2.2.3.1. Sự khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kếtoán Quốc tế toán Quốc tế
Chuẩn mực kế toán là bộ khung hướng dẫn cụ thể cho việc lập và trình bày BCTC, vì thế việc tuân theo các chuẩn mực để tiến hành lập BCTC là điều bắt buộc. Tuy nhiên hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề. Một trong những vấn đề còn vướng mắc của chuẩn mực kế toán Việt Nam đó là có sự khác biệt về nội dung so với chuẩn mực kế toán Quốc tế.
Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS là những chuẩn mực mang tính hướng dẫn hơn là bắt buộc áp dụng. Trong khi VAS là những chuẩn mực mang thông tin về những quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo. Đặc biệt đối với BCTC của ngân hàng, các TCTD phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong chuẩn mực và
BCTC cần được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán do nhà nước quy định.
IAS mang tính tổng thể rộng và tổng quát hơn VAS. Bởi đặc điểm các hoạt động kinh tế toàn cầu rất đa dạng trong khi các hoạt động kinh tế của Việt Nam ít hơn và còn mới bước đầu phát triển, số lượng các CMKT của Việt Nam chỉ có 26, ít hơn so với CMKT Quốc tế (41). Đồng thời, có một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia và ngược lại, còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ. Hoặc về các phương pháp được áp dụng, về phạm vi trình bày.
Theo IAS các quy định chung không xây dựng thành một chuẩn mực. Trong một số trường hợp, khi có sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ thể và quy định chung thì thực hiện theo các chuẩn mực cụ thể. Còn theo VAS, các quy định chung được xây dựng thành một chuẩn mực, khi có sự xung đột giữa các chuẩn mực cụ thể và chuẩn mực chung thì áp dụng theo chuẩn mực cụ thể. Trường hợp CMKT cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo chuẩn mực chung.
IAS/IFRS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực trong khi đó VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
Sự khác biệt trên cũng là điều dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam là phải đáp ứng với điều kiện thực tế của Việt Nam. Với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa xã hội, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam cũng như theo xu hướng hội nhập. Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời và ngày càng thu hẹp khi kinh tế Việt Nam phát triển ở mức độ cao hơn, nguồn nhân lực kế toán tốt hơn... thì các VAS sẽ tiếp tục hoàn thiện ở mức độ cao hơn, thống nhất hơn với các IAS và IFRS.
2.2.3.2. Sự khác nhau trong các quy định về việc lập và trình bày báo cáo tài chính giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế