“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.5. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội

- Một bộ phận trí thức, luật sư, báo chí, văn nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng muốn thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước

Một bộ phận trí thức tự xưng là nhóm “phản biện” Nhà nước để truyền bá tư tưởng chống đối, công kích một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua hoạt động của các viện nghiên cứu tư nhân, hội thảo, tọa đàm, viết bài đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng và tán phát trên Internet. Họ còn đòi thay đổi cấu trúc của Nhà nước hiện hành để có một nhà nước hiệu lực hơn trong việc quản lý và phát triển đất nước (thực chất là theo mô hình phương Tây). Một số trí thức, dưới hình thức nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách để tuyên truyền tư tưởng tuyệt đối hóa kinh tế thị trường, đòi công khai thử nghiệm xã hội dân sự mà thực chất là nhằm tạo ra một lực lượng CTXH đối trọng với Đảng… Một số trí thức cực đoan còn tìm cách liên kết các đối tượng chống đối bên ngoài thúc đẩy hình

45

thành “xã hội dân sự” trong nước, hướng dư luận về một “cuộc cách mạng” không bạo lực, hợp hiến ở Việt Nam.

Một số lãnh đạo cơ quan báo chí và phóng viên cho đăng tải nhiều bài viết thể hiện ý thức chính trị phức tạp, bộc lộ tư tưởng hoạt động báo chí thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình tác nghiệp, họ đề cao quá mức vai trò quyền lực xã hội của hoạt động báo chí, khai thác sâu những hiện tượng tiêu cực, mặt trái của xã hội, phản ánh thiếu khách quan, đưa tin một chiều theo hướng chỉ trích, thổi phồng vụ việc, từ đó công kích sự lãnh đạo của Đảng, không chấp hành định hướng tuyên truyền. Có chuyên mục núp dưới danh nghĩa “diễn đàn” báo chí, nhưng thực chất là quy tụ, tập hợp phần lớn những ý kiến có suy nghĩ, quan điểm cực đoan, không có tính xây dựng, chỉ tập trung lên án, phê phán, chỉ trích nặng nề chủ trương, chính sách và làm nóng vấn đề đang được xã hội quan tâm. Một vài cơ quan báo chí trong nước do thiếu nhạy cảm chính trị, trong quá trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước lại cho đăng tải tin, bài mang nội dung gây phân tâm trong dư luận nhân dân, làm cho người đọc hiểu sai về những bất cập, tồn tại trong Đảng.

Ở Việt Nam đã và đang xuất hiện các nhóm luật sư có tư tưởng “cực đoan”, tìm cách bào chữa cho bị can trong vụ án kinh tế lớn, chính trị phức tạp, có hành vi tham nhũng… nhằm thu thập thông tin phê phán sai sót của hệ thống pháp luật; sự can thiệp của Đảng đối với hoạt động tư pháp. Trong quá trình thực hiện hoạt động bào chữa, số luật sư trên không bảo vệ tính đúng đắn của pháp luật mà tập trung “phản biện” các qui định trong văn bản quy phạm pháp luật, kích động bị can chống đối quyết liệt hơn. Một số luật sư sử dụng quy định của pháp luật để tán phát thông tin vụ án nhằm đề cao uy tín cá nhân, gây mất ổn định nội bộ, tạo dư luận xấu. Một số luật sư trẻ tìm cách liên kết với các TLTĐ bên ngoài lợi dụng các bất cập liên quan đến hệ thống luật pháp Việt Nam, qua đó công khai chống Đảng, Nhà nước.

Không ít người trong giới văn nghệ sĩ thông qua mạng Internet, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt thơ ca để công khai bộc lộ quan điểm văn nghệ phải được độc lập, không lệ thuộc vào chính trị, không chịu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của

46

Nhà nước; phê phán đường lối văn nghệ của Đảng. Những người này tiến hành thu thập nhiều thông tin, tư liệu khác nhau để chứng minh mang tính quy chụp rằng văn nghệ không có đỉnh cao là do Đảng lãnh đạo, không chấp nhận văn nghệ phục tùng chính trị, đòi tự do sáng tác, tự do xuất bản, phủ nhận văn nghệ cách mạng; hô hào cái gọi là “văn chương phản kháng”, “văn chương kháng cách”. Trong hoạt động sáng tác, xuất bản tác phẩm văn học - nghệ thuật đã và đang xuất hiện nhiều tác phẩm thể hiện quan điểm “sám hối”, “giải thiêng” với nhiều lập luận tinh vi trong việc sử dụng nghệ thuật ngôn từ, gây ngộ nhận cho công chúng.

- Một bộ phận không nhỏ lực lượng công nhân nước ta hiện nay chưa nhận thức được vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, ý thức chính trị không cao và đang có xu hướng giảm.

Kết quả điều tra đề tài KHXH-03-07 cho thấy có 40,7% công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước muốn vào Đảng, 43,25% công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nguyện vọng vào Đảng [28, tr. 83]. Theo số liệu điều tra năm 2009 của đề tài khoa học cấp Nhà nước: Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, chỉ có 45,9% số công nhân tự hào về vị trí và nghề nghiệp của mình; 70,6% số công nhân chấp hành tốt kỷ luật lao động, có ý thức tập thể; 43,3% số công nhân tích cực tham gia hoạt động công đoàn; 73,3% số công nhân muốn doanh nghiệp có công đoàn; 29,3% số công nhân muốn trở thành đảng viên. Theo điều tra, có 38,9% số công nhân cho rằng Đảng, Nhà nước có quan tâm đến người lao động. Chỉ có 22,8% công nhân tích cực tìm hiểu luật pháp của Nhà nước; có 19,5% số công nhân cho rằng mình thuộc thân phận người làm thuê; chỉ có 9,5% số công nhân là muốn con em theo nghề cha mẹ, làm công nhân [123, tr. 100, 101].

Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008: Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Bắc: về ý thức chính trị, trong tổng số công nhân được hỏi, tỷ lệ đảng viên chiếm khoảng 15,5%; đoàn viên công đoàn chiếm 67,9%; đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là 24,2% (tỷ lệ này chủ yếu công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước). Điều tra cho thấy, trong số người được hỏi, có

47

tới 42% không muốn phấn đấu để trở thành đảng viên; 22% không muốn gia nhập tổ chức công đoàn; 11,9% không muốn gia nhập Đoàn thanh niên [14, tr40].

Như vậy, một bộ phận không nhỏ lực lượng công nhân nước ta hiện nay chưa nhận thức được vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, ý thức chính trị không cao và đang có xu hướng giảm. Công nhân lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết thực trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề lớn, như lý tưởng XHCN, vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Họ thờ ơ, lãnh đạm với chính trị, thiếu tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và thậm chí có xu hướng thoát ly các tổ chức công đoàn.

- Sự giác ngộ lý tưởng đạo đức trong thanh niên, học sinh, sinh viên hiện nay có sự giảm sút đáng kể.

Xuất hiện một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu lòng tin vào con đường đi lên CNXH và công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, nhận thức hạn chế về âm mưu, hoạt động chống phá của các TLTĐ, đề cao “dân chủ tư sản”; sống thực dụng, ích kỷ, cá biệt có hiện tượng tha hóa về nhân cách, viết bài cho đài nước ngoài nói xấu chế độ ta để xin học bổng.

Năm 2008, Viện Nghiên cứu thanh niên có cuộc điều tra đánh giá tình hình thanh niên phục vụ xây dựng đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” với 3.545 thanh niên các vùng miền tham gia cho thấy, chỉ có 54,4% thanh niên được hỏi tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của ĐCSVN; 31,3% có tin tưởng nhưng cũng còn băn khoăn, lo lắng; 4,4% băn khoăn, lo lắng; 7,9% khó trả lời. Về ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên, kết quả khảo sát năm 2006 của Viện Nghiên cứu thanh niên và 2009 của đề tài Tổng quan tình hình thanh niên cho thấy, nguyện vọng phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên của thanh niên có xu hướng giảm. Kết quả điều tra năm 2006 có 64,6% số thanh niên được hỏi có nguyện vọng phấn đấu trở thành đoàn viên; 65,1% mong muốn phấn đấu trở thành đảng viên; đến năm 2009 số thanh niên mong muốn trở thành đoàn viên giảm xuống còn 52,7% và mong muốn phấn đấu trở thành đảng viên là 53,1% [59, tr. 220, 221].

48

Một phần của tài liệu Nhận diện tự diễn biến ,tự chuyển hóa ở việt nam hiện nay (Trang 52)