7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu
âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch
Cấp uỷ và tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, đoàn thể cần nhận thức đúng tình hình, thấy rõ nguy cơ cũng như âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động DBHB, thúc đẩy TDB, TCH của các TLTĐ. Đồng thời, triển khai đồng bộ, chủ động thúc đẩy cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu DBHB, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các TLTĐ.
Triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ chặt chẽ an ninh chính trị nội bộ, vô hiệu hóa hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam của các TLTĐ và bọn phản động trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, không để kẻ địch thâm nhập phá hoại nội bộ, mua chuộc, lôi kéo cán bộ ta. Thực hiện nghiêm túc những qui định về kỷ luật Đảng, bảo vệ cơ quan, cử đoàn ra nước ngoài, quan hệ tiếp xúc với nước ngoài, bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nội bộ Đảng, bảo vệ CBĐV. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não, các
77
bộ phận quan trọng thiết yếu, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Chủ động phát hiện, ngăn chặn hoạt động của các đối tượng tình báo, gián điệp, phái viên của các trung tâm phá hoại tư tưởng nước ngoài, bọn phản động lợi dụng tôn giáo, phản động trong dân tộc thiểu số, ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động cũ; những phần tử CHCT ngăn chặn sự liên kết giữa số đối tượng chống đối ở trong nước với các TLTĐ ở bên ngoài. Kiên quyết đấu tranh với các tư tưởng “đa nguyên chính trị”, phát hiện, xử lý kịp thời số CHCT, ngăn chặn không để hình thành tổ chức chính trị đối lập.
Tăng cường đấu tranh với hoạt động phá hoại tư tưởng, bảo đảm an ninh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Toàn Đảng cần kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh phê phán hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng xã hội - dân chủ, chủ nghĩa thực dụng. Cần kiên quyết bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, đặc biệt là mục tiêu, lý tưởng, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; phát triển đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa; có biện pháp thiết thực củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các thành tố trong hệ thống chính trị và nhân dân. Cần nghiên cứu một cách có hệ thống những luận điểm sai trái, thù địch để luận chứng bác bỏ có sức thuyết phục có sức thuyết phục từng luận điểm. Phản bác kịp thời, có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh với các luận điệu phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vạch trần thủ đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà nước ta trong công tác xây dựng Đảng, trong quản lý kinh tế - xã hội nhằm kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Phê phán, bác bỏ các quan điểm tư tưởng và ý đồ thực hiện chủ nghĩa đa nguyên chính trị, chế độ đa đảng đối lập. Phát hiện kịp thời những tư tưởng đối lập do các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; xử lý kịp thời và nghiêm minh theo pháp luật đối với các hoạt động phá hoại, không để các thế lực thù địch tạo dựng
78
ngọn cờ tập hợp được lực lượng. Đẩy mạnh đấu tranh, vô hiệu hóa các trang mạng xã hội có nội dung xấu; tăng cường giáo dục, đối thoại với những người có quan điểm sai trái, ngăn chặn sự tác động của bọn phản động bên ngoài, không đẩy họ vào thế đối địch, đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp đã “diễn biến” từ ta sang địch. Tăng cường lãnh đạo và quản lý các hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, Internet, các cuộc hội thảo, việc hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội về những vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền... Không sơ hở để bên ngoài có thể lợi dụng thu thập bí mật, xuyên tạc, truyền bá quan điểm tư tưởng thù địch và kích động phá hoại.
Chủ động phát hiện, ngăn chặn ý đồ của các TLTĐ tác động nhằm làm chệch hướng XHCN trong phát triển kinh tế, thông qua kinh tế để chuyển hóa chính trị. Cần tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng cường xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có cơ cấu hợp lý, có sức mạnh nội sinh, bền vững; có khả năng cạnh tranh cao để chủ động hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế; có khả năng đứng vững, vượt qua được những biến động bất thường, khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ văn hóa, thực hiện công bằng xã hội và tăng cường quốc phòng - an ninh. Tiếp tục đấu tranh bảo vệ những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, đặc biệt là bảo vệ đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. Có cơ chế thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư có liên quan đến an ninh, quản lý chặt chẽ các khoản viện trợ phi chính phủ và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, ngăn chặn việc họ lợi dụng hoạt động để xâm phạm an ninh quốc gia. Kịp thời phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các quan hệ kinh tế, các công cụ và thiết chế tài chính, tiền tệ quốc tế... để chi phối, kiểm soát, khống chế, chuyển hóa nền kinh tế Việt Nam thành nền kinh tế TBCN.
Chống lợi dụng mở cửa, giao lưu văn hóa để quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hệ thống giá trị, những chuẩn mực đạo đức, lối sống của phương Tây. Quyết tâm bảo vệ đường lối xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội của Đảng, chủ trương và
79
chính sách văn hóa - xã hội của Nhà nước; bảo vệ, xây dựng và phát triển hệ thống giá trị, những chuẩn mực văn hóa, đạo đức XHCN Việt Nam, tinh hoa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ đường lối, quan điểm, chủ trương và chính sách đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước; chống lợi dụng giao lưu về giáo dục - đào tạo để chuyển hóa tư tưởng, ý thức của một số trí thức, sinh viên, học sinh, thế hệ trẻ mang văn hóa đồi trụy, độc hại vào Việt Nam. Chống lợi dụng mở cửa để thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp theo mô hình xã hội phương Tây. Giải quyết đúng đắn, kịp thời những mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận giữa các tầng lớp xã hội, các vùng, miền. Mở rộng dân chủ trong xã hội để tạo sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc, tôn giáo; chống chia rẽ, ly khai. Khi xuất hiện những “điểm nóng” mâu thuẫn, xung đột xã hội, cần giải quyết, xử lý đúng đắn, kịp thời trên cơ sở pháp luật, hài hòa với truyền thống, đạo lý dân tộc. Giải quyết các vụ xung đột xã hội theo phương châm “thu nhỏ sự việc, giải quyết tại chỗ, không để lây lan, kéo dài; không để các TLTĐ trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo, kích động hoặc can thiệp”. Lấy vận động quần chúng là chính, đi đôi với củng cố HTCT, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật để ổn định tình hình. Thường xuyên đánh giá những nhân tố có thể gây mất đoàn kết trong nhân dân, những dấu hiệu bùng phát mâu thuẫn, nguy cơ xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội để chủ động giải quyết, không để kẻ địch lợi dụng kích động. Hoàn thiện các qui định của pháp luật về các quyền tự do dân chủ, ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để phá hoại an ninh, trật tự.
Chống “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an; chống chia rẽ trong nội bộ lực lượng vũ trang. Giữ vững bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang, đặc biệt là bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Xây dựng Quân đội và Công an vừa là lực lượng chính trị, vừa là lực lượng quân sự, an ninh tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Bảo vệ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân với Quân đội và Công an. Bảo vệ đường lối, chủ trương chiến lược, chính sách đối ngoại quốc phòng - an ninh của Đảng và Nhà nước; phát triển các quan hệ đối ngoại
80
song phương và đa phương phù hợp với lợi ích của đất nước; giữ vững độc lập, tự chủ trong quan hệ đối ngoại; củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng và khu vực, với các tổ chức quốc tế; tăng cường ảnh hưởng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; giải quyết đúng đắn mối quan hệ đối ngoại và đối nội, không để nước ngoài tạo cớ can thiệp. Giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Giải quyết đúng đắn, xử lý mềm dẻo những bất đồng, tranh chấp với các nước láng giềng, trong khu vực và quốc tế, kịp thời xử trí các tình huống không để nước ngoài tạo cớ can thiệp; đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ quan ngoại giao nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Thường xuyên đánh giá những nhân tố, nguy cơ dẫn đến bạo loạn để chủ động loại trừ ngay ở cơ sở, chủ động phát hiện vụ việc ngay từ khi mới xuất hiện. Xây dựng và thường xuyên diễn tập các phương án phòng chống bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang. Khi xảy ra bạo loạn phải triển khai phương án giải quyết theo phương châm “thu nhỏ vụ việc, không để ảnh hưởng xấu lan rộng, không để cho các TLTĐ có điều kiện lợi dụng tạo cớ để can thiệp”. Coi trọng vận động chính trị, phát huy sức mạnh của cả HTCT, kết hợp sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, pháp luật, hành chính, sử dụng lực lượng vũ trang trong trường hợp cần thiết.