7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị
Năm 2001, nhiều cuộc điều tra, thăm dò đánh giá tư tưởng CBĐV đã được tổ chức trên khắp cả nước. Kết quả thăm dò của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An với 1.408 đảng viên được hỏi cho thấy: có 6,7% số người được hỏi không đồng ý với khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin ngày nay vẫn còn giá trị hiện thực. Kết quả thăm dò dư luận xã hội tại tỉnh Gia Lai ngày 27/11/2001 với 1.286 phiếu cho thấy: có 10% số người được hỏi chưa tán thành với khẳng định con đường đi lên CNXH, mô hình có tiến bộ hơn và ngày càng rõ dần. Theo kết quả do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tiến hành, có 12% không đồng ý vấn đề “mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất, đúng đắn của dân tộc Việt Nam”; 8% không đồng ý “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”, 33% chưa tin tưởng “con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng rõ hơn”, 5% không cho rằng: “tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”, 30% thiếu “niềm tin vào CNXH và con đường đi lên CNXH”. Tương tự các vấn đề điều tra trên, Phòng Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả: 15,07%; 6,8%; 34,6%; 8,8% và 35,14% [xem phụ lục 1].
Năm 2005, kết quả điều tra xã hội học của đề tài khoa học cấp Bộ do Tiến sĩ Lương Khắc Hiếu chủ nhiệm: “Những giải pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của CBĐV ở nước ta hiện nay”:
- Nếu như trước đây, giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin mặc nhiên được thừa nhận là hoàn toàn đúng đắn, hiện nay, thực tế xã hội khiến cho CBĐV nói chung nhìn nhận về chủ nghĩa Mác - Lênin đã có sự phân hóa, mặc dù đại đa số CBĐV được hỏi đều bày tỏ sự tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin: có 3,8% số người
25
được hỏi tỏ ra phân vân khi đánh giá về chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh 48,5% số người được hỏi vẫn tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng có tới 47,6% số người được hỏi cho rằng về cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin là đúng song cần phải sửa đổi một số yếu tố, phát triển sáng tạo cho phù hợp với tình hình hiện nay. Chỉ có 35,5% CBĐV trên 50 tuổi cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là hoàn toàn đúng đắn và có tới 59,1% cho rằng cần phải sửa đổi một số yếu tố cho phù hợp với tình hình hiện nay [xem bảng 1, phụ lục 2].
- Niềm tin vào tính tất yếu của chế độ XHCN cũng đã có sự phân hóa: Có 18,2% số CBĐV được hỏi cảm thấy khó trả lời và 2,8% cho rằng tính tất yếu của chế độ XHCN là không đúng. Trong khi những CBĐV lớn tuổi vẫn tin vào mục tiêu, lý tưởng CNXH của Đảng, đã xuất hiện một bộ phận CBĐV, nhất là số trẻ tuổi tỏ ra không tin hoặc nghi ngờ những mục tiêu, lý tưởng mà Đảng ta đang theo đuổi và CBĐV càng trẻ tuổi thì niềm tin vào tính tất yếu của chế độ XHCN càng giảm. Thống kê cho thấy có tới 15% những người được hỏi dưới 30 tuổi cho rằng tính tất yếu của chế độ XHCN là không đúng; số khó trả lời là 27,5%. Trong khi đó, chỉ có 2,7% những người từ 31- 40 tuổi, 1,3% những người từ 41- 50 tuổi và 1,1% những người trên 50 tuổi cho rằng không đúng [xem bảng 2, phụ lục 2].
- Đại đa số CBĐV vẫn tin rằng chúng ta sẽ thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chế độ xã hội XHCN (77,6%); chỉ 4,3% số người được hỏi cho rằng chúng ta không thể thực hiện thành công và 18,2% cảm thấy khó trả lời. Điều đáng quan tâm là những người trẻ tuổi lại bày tỏ niềm tin cao hơn so với những người cao tuổi về khả năng thực hiện thành công mục tiêu XHCN: có tới 80% những người dưới 30 tuổi khẳng định sẽ thành công trong việc xây dựng chế độ XHCN, nhưng chỉ có 68,8% những CBĐV trên 50 tuổi có cùng câu trả lời, một số có biểu hiện dao động (7,5%) và thiếu niềm tin (23,7%) [xem bảng 3, phụ lục 2].
- Một bộ phận không nhỏ CBĐV nghi ngờ về bản chất giai cấp của Đảng: Có 75% số người được hỏi cho rằng Đảng ta hiện nay mang bản chất giai cấp công nhân. Có tới 15% cảm thấy khó trả lời và 6,3% không biết, thậm chí có 3,8% cho rằng Đảng ta không phải là Đảng mang bản chất giai cấp công nhân và có tới 22,4% cho rằng bản chất của Đảng ta đã thay đổi [xem bảng 13, phụ lục 2].
26
- Động cơ vào Đảng của nhiều CBĐV không trong sáng: Có tới 36,1% số người được hỏi cho rằng động cơ chính khi vào Đảng của những người trong cơ quan mình là để đủ điều kiện cho việc thăng tiến của bản thân. Vấn đề này cũng nhận được sự đồng thuận cao ở các thế hệ khác nhau (dưới 30 tuổi: 35%; 31-40 tuổi: 36%; 41-50 tuổi: 35,3%; trên 50 tuổi: 38,7%). Có 12,6% số người được hỏi cho rằng CBĐV trong cơ quan mình vào Đảng theo phong trào (không có động cơ rõ rệt). Đáng chú ý hơn nữa là những người trên 50 tuổi cho rằng, động cơ vào Đảng của CBĐV vì lý tưởng của Đảng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (21,5%); trong khi đó có tới 38,7% cho rằng động cơ chính là để đủ điều kiện đế bạt cất nhắc sau này; 17,2% cho rằng vào Đảng theo phong trào [xem bảng 12, phụ lục 2].
- Chỉ có hơn 1/5 số CBĐV rất hào hứng, quan tâm đến việc tiếp thu nghị quyết của Đảng, còn một số cán bộ thờ ơ, thiếu quan tâm, không chú tâm đến việc học tập nghị quyết (13,5%). 59,6% số CBĐV được hỏi cho rằng việc học tập nghị quyết là chuyện bình thường [xem bảng 8, phụ lục 2]. Chỉ có 35% số CBĐV được hỏi trả lời là các nghị quyết được thực hiện nghiêm túc tại cơ quan họ. Có tới 23,3% số người được hỏi cho rằng việc thực hiện nghị quyết còn nặng về hình thức. Điểm đáng chú ý là tình trạng hình thức chủ nghĩa trong việc thực hiện các nghị quyết có biểu hiện gia tăng tại các cơ quan cấp thấp: 16,7% tại cơ quan Trung ương; 23,1% tại tỉnh, thành phố; 21,5% tại quận, huyện; 29,9% tại xã, phường. Tinh trạng nghị quyết chỉ được thực hiện một phần hoặc chỉ một số nghị quyết được quan tâm thực hiện cũng được một bộ phận CBĐV thừa nhận (16% và 17%) [xem bảng 9, phụ lục 2].
Một kết quả điều tra xã hội học khác Ban Tuyên giáo Trung ương trong khoảng thời gian 2009 - 2010, thăm dò 2000 cán bộ ở các cơ quan trung ương (trong đó 57% là đảng viên, 100% tốt nghiệp đại học), chỉ có 17% cho rằng sự ổn định và phát triển hiện nay là do tính ưu việt của CNXH; 28% cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin hấp dẫn; 21% cho rằng không theo CNXH sẽ không ổn định; 91% cho rằng có chủ nghĩa duy tâm [18].
Năm 2010, theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức,
27
lối sống trong CBĐV” (mã số KX.04.30/06-10) do Tiến sĩ Ngô Văn Thạo chủ nhiệm, khảo sát đảng viên là lãnh đạo, quản lý và đảng viên thường về mức độ suy thoái tư tưởng chính trị trong CBĐV tập trung ở các biểu hiện sau: hoài nghi về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; coi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là lỗi thời, không phù hợp với thời đại ngày nay; cho rằng có Chúa, Phật, thánh thần, con người chết đi nhưng linh hồn vẫn tồn tại; thiếu tính chiến đấu, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoang mang, dao động, nghi ngờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; bất mãn với chế độ; thờ ơ với quan điểm, đường lối, lý tưởng của Đảng; cho rằng trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc không gắn liền với CNXH; cho rằng đi theo CNXH hay CNTB đều không quan trọng, miễn là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh; cho rằng đa đảng sẽ phát huy dân chủ hơn một đảng cầm quyền... [xem bảng 1, phụ lục 3].
Từ những số liệu thống kê trên cho thấy, đã xuất hiện một bộ phận CBĐV thiếu bản lĩnh chính trị, dao động, giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, muốn từ bỏ nền tảng tư tưởng chính trị Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thay đổi con đường phát triển đất nước.
Trong tư tưởng của một bộ phận CBĐV đã xuất hiện những ý kiến cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin quá trừu tượng, ảo tưởng về tiến trình phát triển xã hội hoặc đã lạc hậu, không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay. Một số người tuy không bác bỏ, nhưng đã không còn lòng tin như trước vào những giá trị tư tưởng và lý luận Mác - Lênin; thậm chí cho rằng may lắm còn lại được cái phương pháp biện chứng. Trên các bục giảng đại học, các diễn đàn khoa học, các văn đàn lý luận, có người ngập ngừng, thậm chí ngượng ngùng khi trình bày các quan điểm lý luận Mác - Lênin, khi trình bày vấn đề, tuy có viện dẫn đến Mác, đến Lênin nhưng với tinh thần cho “phải đạo”, nhưng chú trọng viện dẫn nhiều hơn, say sưa hơn những lý thuyết của các học giả phương Tây. Mức độ nặng hơn là hoài nghi, không tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận CNXH khoa học; coi học thuyết Mác - Lênin cũng chỉ được xem như một trong muôn vàn học thuyết khác nhau, không còn là chủ thuyết và càng không phải là nền tảng tư tưởng, thậm chí có người dùng
28
các học thuyết khác, kể cả Kinh dịch, thuyết “âm dương”... để công kích, bài bác học thuyết Mác - Lênin. Từ hoài nghi đi tới phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin; họ phê phán học thuyết của Mác không có tác dụng xây dựng xã hội mới, đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Mặc dù Cương lĩnh chính trị của Đảng ta, Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định mục tiêu XHCN và con đường đi lên CNXH ở nước ta, song vẫn có không ít người còn phân vân, băn khoăn thậm chí dao động trước thực trạng và triển vọng của CNXH. Đại bộ phận chưa hiểu được CNXH là gì, con đường đi lên CNXH ở nước ta ra sao. Một bộ phận không nhỏ, bên ngoài vẫn nói về CNXH, nhưng trong suy nghĩ thực hầu như không tin, nhiều lúc còn gắn với những chuyện hài hước. Tệ hại hơn có người ngại nói về CNXH, tuy chưa công khai từ bỏ CNXH, nhưng cho rằng CNXH là mục tiêu cao cả, nhưng xa xôi, trước mắt chỉ lo phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh là đủ. Trong xã hội đã xuất hiện những ý kiến bàn lùi “cần gì phải đi con đường XHCN, chủ nghĩa nào cũng được miễn có có cuộc sống no đủ”; có ý kiến nghi ngờ “Liên Xô hùng mạnh thế mà còn thất bại, mình liệu có xây dựng CNXH được không?”; từ đó cho rằng “việc Đảng và nhân dân ta xác định mục tiêu xây dựng CNXH là sai lầm”, vì thế giới ngày nay “không còn ai đi theo con đường XHCN”; “không biết đến bao giờ CNXH mới trở thành hiện thực, ngay Liên Xô cũng đã sụp đổ”, “nước ta chưa qua CNTB nên mục tiêu trước mắt là đi lên CNTB chứ không phải là đi lên CNXH”... Có người cho rằng, trước mắt hãy cứ đặt vấn đề quá độ phát triển CNTB, khi nào đất nước đã phát triển cao rồi hãy thực hiện quá độ lên CNXH, như vậy mới phát triển nhanh, bền vững và theo đúng quy luật tự nhiên... Có một số người do bất mãn cá nhân, cơ hội, trong đó có một số cán bộ cách mạng lâu năm, đã công khai phát tán tư liệu, truyền bá những quan điểm sai trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đề nghị Đảng ta nên gác lại mục tiêu CNXH và định hướng CNXH, nếu cần phải duy trì mục tiêu CNXH nên chủ trương xây dựng một thứ CNXH không học thuyết.
Sự dao động về nền tảng tư tưởng, mục tiêu, con đường phát triển cũng làm nảy sinh chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa thực dụng mới, coi cái gì của CNTB cũng
29
đều tốt, cái gì dính dáng đến CNXH cũng là xấu; cái gì có lợi cho phát triển kinh tế (dù là tạm thời) đều là tốt, chỉ lo làm giàu cho cá nhân và gia đình, lảng tránh hoạt động CTXH. Từ hoài nghi về con đường và triển vọng CNXH ở Việt Nam, họ sùng bái các nước Tây Âu, xem đó như là mục tiêu, mô hình lý tưởng của sự phát triển, công khai tuyên truyền cho mô hình này, coi đó là con đường phù hợp nhất với nước ta hiện nay, thực chất là muốn lái cách mạng nước ta đi theo con đường phát triển TBCN. Một số đã thực sự “diễn biến”, “chuyển hóa” với danh nghĩa “đổi mới triệt để”, “đổi mới kinh tế” phải song song “đổi mới chính trị”, phê phán và bác bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, đòi “đa nguyên”, “đa đảng”, “ly thân”, “chia tay ý thức hệ”, sám hối, đi “tìm cái tôi đã mất”, từ bỏ CNXH, ca ngợi CNTB. Họ công khai phê phán chủ trương, đường lối của Đảng, cho rằng cần phải đi con đường khác - con đường TBCN, hoặc con đường thứ ba - con đường CNXH dân chủ. Những người này đã phụ họa có ý thức hoặc không có ý thức với các luận điệu thù địch, bài bác CNXH và ca ngợi một chiều CNTB, cho rằng phải nhanh chóng từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường XHCN.