7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Lợi dụng tình hình quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường,
lường, các thế lực thù địch gia tăng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam
- Tình hình quốc tế
Một là, sự kiện Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ đã đang tác động mạnh đến niềm tin của một bộ phận CBĐV. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN là cú sốc cực mạnh đánh vào niềm tin, tư tưởng và hành động của không ít CBĐV thuộc các nước XHCN, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa VIII khẳng định: “Sự sụp đổ ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu đã gây xáo động lớn về tư tưởng, tình cảm trong CBĐV và nhân dân”. Năm 1991, trước sự kiện này, trong Đảng ta đã có hiện tượng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng hoặc xin ra khỏi Đảng (22.008 đảng viên bị xóa tên và 10.290 đảng viên xin ra khỏi Đảng) [48] và đến nay, không ít đảng viên vẫn muốn ra khỏi Đảng vì cho rằng CNXH sẽ không thể quay trở lại nữa.
52
Hai là, sự khủng hoảng kéo dài dẫn đến sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là “cơn động đất chính trị của thế kỷ XX”, đánh dấu giai đoạn tổng khủng hoảng toàn diện và sâu sắc của hệ thống XHCN hiện thực, kéo theo sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng trên thế giới, theo hướng có lợi cho Mỹ và các nước tư bản phát triển. Sự kiện này đã tác động vô cùng nghiêm trọng đến các nước XHCN khác, đến các đảng cộng sản và công nhân các nước tư bản phát triển, đến các nước đang phát triển và phong trào không liên kết, dẫn đến sự tan rã của một loạt nước đi theo hướng XHCN ở Á - Phi, Mỹ Latinh. Trong đội ngũ những người cộng sản trên thế giới nói chung và CBĐV nước ta nói riêng, một bộ phận hoài nghi, dao động, nhạt phai lý tưởng và niềm tin vào CNXH; một bộ phận khác rơi vào lập trường cơ hội hữu khuynh, đầu hàng giai cấp, thậm chí phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin và sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gây khủng hoảng niềm tin về tương lai và những giá trị đích thực của CNXH ở một số cá nhân CBĐV, vì vậy sự hoang mang, lo lắng trong CBĐV về tiền đồ của CNXH là có thật.
Ba là, các nước tiếp tục kiên định xây dựng CNXH vẫn chưa xác lập được mô hình ưu việt hơn hẳn so với các nước TBCN. Hiện nay, trên thế giới còn 5 nước kiên định đi theo con đường XHCN là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào và Triều Tiên. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành đổi mới, cải cách mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; Cuba và Bắc Triều Tiên vẫn duy trì chế độ kinh tế kế hoạch hóa trong điều kiện bị các TLTĐ bao vây, cấm vận, DBHB nên vẫn còn rất khó khăn. Nhìn chung, khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước này với các nước tư bản phát triển vẫn còn quá lớn; mô hình phát triển còn đang trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm, chưa thể hiện rõ nét tính ưu việt vượt trội của CNXH so với các nước TBCN, nhất là các nước tư bản phát triển.
Bốn là, tình hình an ninh, chính trị thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh diễn biến phức tạp, khó lường. Thực tế, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ưu thế tuyệt đối thuộc về các nước TBCN mà Mỹ là siêu cường duy nhất. Với mưu đồ thiết lập
53
một trật tự thế giới mới chịu sự chi phối của mình, Mỹ và phương Tây đã lợi dụng con bài phát triển dân chủ, bảo vệ nhân quyền, chống khủng bố, can thiệp nhân đạo… để tác động, can dự và can thiệp thô bạo vào tình hình ở nhiều nước, làm gia tăng xung đột, mâu thuẫn, khủng hoảng và bất ổn về an ninh chính trị ở nhiều khu vực. Các cuộc chiến tranh ở Nam Tư, Iraq, Afghanixtan…; các cuộc “cách mạng màu” ở không gian hậu Xô viết (Gruzia, Ukraine, Cưzơgưxtan) và gần đây nhất là bạo loạn, bất ổn chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông với sự can thiệp và hậu thuẫn toàn diện về chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông và quân sự của Mỹ và phương Tây dẫn đến sự thay đổi chế độ ở các nước này theo quỹ đạo và phục vụ lợi ích của Mỹ và phương Tây. Những tác động, phản ứng lan tỏa của bất ổn, khủng hoảng được tạo ra từ các hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền… trên, cùng với các chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc của các TLTĐ đã góp phần thúc đẩy sự TDB, TCH ở nước ta. Trong nội bộ, một bộ phận CBĐV có sự đánh giá, ủng hộ, cổ súy “cách mạng màu”, thay đổi thể chế chính trị ở nước ta theo hướng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tự do vô điều kiện ở Việt Nam.
Năm là, yếu tố Trung Quốc. Sau khi Liên Xô sụp đổ, tan rã, có thể nói Trung Quốc trở thành một “chỗ dựa” tự nhiên cho Việt Nam trong việc tiếp tục kiên định đi theo con đường XHCN. Thực tế, từ khi thực hiện công cuộc “xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc” được Đặng Tiểu Bình khởi xướng từ năm 1978, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Về kinh tế vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương (2014) và là một cường quốc có tiếng nói đáng kể trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, mặc dù cùng thể chế chính trị, vẫn còn tồn tại nhiều “khoảng trống” không thể có tiếng nói chung, thậm chí là bất đồng, xung đột, trong đó tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo là nghiêm trọng nhất. Gần đây nhất, vào tháng 5/2014, Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương HD-981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, đã gây ra phản ứng dữ dội từ CBĐV và mọi tầng lớp nhân dân. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây ra sức chia rẽ mối quan hệ Việt - Trung, lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của phương Tây trong việc “kiềm chế
54
sự trỗi dậy của Trung Quốc”. Trong nội bộ và ngoài xã hội đã có nhiều ý kiến đòi “thoát Trung”, cực đoan hơn là “thoát Cộng”, muốn đi theo CNTB với ảo tưởng dựa vào Mỹ và phương Tây để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Ngày 14/7/2014, Trung tâm Nghiên cứu PEW của Mỹ công bố kết quả khảo sát toàn cầu, trong đó có phỏng vấn 1000 người Việt Nam trong độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) và kết quả này gợi nhiều suy nghĩ: 76% người Việt Nam được hỏi có thiện cảm với Mỹ, trong đó độ tuổi từ 18-29t là 89%; 30-49t là 74% và trên 50t là 64%, trong khi có tới 78% người được hỏi không có thiện cảm với Trung Quốc. Có 56% cho rằng Mỹ vẫn được xem như là nền kinh tế dẫn dắt thế giới; 11% cho răng TQ; 14% cho rằng Nhật và 10% cho rằng EU. Có 30% cho rằng Mỹ là Đồng minh và 74% cho rằng TQ là mối đe dọa. Có tới 69% cho rằng TQ không bao giờ thay thế Mỹ như là siêu cường và 17% cho rằng có. Có tới 67% người được hỏi vẫn ưa thích Tổng thống Obama của Mỹ, trong khi chỉ có 31% người được hỏi có lòng tin vào Chủ tịch Tập Cận Bình và 49% không tin tưởng; 20% không có ý kiến; 65% có thái độ tích cực với người lãnh đạo Nhật Bản (ông Shinzo Abe). Chỉ có 42% người được hỏi cho rằng TQ tôn trọng các quyền tự do cá nhân và 43% cho rằng không. 71% người được hỏi có thái độ lo lắng, cho rằng kinh tế TQ phát triển là xấu cho Việt Nam. 84% người Việt Nam lo ngại rằng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ dẫn một cuộc xung đột quân sự [125].
- Tình hình trong nước
Một là, tàn dư của chế độ tiền tư bản còn ảnh hưởng nặng nề. Nước ta đi lên CNXH từ nền sản xuất nhỏ, với lực lượng sản xuất thấp kém, lao động đại bộ phận là thủ công, manh mún, chấp vá, lại trải qua những cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ. Với nền tảng kinh tế - xã hội đó, ý thức xã hội của CBĐV và nhân dân ta tất nhiên còn nặng tư tưởng tiểu nông, tiểu tư sản. Mặt khác, xét về mặt xã hội, phần đông CBĐV nước ta xuất thân từ nông dân, một số xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản hoặc thành phần xã hội khác. Cho nên, tư tưởng tiểu nông, sản xuất nhỏ, tư tưởng tiểu tư sản không thể không còn rơi rớt hoặc ảnh hưởng tới tư tưởng chính trị của CBĐV ở nước ta và in đậm trong nếp nghĩ, cách làm của CBĐV và nhân dân ta với
55
đầy đủ tính chất cực đoan của nó: lúc thì “tả” lúc thì “hữu”, hay bốc đồng mà cũng dễ nản chí, lúc hăng hái, lúc lại rụt rè, không kiên định, hay dao động.
Hai là, quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động mạnh mẽ đến tình hình tư tưởng của CBĐV. Do duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hóa nên kinh tế trở nên trì trệ, đời sống nhân dân gặp khó khăn, thiếu thốn, một số giá trị cơ bản của CNXH chưa thể hiện rõ nên một bộ phận CBĐV thiếu bản lĩnh, có thái độ nôn nóng đã suy giảm niềm tin vào tương lai của CNXH. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước theo định hướng XHCN.
Ba là, sự phân tầng, biến động về cơ cấu giai cấp xã hội. Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một chủ trương lớn, nhất quán và lâu dài của Đảng, Nhà nước ta. Bên cạnh những yếu tố tích cực đã xuất hiện sự phân hóa về thu nhập, tiến tới sự phân hóa về lợi ích và phân tầng xã hội - cơ sở hình thành các nhóm xã hội khác nhau, là tiền đề để hình thành các khuynh hướng tư tưởng khác nhau, tác động trực tiếp đến khối đại đoàn kết dân tộc, sự đồng thuận xã hội.
Bốn là, xu thế dân chủ hóa. Đây là một xu hướng mang tính tất yếu trong quá trình phát triển, xây dựng đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, tiến trình dân chủ hóa ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, tiến trình này vẫn tồn tại nhiều hạn chế với những bước đi chậm chạp, thiếu dứt khoát. Do đó, những tác động tiêu cực của nó bộc lộ, không những làm chậm lại sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư kém hấp dẫn mà còn tác động đến các yếu tố chính trị xã hội, tạo ra những bức xúc trong một bộ phận xã hội.
Năm là, tình trạng khiếu nại, tố cáo, đình công, bãi công diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Trong những năm gần đây, tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, dai dẳng và tính bức xúc gia tăng, dẫn đến tình trạng lòng dân không yên. Vấn đề đình công, lãn công của công nhân có xu hướng gia tăng và diễn
56
biến phức tạp với phần lớn các vụ việc đều bị coi là bất hợp pháp, trong khi vai trò của công đoàn, chính quyền địa phương và tòa án hết sức mờ nhạt, không hiệu quả trong giải quyết tranh chấp lao động và quyền lợi hợp pháp của công nhân.
Sáu là, những yếu kém, bất cập trong các lĩnh vực được coi là ưu việt của CNXH như giáo dục - đào tạo, y tế, an sinh xã hội… diễn ra kéo dài, chậm được khắc phục, chưa chuyển biến căn bản đã gây ra bức xúc sâu rộng trong nhân dân.
- Các thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội gia tăng thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ từ bên trong
Đây là một yếu tố khách quan, bên ngoài đã và đang là một trong những nguy cơ lớn đối với sự ổn định, phát triển của chế độ XHCN ở nước ta và là yếu tố thúc đẩy sự TDB, „tự chuyển hóa” ở nước ta. DBHB là chiến lược phản cách mạng toàn cầu chống chủ nghĩa xã họi, đã và đang được các TLTĐ tiến hành đối với Việt Nam với phương thức đặc thù là sử dụng chủ yếu các biện pháp mang tính phi vũ trang, thâm nhập, tác động chuyển hóa dẫn đến thay đổi, lật đổ chế độ xã hội từ bên trong. Các TLTĐ tập trung tấn công tổng lực về chính trị, tư tưởng, văn hóa; thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, phát triển lực lượng chính trị đối lập ngay trong nội bộ, nội địa; dùng sức ép của quốc tế, quốc tế hóa, chính trị hóa những phức tạp, mâu thuẫn nội bộ của Viẹt Nam để can thiệp, chống phá ta.
Đáng chú ý, thời gian qua, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mạnh mẽ cùng những thay đổi bộ máy lãnh đạo ở các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Bắc Phi, Trung Đông và những khó khăn, tồn tại của Việt Nam, các TLTĐ đẩy mạnh các hoạt động DBHB như: tuyên truyền phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận các thành quả cách mạng Việt Nam; bôi đen, nói xấu lãnh tụ, CBĐV nhằm hạ uy tín của Đảng và chính quyền; tăng cường thâm nhập, tuyên truyền các quan điểm tư tưởng tư sản, tự do dân chủ, tự do ngôn luận, và đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập kiểu phương Tây; cổ vũ, hỗ trợ tích cực cho các phong trào, hoạt động phản biện từ bên trong nội bộ; thông qua các chương trình, dự án và hoạt động của các trung tâm văn hóa, giáo dục, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tìm mọi cách thâm nhập, tác động vào các cơ quan
57
nghiên cứu, tham vấn xây dựng chính sách, pháp luật nhằm chuyển đổi nhận thức, quan điểm của CBĐV, qua đó hướng lái chính sách, pháp luật và thể chế chính trị Việt Nam đi theo mô hình tư bản phương Tây; thông qua hợp tác đào tạo, du học để đào tạo, hình thành lớp trí thức, lãnh đạo tương lai của Việt Nam theo quan điểm tự do tư sản phương Tây…
2.2.3. Trong nội bộ còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, hạn chế dẫn đến tình trạng suy thoái nội bộ nghiêm trọng, kéo dài
Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay thừa nhận: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” [9]. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên:
Một là, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa khắc phục được một số mặt lạc hậu, chưa giải quyết có căn cứ khoa học, thuyết phục được nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra, làm chậm việc hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật, ảnh hưởng tới sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, trong xã hội.Nhiều vấn đề lý luận về xây dựng CNXH, phát huy dân chủ XHCN, về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; lý luận về xây dựng Đảng, phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong điều kiện Việt Nam và những vấn đề khác