“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về văn hóa

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về văn hóa

Một là, xu hướng xem thường, phủ nhận các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, có tư tưởng chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ. Ngay từ Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống ở nước ta trong thời gian qua: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường

42

những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” [8]. Điều đáng báo động là thực trạng này chưa được ngăn chặn và có chiều hướng gia tăng trong điều kiện mức sống chung của xã hội đã được nâng lên.

Hai là, xu hướng vọng ngoại trong tư tưởng đạo đức, lối sống. Sự ảnh hưởng của văn hoá và lối sống phương Tây đến lối sống người dân nước ta hiện nay là rất rõ và điều đáng phê phán là xu hướng chạy theo những mặt tiêu cực của lối sống phương Tây như đề cao chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, đề cao lối sống hưởng lạc, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, coi thường giá trị tinh thần, đề cao bản năng, coi nhẹ đạo đức xã hội. Đó là những biểu hiện của lối sống xa rời bản sắc dân tộc, chạy theo lối sống lai căng, xô bồ, mất phương hướng.

Ba là, xu hướng bảo thủ, phục cổ trong xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống. Hiện nay, có một số người nhân danh bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc quay về đề cao quá khứ một cách cực đoan, coi thường hiện tại và tương lai, chủ trương khôi phục những mặt hạn chế trong lối sống cổ truyền như đề cao đầu óc bè phái, phường hội, phục hồi tình trạng mê tín, dị đoan; phục hồi các hủ tục rườm rà trong tang ma, cưới hỏi, trong lễ hội của cộng đồng, tục lệ làng xã. Một số cán bộ lãnh đạo và quản lý, từ Trung ương tới cơ sở cũng chưa gương mẫu, chạy theo xu hướng mê tín dị đoan, cầu xin may rủi nơi thần thánh. Một số địa phương xuất hiện những cụm từ như “chi bộ họ ta”, “chính quyền họ ta”, “họ này, họ kia nắm chính quyền, nắm đảng uỷ”, tạo ra tính cục bộ, bè phái trong quan hệ quyền lực, trong quản lý xã hội ở các địa phương, các cơ quan nhà nước. Những biểu hiện tâm lý tiêu cực này làm giảm đi tính cố kết, tinh thần đoàn kết, thống nhất của tập thể, làm tăng thêm các xung đột mâu thuẫn trong cơ quan và cộng đồng xã hội, giảm hiệu lực của các quan hệ pháp luật; ảnh hưởng xấu đến lợi ích của tập thể và đất nước.

Bốn là, khuynh hướng cực đoan phản ánh hiện thực đời sống chỉ là những yếu kém, tiêu cực; bôi đen, phỉ báng lịch sử, “hạ bệ thần tượng”, phủ định sạch trơn, quay lưng lại với đời sống nhân dân. Một khuynh hướng khác, nguy hiểm hơn, đòi “lật án” để bào chữa, thậm chí “phong thánh” cho một số nhà văn, nhà hoạt động

43

CTXH từng có sai lầm trong quá khứ; đòi “khơi thông một dòng văn học đang âm thầm chảy” (dòng văn học của những cây bút chống cộng trước năm 1975); đòi đánh giá lại và đề cao “công lao” của một số nhân vật lịch sử đối với đất nước; mở diễn đàn bàn thảo, tranh luận nhiều vấn đề nhạy cảm.

Trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, tình trạng sáng tác hàng loạt các ca khúc, ca từ thiếu văn hoá nhưng được phát hành, biểu diễn tràn lan, tình trạng chiếu phim ngoại quốc tràn lan trên truyền hình… dần dần tác động mạnh đến sự suy thoái đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên. Trong nhiều quan điểm sai trái đang tồn tại, một quan điểm nguy hiểm đã ảnh hưởng đến một số bạn trẻ, đó là giải thiêng lịch sử và các giá trị của dân tộc, phủ nhận quá khứ, hư vô chủ nghĩa, phủ nhận văn học cách mạng và kháng chiến. Họ hô hoán “đổi gác” trong thơ, cho là thế hệ thơ chống Mỹ đã làm xong nhiệm vụ, phải “thay gác”, bàn giao cho thế hệ trẻ, thực chất là phủ nhận văn học cách mạng và kháng chiến, chia rẽ đội ngũ các nhà văn. Trong lĩnh vực sáng tác, lý luận phê bình, họ luôn phân biệt cũ - mới, già - trẻ: cho trẻ là trên hết, là tiêu biểu, là diện mạo văn nghệ hiện nay, còn lớp già, bị quy là bảo thủ, cũ kỹ, xúc phạm đến các nhà văn có cống hiến, có thành tựu. Họ đánh đồng, cố tình nhầm lẫn giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược, miêu tả cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc như một cuộc nội chiến. Đáng chú ý nữa là quan điểm sám hối với lịch sử. Một số trường hợp, rút lui vào hình thức, theo lối cực đoan, cho là viết khó hiểu mới sang. Một xu hướng khác là bới lại mớ ngôn từ rác rưởi, bẩn thỉu đã bị “hóa vàng”, vứt vào sọt rác từ lâu với mục đích là giải thiêng, xúc phạm các giá trị tinh hoa của dân tộc, chống cộng, chống Nhà nước, chống chế độ. Họ nhân danh tìm tòi, đổi mới, lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc, vu khống, bôi bẩn những giá trị thiêng liêng của dân tộc, đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hiện nguyên hình là những kẻ phá phách văn hóa, qua con đường văn hóa để thực hiện dã tâm chống chế độ, chống nhân dân.

Trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông, một số báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí có vị trí quan trọng nhưng chậm đổi mới, chưa đủ sức

44

làm chủ, chi phối thông tin, khả năng tác động đối với công chúng hạn chế. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đã xuất hiện trên một số tờ báo, tạp chí những ý kiến, bài viết vô tình hay cố ý đi chệch định hướng chính trị: hoài nghi, phê phán hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi xem xét lại hoặc xoá bỏ Điều 4 của Hiến pháp; tán thành, cổ vũ quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi lật lại một số vấn đề lịch sử đã được kết luận; đưa thông tin không đúng, thậm chí xuyên tạc đời tư lãnh tụ; kiến nghị “khôi phục quy chế độc lập cho báo chí”, mở diễn đàn tranh luận nhiều vấn đề nhạy cảm lẽ ra cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá, kết luận, làm cho người đọc phân tâm, hoài nghi. Một số tờ báo sa đà khi phản ánh các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và những yếu kém của xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, tạo tư liệu, chứng cứ để các TLTĐ khai thác, vu cáo, đả kích ta về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo. Khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, tư nhân núp bóng nhà nước để ra báo… ngày càng tăng do những yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý, do tác động của cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)