Đối với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhàn ước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 94)

3.3.1.1. Quy định đối với Người soạn thảo CMKT

Luật kế toán ban hành ngày 17/06/2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004 và 26 CMKT là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh tronh lĩnh vực kế toán. Trong xu thế hội nhập, việc điều chỉnh theo sự phù hợp của tình hình thực tế, văn hóa, pháp luật trong kế toán là điều không thể tránh khỏi nên công tác soạn thảo CMKT đòi hỏi:

ƒ Người soạn thảo chuẩn mực kế toán phải nắm vững về CMKT quốc tế.

ƒ Để CMKT được soạn thảo phù hợp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, dễ hiểu thì bên cạnh việc đào tạo chuyên môn kế toán, Người soạn thảo CMKT cần quán triệt đầy đủ và rõ ràng mục tiêu, nguyên tắc và quan điểm, định hướng soạn thảo CMKT trên cơ sở nghiên cứu mô hình của một số nước trên thế giới để CMKT Việt Nam hợp lý hơn, rút ngắn quá trình hội nhập.

3.3.1.2. Quy định đối với việc ban hành các quyết định và Thông tư

Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc thù chịu sự kiểm soát của NHNN, vì thế cần có phối hợp đồng bộ lẫn nhau giữa Bộ Tài chính, NHNN và các Ban ngành có liên

quan. Hiện nay chế độ kế toán của các TCTD được điều chỉnh bở Luật Kế toán, CMKT Việt Nam, các Quyết định và Thông tư hướng dẫn thực hiện. Trong đó, Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN đưa ra mẫu BCTC cụ thể phục vụ cho việc cung cấp thông tin và đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, những mặt hạn chế còn tồn tại như đã trình bày trong chương hai đòi hỏi khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng, những nguyên tắc cơ bản, làm nền tảng chung cho các ngân hàng xây dựng một hệ thống BCTC phù hợp với các chuẩn mực Việt Nam và sát với thông lệ quốc tế.

3.3.1.3. Quy định đối với công tác thanh tra, kiểm soát

Một trong những điểm tích cực của ngành kế toán - kiểm toán Việt Nam hiện nay đó là có Tổng Kiểm toán trực thuộc Quốc hội. Đây là một mô hình mà các nước phát triển đã xây dựng và các nước đang phát triển hướng tới. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng.

Thanh tra NHNN thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của toàn ngành Ngân hàng một cách định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện những sai lầm trong công tác ghi chép, báo cáo kế toán và có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. Cần có những thay đổi cơ bản về phương pháp và hoạt động của Thanh tra ngân hàng trong việc giám sát rủi ro tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung của các TCTD, phải thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm Thông tin tín dụng như một phần của hệ thống giám sát ngân hàng của NHNN. Thanh tra ngân hàng, hoạt động hiệu quả sẽ góp phần phát hiện ra những sai sót của ngân hàng để ngân hàng kịp thời sửa đổi, điều này giúp cho thông tin tổng hợp để lập BCTC có độ chính xác cao hơn, hạn chế được các sai sót.

3.3.2. Đối với Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

Thứ nhất, khuyến khích tiến tới quy định công bố BCTC bằng tiếng Anh. Trải qua

từ TTCK các nước đã phát triển. Một thị trường còn non trẻ như vậy thì chỉ có thể thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Và để làm được điều đó thì việc hoàn thiện việc công bố BCTC của các NHTMCP niêm yết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước là điều tất yếu.

Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài thường không tìm hiểu, đầu tư trực tiếp mà thông qua bộ phận môi giới để đưa ra quyết định cho mình. Điều này là do thông tin cung cấp từ phía các NH niêm yết chưa đủ để nhà đầu tư nước ngoài quyết định trực tiếp. Một đơn cử như các BCTC của NH niêm yết cung cấp đều bằng tiếng việt gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài đọc và hiểu nó. Và nên chăng cá NHTMCP niêm yết khi công bố BCTC nên kèm theo BCTC bằng tiếng anh, có như thế mới có thể thu hút ngày càng đông các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.

Thứ hai, quy định việc trình bày bắt buộc một số thông tin thực sự rất hữu ích cho

việc ra quyết định của nhà đầu tư. Cụ thể: Thuyết minh các khoản đầu tư tài chính tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 trên Bản thuyết minh BCTC và việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính; công bố các thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yết tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC. Những thông tin này là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán, cũng như dự đoán EPS của ngân hàng.

3.3.3 Đối với Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước:

Có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm về công bố thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết.

Đối với vi phạm chậm công bố thông tin của các ngân hàng niêm yết, mà nó có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch của thị trường, hay nguy hại hơn là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử phạt vi phạm cần phải nặng tay hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của công ty niêm yết trong việc công bố các thông tin. Tùy theo mức độ vi phạm trong việc chậm công bố thông tin, UBCKNN có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu đến 300 triệu (thay vì mức phạt tối đa 70 triệu

như hiện nay), đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư. Cần có quy định, trong một số trường hợp đặc biệt, vì những lý do khách quan, các ngân hàng niêm yết có thể xin lùi thời hạn công bố thông tin BCTC quý hoặc năm nhưng quy định thời hạn tối đa không quá 5 ngày đối với BCTC quý và 10 ngày đối với BCTC năm, để đảm bảo sự khách quan và công bằng giữa các công ty và tính kịp thời của thông tin cho nhà đầu tư.

Trong trường hợp chưa có những quy định về xử phạt hành chính đối với các trường hợp phải giải trình BCTC với những sai sót nghiêm trọng, cơ quan quản lý thị trường vẫn có thể áp dụng biện pháp như công bố rộng rãi danh sách các ngân hàng thường xuyên có hiện tượng bất nhất số liệu trong BCTC trước và sau kiểm toán, công ty thường xuyên lặp lại các lỗi đã từng bị nhắc nhở... Có như vậy, nhà đầu tư mới có thể tránh rơi vào “bẫy” có thể có của các công ty, bản thân các công ty cũng ý thức hơn, cẩn trọng hơn khi xây dựng và công bố BCTC.

Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường mức xử phạt và triển khai thực hiện một cách đồng bộ thì việc thực thi nghiêm minh trong xử lý vi phạm, xử lý đúng người, đúng tội cũng là một vấn đề mà UBCKNN phải thực hiện triệt để để duy trì kỹ cương cho hoạt động của thị trường.

Song song với những giải pháp nêu trên, một số vấn đề liên quan đến việc minh bạch hóa thông tin công bố trên TTCK Việt Nam cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc, như: tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng của kiểm toán độc lập; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và hệ thống BCTC nói riêng; nâng cao vai trò của UBCKNN trong tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý, trong giám sát, quản lý việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt là việc phát hành chứng khoán của các ngân hàng niêm yết; có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các cơ quan điều hành và các tổ chức cung ứng các dịch vụ công bố thông tin trên thị trường như: Hiệp

hội kế toán, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hiệp hội chứng khoán Việt Nam.

Tăng cường giám sát thị trường.

3.4. Kết quả khảo sát về nội dung, giải pháp hoàn thiện và kiến nghịđể hoàn thiện hệ thống BCTC các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hệ thống BCTC các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM

3.4.1. Về nội dung cần phải hoàn thiện đối với BCTC các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hiện nay:

Tất cả các ý kiến (100%) cho rằng dung cần phải hoàn thiện đối với BCTC các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hiện nay là:

- Hoàn thiện quy trình xây dựng chuẩn mực. - Hoàn thiện nội dung của chuẩn mực. - Trình bày lại báo cáo vốn chủ sở hữu. - Quy định về xác định giá trị trên BCTC.

- Trình bày lại các khoản mục trên BCTC.

3.4.2. Về giải pháp hoàn thiện BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hiện nay: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên môn kế toán.

- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ của bộ phận kiểm soát và kiểm toán nội bộ. - Nâng cao năng lực xử lý của hệ thống công nghệ thông tin.

- Lập các quy định cụ thể riêng của ngân hàng để hướng dẫn nhân viên lập BCTC. - Nâng cao công tác quản trị Ngân hàng nói chung và quản trị thông tin trên BCTC của NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM nói riêng.

- Nâng cao năng lực của chính Ngân hàng. - Nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC.

3.4.3. Về kiến nghị đối với Bội Tài chính, NHNN và SGDCK Tp.HCM để hoàn thiện BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hiện nay:

- Quy định đối với Người soạn thảo CMKT nghiêm ngặt về trình độ chuyên môn hơn.

- Quy định đối với việc ban hành các quyết định và Thông tư phù hợp. - Quy định đối với công tác thanh tra, kiểm soát nghiêm ngặt hơn. - Khuyến khích tiến tới quy định công bố BCTC bằng tiếng Anh

- Quy định việc trình bày bắt buộc một số thông tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư.

- Có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm về công bố thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết.

Kết luận chương 3

Định hướng chính hiện nay để hoàn thiện hệ thống BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM đó là hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng tiếp cận tối đa nguyên tắc quốc tế nhưng vẫn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, hoàn thiện công nghệ thông tin, hoàn thiện quy trình lập và trình bày BCTC…Để thực hiện hoàn thiện, Bộ Tài chính, NHNN và SGDCK Tp.HCM cần quán triệt rõ mục tiêu, nguyên tắc của người soạn thảo CMKT, nâng cao công tác thanh tra, giám sát và bản thân mỗi NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM tiếp tục phát huy nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân sự phụ trách kế toán, tiếp thu công nghệ hiện đại theo hướng chuyên môn hóa.

Mặt khác, các NHTMCP niêm yết là một trong những chủ thể chính tham gia trên TTCK, có tác động rất lớn đến sự phát triển của TTCK. Một trong các nguồn tin trên thị trường, nhà đầu tư quan tâm đến BCTC. Do đó việc nghiên cứu những vi phạm, hạn chế trong BCTC là rất cần thiết, để từ đó hoàn thiện nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển TTCK VN.

Qua chương này ta thấy rằng để hoàn thiện BCTC thì cần có sự phối hợp không chỉ của Nhà nước mà còn sự cố gắng nỗ lực của các NHTMCP niêm yết. Có như thế mới có thể đảm bảo chất lượng thông tin đáp ứng cho nhà đầu tư nói riêng và TTCK VN nói chung.

KẾT LUẬN

Sau hơn 12 năm chính thức đi vào hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng. Mặc dù chưa thể so sánh với các nước có TTCK phát triển nhưng nhìn chung trong thời gian qua TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Khi SGDCK HCM đi vào hoạt động vào tháng 7/2000 mới chỉ có 2 công ty niêm yết, chưa có sự tham gia của NHTMCP nhưng đến nay 31/12/2012 con số 317 công ty niêm yết trong đó có 5 NHTMCP đã chứng tỏ một lần nữa thành công trong sự phát triển của TTCK Việt Nam.

Vấn đề phát triển TTCK cũng như việc chuẩn hóa thông tin trên TTCK cho phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty niêm yết nói chung và NHTMCP niêm yết nói riêng hiện nay. Tuy nhiên một thực tế cho thấy bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều hạn chế trong việc cung cấp thông tin của các NHTMCP niêm yết trong thời gian qua.

Do đó, hoàn thiện BCTC của các NHTMCP niêm yết là tất yếu. Ngoài việc đảm bảo các văn bản pháp lý đúng quy định còn phải đảm bảo về chất lượng và thời gian công bố thông tin BCTC thật sự kịp thời, chính xác và minh bạch.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong BCTC của các NHTMCP niêm yết hiện nay, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện thông tin trên BCTC của các NHTMCP niêm yết trong thời gian sắp tới. Tôi hy vọng luận văn đóng góp một phần vào sự nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC đồng thời góp phần vào sự phát triển của TTCK Việt Nam nói chung và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nói riêng.

1. Bộ Tài chính, 2001. Ban hành và công bố bốn (4) chuẩn mực kế toánViệt Nam (đợt 1). Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. Ngày 31/12/2001;

2. Bộ Tài chính, 2002. Ban hành và công bố sáu (6) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2). Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC. Ngày 31/12/2002;

3. Bộ Tài chính, 2003. Ban hành và công bố sáu (6) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3). Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC. Ngày 30/12/2003;

4. Bộ Tài chính, 2005. Ban hành và công bố sáu (6) chuẩn mực kế toánViệt Nam (đợt 4). Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC. Ngày 15/02/2005;

5. Bộ Tài chính, 2005. Ban hành và công bố bốn (4) chuẩn mực kế toánViệt Nam (đợt 5). Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC. Ngày 28/12/2005;

6. Bộ Tài chính, 2012. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư 52/2012/TT-BTC. Ngày 05/04/2012;

7. Bùi Kim Yến, 2012. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, ngăn ngừa và hạn chế vi phạm trong công bố thông tin của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, tháng 08/2012;

8. Chính phủ, 2006. Quy định về ban hành danh mục vốn pháp định các TCTD. Ngh định 141/2006/NĐ-CP. Ngày 22/11/2006;

9. Chính Phủ, 2007. Quy định chi thiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Nghịđịnh 14/2007/NĐ-CP. Ngày 19/01/2007;

10. Ngân hàng Nhà nước, 2010. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động các TCTD. Thông tư 13/2010/TT-NHNN . Ngày 20/05/2010;

11. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Hướng dẫn thủ tục chấp thuận của NHNN Việt Nam đối với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của TCTD cổ phần. Thông tư 26/2012/TT-NHNN. Ngày 13/09/2012;

và công bố thông tin báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ chí Minh. Năm 2008; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Nguyễn Xuân Hưng, 2010. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trên TTCK. Tài chính tháng 7/2010. Trang 49-51;

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 94)