Về nguyên nhân các mặt hạn chế còn tồn tại của BCTC các NHTMCP niêm yết

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 78)

tại SGDCK Tp.HCM hiện nay:

Tất cả các ý kiến (100%) cho rằng nguyên nhân các mặt hạn chế còn tồn tại của BCTC các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM hiện nay là:

- Nguyên nhân từ phía các NHTMCP niêm yết. - Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý.

2.4.16. Về ý kiến cho rằng: “BCTC NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM đang có xu hướng làm đẹp thể hiện qua việc đảo nợ, bán tài sản đảm bảo cho công ty quản lý tài sản trực thuộc với giá cao hay đánh giá sức khỏe tài chính con nợ một cách quá lạc quan để trốn trích lập dự phòng…”:

Bảng 2.19. Ý kiến về làm đẹp BCTC

STT Ý kiến khảo sát

Ngân hàng Có Không Ý kiến khác

1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam X Do chính trị, yêu cầu của mỗi ngân hàng. 2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín X Có thể xảy ra do chủ quan.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội X Có thể xảy ra do chủ quan của ngân hàng. 4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương X Còn tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của Ban Lãnh đạo. 5 Ngân hàng TMCP

Công thương X Có thể xảy ra khi cố ý làm đẹp

“Nguồn: tập hợp của tác giả”

2.4.1.7. Về vấn đề về rủi ro đạo đức và trách nhiệm xã hội có được quan tâm đúng mức từ phía NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM:

Bảng 2.20. Rủi ro đạo đức và trách nhiệm xã hội có được quan tâm đúng mức từ phía NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM

STT Ngân hàng CóÝ kiến khảo sát Ý kiến khác

1 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam X

TNXH, RRĐĐ rất khó để định lượng theo mức quan tâm nhưng mỗi ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện và giảm thiểu RRĐĐ.

2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín X

TNXH, bản thân mỗi ngân hàng niêm yết phải thực hiện. RRĐĐ, là vấn đề cần phải loại bỏ khi đầu tư, kinh doanh.

3 Ngân hàng TMCP Quân Đội X RRĐĐ, TNXH còn thùy thuộc vào chủ quan của từng ngân hàng. 4 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương X RRĐĐ, TNXH khó phân định theo mức độ quan tâm của NH 5 Ngân hàng TMCP

Công thương X

Kết luận chương 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng BCTC của các NH TMCP niêm yết tại SGDCK HCM trong thời gian qua, có thể nhận thấy TTCK VN còn tồn tại quá nhiều những trường hợp vi phạm trong BCTC. Việc cố tình làm sai lệch BCTC đã ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả, đến quyết định của các nhà đầu tư. Do vậy, cần có những giải pháp thật sự hiệu quả để có thể giải quyết những vấn đề trên góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Với những hạn chế còn tồn tại và các nguyên nhân đã trình bày trong chương hai, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM trong chương ba.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI SGDCK TP.HCM 3.1. Giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện

Hiện nay, BCTC của các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể so với trước đây và ngày càng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vướng mắc và sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS. Để hoàn thiện hệ thống BCTC của các ngân hàng thì việc cần làm trước tiên là hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hệ thống kế toán của Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa. Nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối đến hệ thống kế toán và chịu ảnh hưởng của các quy định thuế nên việc Việt Nam áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán là một điều rất khó. Về nguyên tắc xây dựng vẫn dựa trên nền tảng các chuẩn mực quốc tế, nhưng là kế thừa có chọn lọc chứ không áp dụng hoàn toàn.

Để hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam, các nhà soạn thảo chuẩn mực cần tìm hiểu kỹ lưỡng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Bên cạnh đó cần tìm hiểu về hệ thống CMKT của các quốc gia tiêu biểu, cũng như phân tích thực trạng hệ thống CMKT Việt Nam trong thời gian qua để có thể thiết lập các giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuẩn mực BCTC Việt Nam. Dựa vào những tìm hiểu trên để xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam dựa trên cơ sở chuẩn mực BCTC quốc tế, thông lệ các quốc gia trên thế giới và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, để tránh gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam do phải thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực VAS và IAS, Bộ Tài chính cần phải

khẩn trương ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, thống nhất giữa chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chuẩn mực đó. Việc các ngân hàng phải thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế không những gây tốn kém mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Sơ đồ 3.1. Nguyên tắc xây dựng CMKT

(Nguồn: “tự tổng hợp của tác giả”)

Sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung của hệ thống BCTC nói riêng mang hơi thở của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế. Đây không chỉ là quy luật mà còn là yêu cầu mang tính cấp thiết trong xây dựng và hoàn thiện hế thống BCTC Việt Nam.

3.1.2. Nội dung hoàn thiện

3.1.2.1. Hoàn thiện quy trình xây dựng chuẩn mực

Để hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam thì quy trình xây dựng chuẩn mực cũng cần được chú trọng bởi vì quy trình xây dựng chuẩn mực có tác động rất lớn đến chất lượng của chuẩn mực. Khi ban hành ra một chuẩn mực cần có sự khảo sát, kiểm tra thực tế và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nói chung và NHTMCP niêm yết nói riêng thực hiện một cách hiệu quả nhất, cần có những bước thay đổi/bổ sung chuẩn mực một cách kịp thời. Lộ trình ban hành chuẩn mực bao gồm một số bước chính sau: CMKT Việt Nam = CMKT Qu ốc tế - Những quy định không phù hợp với quy định của Việt Nam hoặc những quy định có thể bị lạc hậu Những nội dung mang tính đặc thù của Việt Nam +

ƒ Bước 1: Soạn thảo chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn.

ƒ Bước 2: Thí điểm thực hiện chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn tại một số đơn vị kinh tế.

ƒ Bước 3: Tập hợp những ý kiến đóng góp và điều chỉnh.

ƒ Bước 4: Ban hành chính thức những chuẩn mực, kèm theo những văn bản hướng dẫn để thực hiện chính thức.

ƒ Bước 5: Đánh giá quá trình thực hiện và kế hoạch sửa đổi, bổ sung.

3.1.2.2. Hoàn thiện nội dung của chuẩn mực

Hiện nay, việc áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn đang gặp khó khăn nếu không có các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung do việc xây dựng còn quá chung chung, khó hiểu trong công tác nghiên cứu. Các CMKT Việt Nam ban hành trong các khoản thời gian từ 2001 – 2005 nên có một số chuẩn mực không còn phù hợp với tình hình thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc kế thừa có chọn lọc nền tảng của CMKT quốc tế là cần thiết, cụ thể như sau:

ƒ Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình: cần quy định rõ các khoản giảm

giá trị (tổn thất), ảnh hưởng của thay đổi giá cả, thanh lý, giá trị còn lại, giá trị có thể thu hồi, ghi nhận TSCĐ hữu hình, khấu hao, thời điểm ghi nhận lãi/(lỗ), và trình bày BCTC.

ƒ Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản: cần quy định rõ việc phân loại tài sản thuê,

trình bày BCTC.

ƒ Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết: đề nghị quy

định rõ về phạm vi áp dụng, phương pháp hợp nhất, phương pháp vốn chủ sở hữu, phương pháp giá trị hợp lý, các khoản loại trừ trong các giao dịch của công ty liên kết, chính sách kế toán đồng nhất và BCTC riêng biệt.

ƒ Chuẩn mực số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái: giải thích

thêm phạm vi áp dụng, ghi nhận chênh lệch tỷ giá, và trình bày BCTC.

ƒ Chuẩn mực số 21 – Trình bày BCTC: đề nghị hoàn thiện theo chuẩn mực kế

toán quốc tế.

ƒ Chuẩn mực số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con: điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán và quy định thêm thủ tục hợp nhất và lập BCTC riêng biệt.

3.1.2.3. Trình bày lại báo cáo vốn chủ sở hữu

Để tăng tính rõ ràng, đầy đủ về các thông tin thay đổi vốn chủ sở hữu, việc bổ sung “Báo cáo vốn chủ sở hữu” vào danh mục các báo cáo cần phải có đối với các NHTMCP là cần thiết. Trong quyết định 16/NHNN/QĐ-BTC có quy định về mẫu Báo cáo thay đổi Vốn chủ sở hữu, những nội dung trong báo cáo này là phù hợp với các quy định của chuẩn mực kế toán Quốc tế, việc cần thực hiện là nên tách thành một bảng báo cáo riêng, có nội dung tương tự như trong Quyết định 16.

Các thông tin thay đổi vốn chủ sở hữu, nên trình bày thêm bảng báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu riêng biệt, tách ra khỏi Thuyết minh BCTC bởi nó cung cấp các thông tin cần thiết cho việc gia tăng nguồn vốn đầu tư. Một báo cáo vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục chính sau:

ƒ Số dư tài khoản vốn đầu kỳ thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ báo cáo trước.

ƒ Lãi/(lỗ) trong kỳ là lợi nhuận sau thuế trong kỳ.

ƒ Tiền trả cổ tức cho cổ đông, gồm cổ tức của cổ phiếu ưu đãi và cổ tức của cổ phiếu thường.

ƒ Giá trị cổ phiếu mua lại.

ƒ Số dư tài khoản vốn cuối kỳ.

3.1.2.4. Quy định về xác định giá trị trên BCTC

Theo như những hạn chế được nêu ở chương 2, BCTC của các ngân hàng hiện nay đang sử dụng phương pháp xác định giá trị theo giá gốc, phương pháp này không phản ánh chính xác giá trị tài sản trong từng thời điểm. Vì vậy, việc xác định giá trị hợp lý trên BCTC là cần thiết. Ngoài ra, các tài sản thể hiện trên BCTC phải được định giá thống nhất. Việc lựa chọn cơ sở định giá cho tất cả các tài sản là giá trị thuần có thể kết hợp với việc trình bày giá gốc trong thuyết minh BCTC sẽ nâng cao tính dễ hiểu của thông tin kế toán trên BCTC đối với người sử dụng.

3.1.2.5. Trình bày lại các khoản mục trên BCTC

Tách doanh thu và chi phí tài chính ra khỏi nội dung của lợi nhuận hoạt động kinh doanh, đồng thời bổ sung chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ “thuần” cũng cần phải được xem xét lại, theo hướng cắt bỏ đi, vì nó rất dễ gây nhầm lẫn là đã trừ thuế thu nhập.

Điều chỉnh hướng dẫn để tính đúng chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS). Theo đó, lãi dùng để tính EPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận vào các quỹ). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Ngoài ra cũng cần xem xét việc yêu cầu trình bày chỉ tiêu EPS pha loãng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hoặc thuyết minh BCTC). Điều này vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thông tin để dự đoán EPS trong tương lai trong trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi, vừa phù hợp với IAS 33- Lãi trên cổ phiếu.

Quy định BCTC của NH TMCP niêm yết phải trình bày số liệu của 3 năm gần nhất (thay vì chỉ có 2 năm như hiện nay). Điều này vừa giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh

giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của ngân hàng, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.2. Giải pháp hoàn thiện BCTC đối với NHTMCP niêm yết 3.2.1. Nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên môn kế toán 3.2.1. Nâng cao trình độ của đội ngũ chuyên môn kế toán

Các CMKT Việt Nam đang có xu hướng tiến gần tới IFRS. Do đó, thách thức đầu tiên là việc xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì IFRS được coi là phức tạp về chuyên môn ngay cả ở những nền kinh tế phát triển. Phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của giao dịch, do đó nếu thực hiện kế toán: theo các yêu cầu của IFRS kế toán viên Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới và các phương pháp hạch toán mới không có trong hệ thống kế toán Việt Nam, phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý, những người sẽ tham vấn nhân viên kế toán của mình:

¾ Hiện nay đội ngũ nhân sự ở nước ta khá đông đảo với nhiều trình độ được đào tạo khác nhau nên tiếp tục bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành trong môi trường kiến thức và quỹ đạo chuẩn mực chung cũng như công nghệ mới nhất của kế toán quốc tế. Cần nhanh chóng tiến hành đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực của các lực lượng làm công tác kế toán. Yêu cầu không chỉ giỏi về kế toán Việt Nam mà còn phải hiểu và biết được các thông lệ CMKT Quốc tế để có thể chủ động hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

¾Vấn đề đào tạo còn một yêu cầu hết sức quan trọng và đặc thù là đội ngũ chuyên gia phải có đạo đức nghề nghiệp. Chính bởi hành nghề kế toán là cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng, mỗi đối tượng có mục đích riêng trong quá trình ra quyết định kinh tế, những thông tin do kế toán cung cấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của người sử dụng. Do đó. Người làm công tác kế toán đòi hòi phải có đạo đức nghề nghiệp: trung thực, vô tư, khách quan, có những kiến thức mới

mẻ về kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới.

Ngoài ra, nhân viên cũng là nguồn tài sản quý giá của ngân hàng, Ban điều hành cần phải quan tâm đến đội ngũ nhân viên như :

¾ Cần tăng cường chế độ đào tạo cán bộ nhân sự của mình, cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo chuyên sâu, thường xuyên tham dự các buổi tập huấn phổ biến về chế độ kế toán, chính sách thuế.

¾ Nhân viên bộ phận kế toán tổng hợp cần phải được thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về tài chính kế toán trong nước, quốc tế, cần nắm bắt thông tin thị trường, tin tức tài chính,….

¾Lãnh Đạo tại đơn vị lập báo cáo phải là những người thật sự có trình độ chuyên môn, Ban Điều Hành phải thấy được tầm quan trọng của việc hoàn thiện BCTC, cần đôn đốc, rà soát thưởng phạt nghiêm minh và phải thường xuyên cập nhật các chế độ tài chính mới nhất.

3.2.2. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ của bộ phận kiểm soát và kiểm toán nội bộ

¾Bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải được xây đựng, đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ.

¾Phải đảm bảo tính độc lập, trung thực, khách quan, chuyên nghiệp đặc biệt là trưởng và phó kiểm toán nội bộ phải có kinh nghiệm.

¾Bố trí nhân sự và đào tạo cán bộ cho bộ phận kiểm toán nội bộ các ngân hàng thương mại về các lĩnh vực: kiến thức chung nghiệp vụ ngân hàng; kiến thức về pháp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)