Về hệ thống các chuẩn mực và những quy định của Bộ Tài chính, NHNN Việt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 73)

Nam trong việc lập và trình bày BCTC ngân hàng có ưu, nhược điểm và nguyên nhân: 2.4.11.1. Ưu điểm:

Bảng 2.15. Ưu điểm hệ thống các chuẩn mực và những quy định của Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC ngân hàng

STT

Ưu điểm của hệ thống các chuẩn mực và những quy định của Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC ngân hàng

Ngân hàng Ý kiến khảo sát

1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam phần nào

cũng theo chuẩn mực kế toán quốc tế như STT Khó khăn trong việc lập BCTC

Ngân hàng Có Không Ý kiến khác

1 Ngân hàng TMCP Xuất

Nhập khẩu Việt Nam X

Lập bằng tay nên có thể có sai sót xảy ra 2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín X 3 Ngân hàng TMCP Quân Đội X 4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương X 5 Ngân hàng TMCP Công thương X

Phải đợi phần mềm xử lý việc lập BCTC thực hiện bằng tay nên có thể sai sót và bị trễ công bố thông tin theo quy định.

trích lập dự phòng, đánh giá lại tài sản, gốc ngoại tệ và vàng.

- Những quy định của NHNN, Bộ Tài

chính cũng theo sát tình hình thực tế của ngân hàng.

2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

- Tiếp cận sát với chuẩn mực kế toán quốc

tế về giác độ đánh giá lại.

- Thể hiện tính minh bạch thông tin trong

các mẫu biểu trình bày.

Theo sát với thực tiễn Việt Nam.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội

- Tiếp cận hệ thống BCTC của các ngân

hàng trên thế giới.

- Thông tin cung cấp rõ ràng, chi tiết, minh

bạch.

4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

- Quy định tất cả các nghiệp vụ phát sinh.

- Những quy định của Bộ Tài chính,

NHNN tương đối rõ ràng.

- Các mẫu biểu theo Quyết định 16 phản

ánh hầu hết thông tin của Nhà đầu tư

5 Ngân hàng TMCP Công thương

- Các hướng dẫn của Bộ Tài chính và

NHNN cũng tương đối rõ ràng.

- Các chuẩn mực quy định đầy đủ các

nghiệp vụ kế toán.

“Nguồn: tập hợp của tác giả”

2.4.11.2. Nhược điểm:

Bảng 2.16. Nhược điểm của hệ thống các chuẩn mực và những quy định của Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC ngân hàng

STT

Nhược điểm của hệ thống các chuẩn mực và những quy định của Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC ngân hàng

Ngân hàng Ý kiến khảo sát

1

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

- Đến nay việc trích lập dự phòng theo Quyết định 493 thực

hiện theo quý, thực hiện kết chuyển chênh lệch tỷ giá vào cuối năm…sẽ không phản ánh đúng bản chất của hoạt động kinh doanh trong kỳ.

- Một số biểu mẫu còn chung chung, chưa quy định cụ thể

về báo cáo bộ phận, giao dịch các bên liên quan, đánh giá lại bản chất của chênh lệch tỷ giá.

2

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Chuẩn mực kế toán quy định tương đối khó hiểu, hướng dẫn của nhà nước vẫn chưa phản ánh hết ý theo tinh thần của chuẩn mực.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một số thuyết minh chưa được NHNN và Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc trình bày của ngân hàng chưa được thống nhất: Báo cáo bộ phận, giao dịch các bên liên quan.

4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Một số vấn đề chưa được làm rõ:

- Đánh giá lại gốc ngoại tệ và vàng.

- Các bên liên quan là công ty con, công ty liên kết.

- Báo cáo quản trị của từng bộ phận.

5 Ngân hàng TMCP Công thương

- Một số chỉ tiêu trên báo cáo thuyết minh còn chung chung

như giao dịch các bên liên quan, chênh lệch tỷ giá chưa trình bày vào thu nhập chi phí trong kỳ.

- Chưa có báo cáo bộ phận, vùng, khu vực.

“Nguồn: tập hợp của tác giả”

2.4.11.3. Nguyên nhân:

Bảng 2.17. Nguyên nhân nhược điểm của hệ thống các chuẩn mực và những quy định của Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC ngân hàng

STT

Nguyên nhân nhược điểm của hệ thống các chuẩn mực và những quy định của Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC ngân hàng

Ngân hàng Ý kiến khảo sát

1

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

- Bộ Tài chính và NHNN chưa có những hướng dẫn chi

tiết để thực hiện, nhiều mẫu biểu còn dàn trải, chưa tích gộp, những mẫu biểu về vốn chủ sở hữu chưa tách bạch, chưa có những buổi tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các ngân hàng thực hiện.

- Ngày 18/08/2013, Eximbank có ý kiến góp ý xung

quanh Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN “Chế độ tài chính đối với các TCTD” liên quan đến việc bổ sung báo cáo giao dịch các bên liên quan, báo cáo bộ phận trình bày trong thuyết minh BCTC theo yêu cầu của Sumitomo, là đối tác chiến lược của Eximbank.

2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Bộ Tài chính, NHNN chưa có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng chỉ tiêu phản ánh trong BCTC.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội

NHNN và Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể để trình bày các nội dung này.

4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Chuẩn mực kế toán, Luật Kế toán chỉ hướng dẫn mang tính chất chung chung và các quy định của Bộ Tài chính, NHNN vẫn chưa thể hiện đầy đủ.

5 Ngân hàng TMCP Công thương

CMKT quy định tương đối khó hiểu nếu không có hướng dẫn từ phía Bộ Tài chính, NHNN thì khó thực hiện.

“Nguồn: tập hợp của tác giả”

2.4.12. Về đề xuất gì về công tác lập và trình bày BCTC của ngân hàng:

STT Đề xuất gì về công tác lập và trình bày BCTC của ngân hàng

Ngân hàng Đề xuất

1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

- Mẫu biểu theo QĐ 16/2007/QĐ-NHNN cần chi tiết

thêm các khoản mục như lãi suất bình quân, giao dịch các bên liên quan, báo cáo bộ phận.

- Hướng VAS sang IAS/IFRS trên tinh thần học hỏi

kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. 2 Ngân hàng TMCP Sài

Gòn Thương tín

Điều chỉnh chế độ BCTC theo Quyết định 16 chi tiết hơn và hướng VAS tiến gần vối IAS/IFRS.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội

Để việc lập và trình bày BCTC của Ngân hàng được chi tiết, cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư, NHNN và Bộ Tài chính cần có những quy định, quy trình cụ thể để ngân hàng có cơ sở thực hiện.

4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

- Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của phụ trách kế

toán, lập và trình bày BCTC.

- Bộ Tài chính và NHNN cần có những văn bản

hướng dẫn chi tiết hơn về mẫu biểu, cách lấy số liệu. 5 Ngân hàng TMCP Công

thương

NHNN, Bộ Tài chính cần thực hiện tập huấn cho các ngân hàng về mặt nghiệp vụ và ý nghĩa của từng chỉ tiêu trên BCTC.

2.4.13. Về mặt tích cực của BCTC NHTMCP niêm yết hiện nay:

Tất cả các ý kiến (100%) cho rằng mặt tích cực của BCTC NHTMCP niêm yết hiện nay là:

- BCTC của các NHTMCP Việt Nam tuân thủ khá tốt VAS và các quy định của Bộ tài chính và NHNN.

- Các thông tin trên BCTC ngày càng chi tiết và đầy đủ hơn theo quy định của cơ quan quản lý Nhà Nước.

- Việc trình bày thông tin trên BCTC càng minh bạch, kịp thời, chính xác sẽ là một trong những cách quảng bá thương hiệu, hình ảnh, uy tín trên thương trường.

2.4.14. Về mặt hạn chế còn tồn tại của BCTC các NHTMCP niêm yết hiện nay:

Tất cả các ý kiến (100%) cho rằng mặt hạn chế còn tồn tại của BCTC các NHTMCP niêm yết hiện nay là:

- BCTC của các ngân hàng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Một vài khoản mục trong BCĐKT chưa phản ánh đúng bản chất thực tế.

- Việc ghi nhận giá của tài sản trên BCTC theo các phương pháp hiện nay chưa phản ánh được giá trị thật của tài sản.

- Mẫu BCTC hiện nay vẫn còn chung chung, chưa được quy định cụ thể. - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu chưa được trình bày riêng biệt.

- Một số vấn đề về lãi cơ bản mỗi cổ phiếu (EPS) còn vướng mắc. - Chưa có bộ máy kế toán phòng ngừa rủi ro.

2.4.15. Về nguyên nhân các mặt hạn chế còn tồn tại của BCTC các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hiện nay: tại SGDCK Tp.HCM hiện nay:

Tất cả các ý kiến (100%) cho rằng nguyên nhân các mặt hạn chế còn tồn tại của BCTC các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hiện nay là:

- Nguyên nhân từ phía các NHTMCP niêm yết. - Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý.

2.4.16. Về ý kiến cho rằng: “BCTC NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM đang có xu hướng làm đẹp thể hiện qua việc đảo nợ, bán tài sản đảm bảo cho công ty quản lý tài sản trực thuộc với giá cao hay đánh giá sức khỏe tài chính con nợ một cách quá lạc quan để trốn trích lập dự phòng…”:

Bảng 2.19. Ý kiến về làm đẹp BCTC

STT Ý kiến khảo sát

Ngân hàng Có Không Ý kiến khác

1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam X Do chính trị, yêu cầu của mỗi ngân hàng. 2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín X Có thể xảy ra do chủ quan.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội X Có thể xảy ra do chủ quan của ngân hàng. 4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương X Còn tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của Ban Lãnh đạo. 5 Ngân hàng TMCP

Công thương X Có thể xảy ra khi cố ý làm đẹp

“Nguồn: tập hợp của tác giả”

2.4.1.7. Về vấn đề về rủi ro đạo đức và trách nhiệm xã hội có được quan tâm đúng mức từ phía NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM:

Bảng 2.20. Rủi ro đạo đức và trách nhiệm xã hội có được quan tâm đúng mức từ phía NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM

STT Ngân hàng CóÝ kiến khảo sát Ý kiến khác

1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam X

TNXH, RRĐĐ rất khó để định lượng theo mức quan tâm nhưng mỗi ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện và giảm thiểu RRĐĐ.

2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín X

TNXH, bản thân mỗi ngân hàng niêm yết phải thực hiện. RRĐĐ, là vấn đề cần phải loại bỏ khi đầu tư, kinh doanh.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội X RRĐĐ, TNXH còn thùy thuộc vào chủ quan của từng ngân hàng. 4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương X RRĐĐ, TNXH khó phân định theo mức độ quan tâm của NH 5 Ngân hàng TMCP

Công thương X

Kết luận chương 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng BCTC của các NH TMCP niêm yết tại SGDCK HCM trong thời gian qua, có thể nhận thấy TTCK VN còn tồn tại quá nhiều những trường hợp vi phạm trong BCTC. Việc cố tình làm sai lệch BCTC đã ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả, đến quyết định của các nhà đầu tư. Do vậy, cần có những giải pháp thật sự hiệu quả để có thể giải quyết những vấn đề trên góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với những hạn chế còn tồn tại và các nguyên nhân đã trình bày trong chương hai, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM trong chương ba.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI SGDCK TP.HCM 3.1. Giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện

Hiện nay, BCTC của các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể so với trước đây và ngày càng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vướng mắc và sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS. Để hoàn thiện hệ thống BCTC của các ngân hàng thì việc cần làm trước tiên là hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hệ thống kế toán của Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa. Nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối đến hệ thống kế toán và chịu ảnh hưởng của các quy định thuế nên việc Việt Nam áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán là một điều rất khó. Về nguyên tắc xây dựng vẫn dựa trên nền tảng các chuẩn mực quốc tế, nhưng là kế thừa có chọn lọc chứ không áp dụng hoàn toàn.

Để hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam, các nhà soạn thảo chuẩn mực cần tìm hiểu kỹ lưỡng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Bên cạnh đó cần tìm hiểu về hệ thống CMKT của các quốc gia tiêu biểu, cũng như phân tích thực trạng hệ thống CMKT Việt Nam trong thời gian qua để có thể thiết lập các giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuẩn mực BCTC Việt Nam. Dựa vào những tìm hiểu trên để xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam dựa trên cơ sở chuẩn mực BCTC quốc tế, thông lệ các quốc gia trên thế giới và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, để tránh gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam do phải thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực VAS và IAS, Bộ Tài chính cần phải

khẩn trương ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, thống nhất giữa chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chuẩn mực đó. Việc các ngân hàng phải thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế không những gây tốn kém mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Sơ đồ 3.1. Nguyên tắc xây dựng CMKT

(Nguồn: “tự tổng hợp của tác giả”)

Sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung của hệ thống BCTC nói riêng mang hơi thở của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế. Đây không chỉ là quy luật mà còn là yêu cầu mang tính cấp thiết trong xây dựng và hoàn thiện hế thống BCTC Việt Nam.

3.1.2. Nội dung hoàn thiện

3.1.2.1. Hoàn thiện quy trình xây dựng chuẩn mực

Để hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam thì quy trình xây dựng chuẩn mực cũng cần được chú trọng bởi vì quy trình xây dựng chuẩn mực có tác động rất lớn đến chất lượng của chuẩn mực. Khi ban hành ra một chuẩn mực cần có sự khảo sát, kiểm tra thực tế và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nói chung và NHTMCP niêm yết nói riêng thực hiện một cách hiệu quả nhất, cần có những bước thay đổi/bổ sung chuẩn mực một cách kịp thời. Lộ trình ban hành chuẩn mực bao gồm một số bước chính sau: CMKT Việt Nam = CMKT Qu ốc tế - Những quy định không phù hợp với quy định của Việt Nam hoặc những quy định có thể bị lạc hậu Những nội dung mang tính đặc thù của Việt Nam +

ƒ Bước 1: Soạn thảo chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn.

ƒ Bước 2: Thí điểm thực hiện chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn tại một số đơn vị kinh tế.

ƒ Bước 3: Tập hợp những ý kiến đóng góp và điều chỉnh.

ƒ Bước 4: Ban hành chính thức những chuẩn mực, kèm theo những văn bản hướng dẫn để thực hiện chính thức.

ƒ Bước 5: Đánh giá quá trình thực hiện và kế hoạch sửa đổi, bổ sung.

3.1.2.2. Hoàn thiện nội dung của chuẩn mực

Hiện nay, việc áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn đang gặp khó khăn nếu không có các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung do việc xây dựng còn quá chung chung, khó

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)