDP để trợ cấp xã hội cho người nghèo và Việt Nam có khoảng 70% việc làm thuộc khu vực không chính thức [52].

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 44)