7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Những nhược điểm của hệ thống chính trị chậm được khắc phục
HTCT Việt Nam trước đây và hiện nay là mô phỏng theo mô hình cộng sản thời chiến của Liên Xô thời kỳ hậu Lênin. Vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng chống “tha hóa quyền lực” lại là một trong những nhược điểm cơ bản của mô hình đó được duy trì từ thời Stalin cho đến khi Liên Xô sụp đổ và là một trong những yếu
61
tố đã thúc đẩy quá trình TDB, TCH chế độ XHCN hiện thực ở Liên Xô và các nước áp dụng mô hình này, chủ yếu là các nước XHCN Đông Âu. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, trong điều kiện lịch sử đặc biệt đứng trước thù trong (bọn bạch vệ và các thế lực phản động trong nước) và giặc ngoài (14 nước tư bản tấn công), Lênin đã cho áp dụng mô hình cộng sản thời chiến để giải quyết vấn đề cách mạng trước mắt. Mô hình cộng sản thời chiến của Lênin đã chứng minh một sức mạnh vô địch trong việc đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng từ bên ngoài HTCT (sau này được tiếp tục chứng tỏ tính thực tiễn mạnh mẽ trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa phát xít giai đoạn 1941 - 2945). Sau khi đánh bại âm mưu của các thế lực phản cách mạng để bảo vệ thành quả cách mạng, Lênin đã nhận thấy những hạn chế, nhược điểm của mô hình cộng sản thời chiến nên đã có những điều chỉnh nhất định để khắc phục những điều này. Người đã chuyển mô hình kinh tế cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới (NEP), xây dựng lý luận về thời kỳ quá độ và mô hình kinh tế xã hội phù hợp với nó. Đồng thời, Người cũng đã bắt đầu có những hoạt động cụ thể để điều chỉnh mô hình cộng sản thời chiến sang thời bình, trong đó có việc mở rộng dân chủ nội bộ trong đảng, kiên quyết thanh đảng, dự định thành lập Ủy ban Kiểm tra và Ủy ban Giám sát trong đảng với những đảng viên trên 10 tuổi đảng… Tuy nhiên, việc điều chỉnh chưa tiến hành được bao lâu, Lênin qua đời, Stalin kế tục không tiếp tục con đường cải cách hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội mà quay trở lại mô hình cộng sản thời chiến, xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa cao độ dẫn đến tập trung, quan liêu, bao cấp… Các thế hệ lãnh đạo Liên Xô kế tục sự nghiệp cách mạng của Lênin và Stalin, vô tình hay cố ý đã không nhận thấy được vấn đề này và tiếp tục kéo dài, chậm cải tổ, dẫn đến HTCT ngày càng suy thoái nghiêm trọng và đi đến đổ vỡ, tan rã, sụp đổ từ bên trong.
Việt Nam áp dụng mô hình này trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, giữ chính quyền và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã chứng minh một cách hoàn hảo khả năng đưa cách mạng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong thời kỳ hòa bình, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc
62
Việt Nam XHCN, mô hình cộng sản thời chiến đã và đang bộc lộ những nhược điểm nguy hiểm, thể hiện ở các vấn đề sau: Một là, mô hình cộng sản thời chiến - ngay trong tên gọi của nó - chỉ phù hợp với thời kỳ giành, giữ chính quyền với một mục tiêu duy nhất là bảo vệ thành quả cách mạng, còn trong thời bình với mục tiêu đa dạng hơn đã cho thấy sự không phù hợp. Hai là, mô hình cộng sản thời chiến chỉ phù hợp với mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp và không phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ba là, mô hình cộng sản thời chiến mang nặng tính đối đầu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, không phù hợp với thời kỳ toàn cầu hóa vừa hợp tác, vừa cạnh tranh như hiện nay. Bốn là, mô hình cộng sản thời chiến mang nặng tính quân sự hóa đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, bao cấp không chỉ về kinh tế mà còn bao cấp cả về chính trị, tư tưởng dẫn đến tự do hạn chế, dân chủ hình thức và kỷ luật nửa vời, làm hạn chế sự sáng tạo, năng động, chủ động của mọi thành viên xã hội, do đó trong điều kiện hòa bình, xây dựng CNXH đòi hỏi phải phát huy tối đa sự sáng tạo, sự chủ động, sự năng động của mọi thành viên xã hội, mô hình này không đáp ứng được. Năm là, mô hình cộng sản thời chiến đã tỏ ra bất lực trước âm mưu, hoạt động DBHB của các TLTĐ CNXH mà sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh với CNTB là một thực tiễn minh chứng hùng hồn cho luận điểm này. Sáu là, nguy hiểm hơn cả của mô hình cộng sản thời chiến đó là tập trung quyền lực cao độ mà không có kiểm soát, nhất là từ bên trong và từ bên trên, do đó trong thời kỳ hòa bình, quá độ đi lên CNXH, điều này dẫn đến sự tha hóa của quyền lực và sự tha hóa quyền lực này, dù được phát hiện cũng không thể ngăn chặn một cách hiệu quả.
2.3. Một số vấn đề đặt ra với cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam là gì?
Phòng, chống TDB, TCH được hiểu là toàn bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, loại trừ khả năng chuyển đổi chế độ CTXH XHCN thành TBCN trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam.
63
Mục tiêu của phòng, chống TDB, TCH là phải hạn chế tối đa, tiến tới loại trừ hoàn toàn khả năng chuyển đổi chế độ chính trị xã hội XHCN sang TBCN ở Việt Nam. Khi các yếu tố TDB, TCH xuất hiện, phải đảm bảo đã có sự chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn, chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, biện pháp phù hợp để xử lý, loại trừ các yếu tố này ở mọi ngành, mọi cấp.
Chủ thể tiến hành phòng, chống TDB, TCH là cả HTCT XHCN và toàn dân dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Đối tượng của phòng, chống TDB, TCH là tất cả những yếu tố dẫn đến sự chuyển đổi chế độ CTXH XHCN ở Việt Nam, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan, yếu tố bên trong và bên ngoài Đảng, HTCT, yêu tố bên trong và bên ngoài lãnh thổ. Trong đó, trước hết là các cá nhân, tập thể, tổ chức thuộc HTCT XHCN Việt Nam, chủ yếu là bên trong và bên trên HTCT.
Nội dung của phòng, chống TDB, TCH gồm 4 mặt công tác cơ bản là: phòng ngừa TDB và chống TDB; Phòng ngừa TCH và chống TCH. Trong đó: Phòng ngừa TDB là toàn bộ các biện pháp nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự phai nhạt các yếu tố XHCN và xu hướng phát triển các yếu tố TBCN, trong đó tập trung vào việc chủ động xóa bỏ những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự suy thoái nội bộ, tạo ra “khoảng trống” để các yếu tố TBCN có điều kiện thâm nhập, tồn tại và phát triển, đồng thời tích cực chuẩn bị các lực lượng, phương tiện, biện pháp cần thiết để phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, loại trừ hiệu quả các yếu tố TDB. Phòng ngừa TCH là toàn bộ các biện pháp nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự chuyển đổi chế độ CTXH XHCN sang TBCN ở Việt Nam, tập trung vào loại trừ các yếu tố dẫn đến “đảo chính cung đình”, bạo loạn, lật đổ, nội chiến, chiến tranh xâm lược làm thay đổ chế độ CTXH XHCN ở Việt Nam. Chống TDB là toàn bộ các biện pháp nhằm phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, xử lý hiệu quả xu hướng phát triển TBCN ở Việt Nam, trước mắt cần tập trung vào đấu tranh với các hiện tượng, yếu tố dẫn đến sự tha hóa quyền lực, thay đổi nền tảng tư tưởng chính trị, con đường phát triển XHCN, khuynh hướng xuất hiện các tổ chức chính trị đối lập, hình thành chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam. Chống TCH toàn bộ các biện pháp nhằm phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hiện tượng, yếu tố bất ổn CTXH, chuyển đổi chế độ chính trị xã hội XHCN ở Việt Nam.
64
Phòng, chống TDB, TCH là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam nhằm bảo vệ Đảng và chế độ XHCN Việt Nam. Không những thế, phòng, chống TDB, TCH còn góp phần quan trọng vào xây dựng và chỉnh đốn Đảng, quyết định sự tồn vong của chế độ XHCN ở Việt Nam.
2.3.2. Việt Nam có thể phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được không? không?
TDB, TCH ở nước ta là một nguy cơ có thật, đang hiện hữu, diễn biến phức tạp, khó lường. Điều này không chỉ được đề cập đến trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp, trong các cuộc hội thảo, mà thực tế, vấn đề nghiêm trọng này đã được phản ánh và khẳng định tương đối chắc chắn qua các cuộc điều tra phục vụ nghiên cứu các công trình khoa học thời gian qua. Trong thực tiễn lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là một trong những bằng chứng rõ ràng xác nhận cho hiện tượng chính trị đặc biệt này. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta đã có nhiều văn bản, nghị quyết, chỉ thị để tổ chức đấu tranh, ngăn chặn quá trình TDB, TCH nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố vững chắc chế độ XHCN và xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là, trong điều kiện và hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam với bối cảnh quốc tế bất lợi cho CNXH hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam có thể phòng, chống TDB, TCH thành công hay không? Từ bài học kinh nghiệm rút ra sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, kết hợp với những thành tựu mà Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong thời gian qua, đặc thù Việt Nam hiện nay có thể nhấn mạnh đến một số điều kiện sau:
Một là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên cơ sở của CNXH khoa học với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, phải xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch, vững mạnh toàn diện, đủ trí tuệ và năng lực lãnh đạo cách mạng; không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập dưới bất kỳ một hình thức nào.
65
Ba là, củng cố vững chắc các cơ sở của HTCT XHCN mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, nhất là các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp lý, xã hội, văn hóa. Trong đó, đảm bảo sự thừa nhận, tôn trọng và ủng hộ cao độ của mọi tầng lớp nhân dân đối với HTCT là điều kiện mang tính quyết định. Phải bằng mọi cách làm cho HTCT XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản phải ăn sâu vào tiềm thức, trở thành tập quán văn hóa truyền thống và là mô hình chính trị không thể thay thế được với mọi người dân, được thừa nhận như một lẽ tự nhiên.
Bốn là, phải xây dựng được một mô hình chính trị phù hợp với điều kiện Việt Nam trong từng giai đoạn, từng bước đi của thời kỳ quá độ đi lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Không rập khuôn, sao chép một cách máy móc bất kỳ một mô hình CTXH nào nhưng phải tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu, ưu điểm của mọi mô hình chính trị trên thế giới, kể cả TBCN và XHCN, không định kiến, thành kiến, hẹp hòi.
Năm là, kiên trì và chủ động mở cửa, tích cực hội nhập quốc tế để có điều kiện tiếp thu tinh hoa nhân loại, rút ngắn thời kỳ quá độ đồng thời chủ động đề cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu chiến lược DBHB bạo loạn, lật đổ, can thiệp quân sự của các TLTĐ từ bên ngoài.
Hiện nay, các điều kiện trên ở Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng và củng cố, bước đầu đã có những kết quả nhất định. Đây là những tiền đề quan trọng đảm bảo tính khả thi và thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng, chống TDB, TCH thành công.
2.3.3. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần bắt đầu từ đâu và tiến hành như thế nào? tiến hành như thế nào?
TDB, TCH là một hiện tượng chính trị phức tạp, diễn ra rộng khắp ở mọi lĩnh vực, mọi cá nhân, tổ chức, có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không chỉ ở cấp cơ sở mà còn ở cả cấp trung ương, nằm trong HTCT và ở cả ngoài xã hội. Phòng, chống TDB, TCH là vấn đề nhạy cảm, liên quan mật thiết đến sinh mệnh chính trị của CBĐV, đến danh dự của tập thể, tổ chức, đến sự ổn định, vững mạnh của nội bộ, do đó tiến hành cuộc đấu tranh này phải thận trọng, tỷ mỉ và khách quan với
66
những bước đi và lộ trình phù hợp đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, không chủ quan, nóng vội. Theo tinh thần đó, phòng, chống TDB, TCH cần thiết phải xác định rõ vấn đề: nên bắt đầu từ đâu? Và tiến hành cuộc đấu tranh này như thế nào để đạt được hiệu quả trước mắt và lâu dài, đảm bảo căn cơ, triệt để?
TDB, TCH có nguyên nhân từ bên ngoài và bên trong HTCT, trong đó nguyên nhân bên trong mang tính quyết định, nguyên nhân bên ngoài là quan trọng, do đó phòng, chống TDB, TCH cần tập trung giải quyết các vấn đề: ngăn chặn, hạn chế tối đa những tác động của yếu tố bên ngoài; kiểm soát môi trường không để yếu tố TDB, TCH thâm nhập, tồn tại và phát triển vào bên trong và khi nó xuất hiện cần phát hiện, cách ly, xử lý hiệu quả, không để TDB, TCH lan rộng; chủ động ngăn ngừa, triệt tiêu những yếu tố bên trong có thể dẫn đến TDB, TCH.
Với cách tiếp cận như vậy, phòng, chống TDB, TCH trước mắt cần tập trung tăng cường cuộc đấu tranh phòng, chống DBHB của các TLTĐ đối với cách mạng nước ta nhằm hạn chế tối đa tác động của nó đối với HTCT nước ta; xây dựng một hệ thống kiểm soát “môi trường” và hoàn thiện “bộ lọc” nhằm phát hiện và ngăn chặn tối đa những tiêu cực, tiếp thu, tận dụng những thành tựu, mặt tích cực từ những yếu tố bên ngoài, trọng tâm vào quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại (chủ yếu là mạng Internet), diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế…; ngăn chặn tình trạng suy thoái nội bộ đang diễn biến nghiêm trọng, phức tạp; từng bước hoàn thiện lý luận và HTCT phù hợp với thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta.
67
CHƢƠNG 3
DỰ BÁO, XU HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
“TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM 3.1. Dự báo, xu hƣớng
3.1.1. Các yếu tố thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam
Trong thời gian tới, nhờ tận dụng triệt để thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và nắm giữ phần lớn những nguồn lực vật chất, CNTB lũng đoạn quốc tế còn tiềm năng phát triển và tiếp tục chi phối các xu thế chủ đạo của thế giới, nhất là quá trình toàn cầu hóa và thông qua đó áp đặt, phổ biến các giá trị TBCN trên phạm vi toàn cầu để phục vụ lợi ích của mình. Trong khi đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mặc dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng, chưa thể phục hồi trong tương lai gần. Dưới sự