Sự khác nhau trong các quy định về việc lập và trình bày báo cáo tà

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 50)

Có thể thấy VAS còn khá nhiều vấn đề khác với IAS/IFRS như hệ thống BCTC Việt Nam không có bảng thay đổi vốn chủ sở hữu riêng biệt như IAS mà vốn chủ sở hữu được trình bày một mục trong Thuyết minh báo cáo tài chính; các yếu tố trên BCTC theo VAS được đánh giá theo phương pháp giá gốc trong khi IAS cho phép đánh giá theo nhiều phương pháp khác nhau.

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa VAS và IAS/IFRS đối với lập BCTC ngân hàng đó là quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo IAS 39 - công cụ tài chính, ghi nhận và đo lường, vấn đề dự phòng chung và trích lập được phân loại theo từng nhóm trên cơ sở các đặc điểm, rủi ro tín dụng tương tự nhau và dự phòng chung được lập cho sự giảm giá trị của nhóm tài sản tài chính đó khi ngân hàng xác định rằng không tồn tại chứng cứ khách quan về sự giảm giá trị của tài sản tài chính khi được đánh giá riêng lẻ. Nghĩa là một khoản nợ đã được trích lập dự phòng cụ thể thì không được trích lập dự phòng chung và ngược lại khi dự phòng chung đã được lập cho một nhóm tài sản tài chính trong đó bao hàm một khoản nợ cụ thể, khi khoản nợ cụ thể đó đã xác định được rủi ro riêng lẻ thì khoản nợ đó phải được tách ra khỏi nhóm nợ để lập dự phòng cụ thể mà không lập dự phòng chung nữa. Như vậy không thể có sự trích lập hai loại dự phòng chung và cụ thể trên cùng một khoản nợ của TCTD như các quy định của Việt Nam.

Số dự phòng rủi ro tín dụng được ghi nhận theo VAS thường nhỏ hơn số dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS 39 do việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo VAS chưa sử dụng phương pháp lãi suất thực tế để xác định luồng tiền chiết khấu trong việc ghi nhận sự suy giảm giá trị của các khoản cho vay và tạm ứng khách hàng. IAS 39 yêu cầu tính dự phòng rủi ro tín dụng bằng phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính thu hồi trong tương lai chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất gốc,

bao gồm giá trị có thể thu hồi của tài sản bảo đảm (nếu có). Theo ý kiến của một số công ty kiểm toán quốc tế tại Việt Nam, việc xác định số dự phòng rủi ro tín dụng theo IAS 39 tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay có những hạn chế nhất định do tình trạng thông tin bất cân xứng, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện và chương trình phần mềm tin học của các ngân hàng chưa đáp ứng được việc tính toán luồng tiền chiết khấu theo lãi suất thực tế của từng khế ước nhận nợ, từng hợp đồng tín dụng. Để áp dụng được IAS 39 trong việc xác định số dự phòng rủi ro tín dụng, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để làm sao vừa đảm bảo các yêu cầu cơ bản của IAS 39, vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Định nghĩa về nợ xấu theo IFRS và IAS 39 cũng khác với các quy định của Việt Nam, chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (khách hàng).

Giá trị trái phiếu Chính phủ đặc biệt của các ngân hàng thương mại Nhà nước ghi nhận theo VAS cao hơn ghi nhận theo IAS do VAS ghi nhận theo mệnh giá bằng giá trị cấp vốn của Bộ Tài chính, cộng thêm số lãi dự thu ở mức 3,3%/năm theo phương pháp đường thẳng, trong khi IAS ghi nhận theo giá trị hợp lý. Từ việc vốn chủ sở hữu ghi nhận theo VAS và IAS khác nhau dẫn đến sự phản ánh hệ số an toàn vốn tối thiểu theo VAS và IAS cũng khác nhau.

Các khoản lỗ giảm giá trị tài sản (Impairment loss): IAS quy định đối với tài sản cố định hữu hình, vô hình hay tài sản tài chính khi có khoản giảm giá trị tài sản phát sinh (do tài sản bị hư hỏng, do tiến bộ của kỹ thuật…), nó phải được ghi nhận ngay vào báo cáo tài chính kỳ đó. VAS không yêu cầu ghi nhận các sự kiện này. Điều này làm

báo cáo tài chính theo VAS giảm đi mức độ tin cậy, do không phản ánh đúng giá trị thực của ngân hàng.

Trước những điểm khác nhau giữa VAS và IAS/IFRS, muốn cho BCTC của các ngân hàng Việt Nam được chấp nhận bởi nhà đầu tư trên toàn thế giới, việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam sao cho hòa hợp với quốc tế nhưng vẫn thể hiện đúng bản chất kinh tế của nước ta là điều tất yếu. Tuy nhiên dù có nhiều điểm khác như vậy nhưng BCTC của các ngân hàng Việt Nam áp dụng theo VAS cũng đáp ứng được yêu cầu của đa số các nhà đầu tư hiện nay.

2.2.4. Thực trạng về hệ thống BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản lý điều hành thị trường, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả và lành mạnh. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam còn khá non trẻ, những quy định công bố thông tin BCTC và báo cáo thường niên định kỳ của các NH TMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM đã bộc lộ một số vấn đề về tính hữu ích của thông tin và tính minh bạch của thị trường. Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM sau hơn 12 năm đi vào hoạt động đã có những bước phát triển đáng kể, theo báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (SGDCK TP.HCM), số lượng các Ngân hàng TMCP niêm yết hiện đang là 5 NH TMCP, theo thứ tự niêm yết như sau:

Bảng 2.3 Danh sách các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM đến năm 2012

STT Tên Mã CK Ngày niêm yết

1 NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN STB 12/07/2006 2 NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VCB 30/06/2009 3 NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CTG 16/07/2009

4 NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM EIB 27/10/2009 5 NH TMCP QUÂN ĐỘI MBB 01/11/2011

“Nguồn: tổng hợp của tác giả”

Với tiềm lực của các NH TMCP niêm yết, số lượng cổ phiếu niêm yết của các Ngân hàng TMCP tương đối cao tương ứng:

Bảng 2.4 Số lượng CP đang niêm yết của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM đến năm 2012

STT

Tên Mã CK Số lượng CP đang niêm yết (Đvt: cổ phiếu) 1 NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN STB 1.054.400.000 2 NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VCB 2.317.417.016 3 NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CTG 516.311.593 4 NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM EIB 1.235.533.904 5 NH TMCP QUÂN ĐỘI MBB 1.062.500.000

“Nguồn: tổng hợp của tác giả”

Sự phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của nhiều yếu tố, trong đó, tính công khai, minh bạch, và sự phát triển bền vững của thị trường là những yếu tố tiên quyết, thể hiện qua việc công bố thông tin của các NH TMCP niêm yết trên TTCK. Hiện nay, việc công bố thông tin của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 04 năm 2012 của Bộ Tài Chính.

Xét về quy định lẫn thực tiễn, việc trình bày và công bố thông tin của các NH TMCP niêm yết hiện nay tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng đến tính minh bạch,

công khai và sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Điều này thể hiện qua một số biểu hiện cụ thể:

2.2.4.1. Trình bày một số chỉ tiêu trên BCTC các NHTMCP niêm yết theo quy định hiện hành

Thứ nhất, Việc gộp doanh thu và chi phí tài chính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh

trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tạo ra sự thiếu minh bạch về thông tin, thậm chí hiểu nhầm cho các nhà đầu tư, các khoản lãi/lỗ cổ phiếu không phải là hoạt động mang tính thường xuyên của ngân hàng lại được hiểu là kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng.

Thứ hai, phương pháp trình bày chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) chưa phản ánh

đúng nội dung của chỉ tiêu này trong trường hợp ngân hàng trích lập các quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo cách tính hiện tại thì lãi dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản trích quỹ khen thưởng phúc lợi không thuộc cổ đông. Theo quy định của IAS 33 - Lãi trên cổ phiếu – thì lãi dùng để tính EPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận vào các quỹ). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS.

Thứ ba, Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền:

Theo VAS 24: Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Nói cách khác một số khoản đầu tư ngắn hạn cũng được xem là đối tượng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thực vậy trong chính sách quản lý tiền, để nâng cao hiệu quả sử dụng tiền, nhiều doanh nghiệp tận dụng việc kiếm lời từ khoản tiền tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức đầu tư chứng khoán ngắn hạn, nhưng khi cần sử dụng sẽ đảm bảo có thể chuyển thành tiền bất cứ lúc nào với một mức rủi ro rất nhỏ hầu như không đáng kể. Chính vì vậy trong hướng dẫn của chế độ kế toán quy

định rõ điều kiện để một khoản đầu tư được phép phân loại là tương đương tiền trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ "chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó.

Khi đối chiếu IAS 7 Lưu chuyển tiền tệ đưa ra định nghĩa và giải thích khá rõ bản

chất của tương đương tiền: phải có tính thanh khoản cao gần như tiền (khả năng chuyển thành tiền trong thời gian rất ngắn và số tiền xác định với rủi ro không đáng kể); và nằm trong chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp. Như vậy, thấu chi có thể được xem là tương đương tiền (như một số âm) vì nó nằm trong chính sách quản lý tiền của đơn vị. Vấn đề đặt ra là: cần hiểu về các thành phần tương đương tiền trong VAS 24 như thế nào khi cả VAS 24 và chế độ kế toán đều không có một định nghĩa về bản chất của tương đương tiền mà chỉ đưa ra các tiêu chuẩn? Thấu chi có được coi là tương đương tiền hay không? và trình bày chúng như thế nào trên báo cáo.

Thứ tư, một số chỉ tiêu hữu ích cho nhà đầu tư chưa được thuyết minh đầy đủ trên

Bản thuyết minh BCTC. Chẳng hạn:

- Các khoản đầu tư tài chính được thuyết minh khá sơ sài tại chỉ tiêu V04 và V05 trên thuyết minh BCTC chưa theo QĐ 16/2007/QĐ-NHNN .

- Các thông tin về giấy tờ có giá NH TMCP đã phát hành, phân loại theo thời hạn, loại…chưa được thuyết minh rõ ràng tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC.

Thứ năm: Không có nhiều loại số liệu để so sánh đánh giá:

- Không có thêm thông tin bổ sung ngoài thước đo giá trị (hay còn gọi là thông

tin phi tài chính có liên quan).

- Không sử dụng các công cụ để phân tích luôn trên các báo cáo. Các báo cáo tài

chính chỉ cần đưa thông tin ở mức độ vừa phải, nhưng trình bày rõ ràng và kèm theo sự phân tích số liệu như vậy mới đáp ứng yêu cầu minh bạch, dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin.

- Một vài khoản mục của báo cáo tài chính chưa đủ hai điều kiện của một số yếu

tố được ghi nhận vào báo cáo tài chính nhưng vẫn được đưa vào báo cáo tài chính (chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch).

2.2.4.2. Số liệu và thông tin phản ánh trên BCTC của NHTMCP niêm yết

Thời gian vừa qua, việc công bố thông tin báo cáo tài chính của một số NHTMCP niêm yết còn rất nhiều bất cập như việc báo cáo lỗ thành lãi, có sự sai lệch trọng yếu của một số chỉ tiêu trên BCTC trước và sau kiểm toán, chậm công bố thông tin BCTC so với thời gian quy định,…

Cứ đến thời hạn công bố BCTC đã được kiểm toán, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nói riêng lại đón nhận hàng loạt các thông tin về sự chênh lệch số liệu trên BCTC trước và sau kiểm toán của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng niêm yết.

Trong thực tế, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các NHTMCP niêm yết thực tế công bố. Điều này dẫn đến những hệ quả không mong muốn cho mục tiêu minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam. Chưa tuân thủ đúng quy định của chuẩn mực kế toán VAS, và QĐ 16/2007/QĐ-NHNN dẫn đến có sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán cũng đang trở thành một vấn đề nóng trên TTCK hiện nay. Và điều này có thể là ý đồ của người lập nhằm làm đẹp BCTC, Ví dụ cụ thể như sau:

-Trường hợp của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB):

Sau kiểm toán 2012, khá nhiều chỉ tiêu trên bảng báo cáo tài chính của VCB chênh lệch so với trước kiểm toán, đặc biệt là lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư chuyển từ lỗ 19 tỷđồng sang lãi 207,6 tỷđồng.

VCB công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2012 với thu nhập lãi thuần giảm hơn 20 tỷ đồng, xuống 10,954 tỷ đồng.

Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng giảm 233 tỷ đồng, xuống còn 76,7 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư bất ngờ có lãi 207,6 tỷ đồng, so với mức lỗ 19 tỷ công bố trước đó.

Góp vốn mua cổ phần cũng tăng lãi thêm 71,8 tỷ đồng, lên 468,5 tỷ đồng. VCB cũng tăng trích lập dự phòng thêm gần 99 tỷ đồng, lên 3.328,9 tỷ đồng.

Cuối cùng, VCB ghi nhận 4.403,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5,5 tỷ đồng so với trước kiểm toán.

Bảng 2.5. Số liệu trước và sau kiểm toán năm 2012 của VCB

“Nguồn: BCTC của Vietcombank” - Trường hợp của Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTG):

Sau kiểm toán, có sự chênh lệch về số liệu đầu kỳ và cuối kỳ của báo cáo tài chính năm, gộp chỉ tiêu chênh lệch số tiền thực thu/thực chi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán với thu nhập thuần từ hoạt động đầu tư chứng khoán, không trích lập dự phòng để bù đắp các khoản (tín dụng, chứng khoán đầu tư dài hạn) làm cho khoản mục tăng/giảm tài sản cho hoạt động thay đổi đáng kể, làm sai lệch thông tin và ảnh hưởng rất lớn cho nhà đầu tư. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của CTG tăng gần 80 tỷ đồng,

lên 1.278 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi thuần từ hoạt động khác lại giảm 72 tỷ đồng, xuống 1.185 tỷ đồng. Ảnh hưởng của các chỉ tiêu khác, lợi nhuận sau thuế của CTG giảm 8,7 tỷ đồng, xuống 6.151 tỷ đồng.

Bảng 2.6. So sánh số liệu trước và sau kiểm toán BCTC năm 2012 của CTG

“Nguồn: BCTC của Vietinbank” Bảng 2.7. BCTC quý III/2012 trước và sau soát xét của CTG

Khoản mục Số trên BC soát xét Số trên BC NH lập Chênh lệch (triệu đồng)

Góp vốn đầu tư dài hạn 4.817.730 4.720.498 97.232

Đầu tư vào Cty con 2.727.232 2.630.000 97.232

Các khoản phải thu 5.457.758 5.554.990 (97.232) Tiền gửi của KH 257.265.133 257.402.877 (137.744)

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)