7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Việt Nam có thể phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
góp phần quan trọng vào xây dựng và chỉnh đốn Đảng, quyết định sự tồn vong của chế độ XHCN ở Việt Nam.
2.3.2. Việt Nam có thể phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được không? không?
TDB, TCH ở nước ta là một nguy cơ có thật, đang hiện hữu, diễn biến phức tạp, khó lường. Điều này không chỉ được đề cập đến trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp, trong các cuộc hội thảo, mà thực tế, vấn đề nghiêm trọng này đã được phản ánh và khẳng định tương đối chắc chắn qua các cuộc điều tra phục vụ nghiên cứu các công trình khoa học thời gian qua. Trong thực tiễn lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là một trong những bằng chứng rõ ràng xác nhận cho hiện tượng chính trị đặc biệt này. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta đã có nhiều văn bản, nghị quyết, chỉ thị để tổ chức đấu tranh, ngăn chặn quá trình TDB, TCH nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố vững chắc chế độ XHCN và xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là, trong điều kiện và hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam với bối cảnh quốc tế bất lợi cho CNXH hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam có thể phòng, chống TDB, TCH thành công hay không? Từ bài học kinh nghiệm rút ra sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, kết hợp với những thành tựu mà Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong thời gian qua, đặc thù Việt Nam hiện nay có thể nhấn mạnh đến một số điều kiện sau:
Một là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên cơ sở của CNXH khoa học với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, phải xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch, vững mạnh toàn diện, đủ trí tuệ và năng lực lãnh đạo cách mạng; không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập dưới bất kỳ một hình thức nào.
65
Ba là, củng cố vững chắc các cơ sở của HTCT XHCN mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, nhất là các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp lý, xã hội, văn hóa. Trong đó, đảm bảo sự thừa nhận, tôn trọng và ủng hộ cao độ của mọi tầng lớp nhân dân đối với HTCT là điều kiện mang tính quyết định. Phải bằng mọi cách làm cho HTCT XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản phải ăn sâu vào tiềm thức, trở thành tập quán văn hóa truyền thống và là mô hình chính trị không thể thay thế được với mọi người dân, được thừa nhận như một lẽ tự nhiên.
Bốn là, phải xây dựng được một mô hình chính trị phù hợp với điều kiện Việt Nam trong từng giai đoạn, từng bước đi của thời kỳ quá độ đi lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Không rập khuôn, sao chép một cách máy móc bất kỳ một mô hình CTXH nào nhưng phải tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu, ưu điểm của mọi mô hình chính trị trên thế giới, kể cả TBCN và XHCN, không định kiến, thành kiến, hẹp hòi.
Năm là, kiên trì và chủ động mở cửa, tích cực hội nhập quốc tế để có điều kiện tiếp thu tinh hoa nhân loại, rút ngắn thời kỳ quá độ đồng thời chủ động đề cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu chiến lược DBHB bạo loạn, lật đổ, can thiệp quân sự của các TLTĐ từ bên ngoài.
Hiện nay, các điều kiện trên ở Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng và củng cố, bước đầu đã có những kết quả nhất định. Đây là những tiền đề quan trọng đảm bảo tính khả thi và thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng, chống TDB, TCH thành công.