7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các tổ chức đến “tự diễn biến”,
biến”, “tự chuyển hóa” toàn bộ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
HTCT là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức CTXH (hợp pháp); với những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội. HTCT ở nước ta hiện nay bao gồm: ĐCSVN, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và các tổ chức CTXH, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể CTXH: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đặc điểm của HTCT ở Việt Nam hiện nay là nhất nguyên chính trị; thống nhất về tư tưởng, mục tiêu chính trị và tổ chức dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN; gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; kết hợp giữa tính giai cấp và tính
22
dân tộc; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
TDB, TCH toàn bộ HTCT XHCN là quá trình chuyển đổi từ HTCT XHCN sang HTCT TBCN, hình thành thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam. Giai đoạn này là quá trình TDB, TCH ở tầm vĩ mô, thể hiện ở sự thay đổi về Cương lĩnh, điều lệ, tổ chức, hiến pháp, pháp luật cũng như mối quan hệ và cấu trúc của HTCT XHCN, trong đó: ĐCSVN từ bỏ quyền lãnh đạo HTCT và xã hội, chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; từ bỏ mục tiêu xây dựng CNXH và nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đi theo con đường phát triển TBCN trên cơ sở nền tảng tư tưởng của CNXH dân chủ hoặc các tư tưởng phi XHCN khác. Xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp quy định về sự lãnh đạo của Đảng để làm cơ sở đó thay đổi toàn bộ hệ thống pháp luật...