Đối với Malaysia

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 34)

Yêu cầu BCTC phải thực hiện đầy đủ theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính phải dựa trên nguyên tắc trọng yếu, tuân thủ theo IFRS, mọi khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền, chính sách kế toán áp dụng sẽ được phản ánh một cách đầy đủ. BCTC khi được trình bày theo IFRS, người đầu tư sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết để xem xét trong việc đưa ra quyết định kinh tế của mình.

Yêu cầu các Ngân hàng niêm yết phải có một cơ chế quản trị kinh doanh thật hiệu quả và minh bạch trong nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với công chúng.

1.4.3 Đối với Hồng Kông

Báo cáo tài chính phải tuân thủ theo chuẩn mực báo cáo tài chính của Hồng Kông và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), đồng thời cần có báo cáo kế toán hoàn chỉnh cho ít nhất ba năm tài khóa trước khi công bố bản cáo bạch. Ngoài ra, ngân hàng thương mại niêm yết:

• Yêu cầu phải có ba giám đốc độc lập, không trực tiếp điều hành. • Yêu cầu kế toán viên đủ năng lực.

• Yêu cầu có ủy ban kiểm toán và nhân viên giám sát.

• Yêu cầu chỉ định một nhà tài trợ vào vị trí tư vấn từ đầu năm dự định niêm yết cho tới khi hoàn thành báo cáo tài chính cho năm tài khóa đầu tiên sau niêm yết.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

NHTMCP niêm yết phải có hai hoặc ba giám đốc độc lập, không trực tiếp điều hành chịu trách nhiệm thông tin trên BCTC.

Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cả phương diện vi mô lẫn vĩ mô.

Nâng mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm BCTC.

Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ tuyệt đối theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) và phải tiến dần đến chuẩn mực kế toán quốc tế.

Các Ngân hàng niêm yết phải có một cơ chế quản trị kinh doanh thật hiệu quả và minh bạch trong nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với công chúng.

Gần đây một số ngân hàng thương mại và một số tập đoàn lớn ở Việt Nam đã bắt đầu lập các báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Câu chuyện của Tập đoàn Bảo Việt là một minh chứng tiêu biểu của việc lập báo cáo tài chính song song theo VAS và IFRS để các NHTMCP niêm yết học hỏi kinh

nghiệm. Cùng với việc lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS), từ năm 2009, Tập đoàn Bảo Việt VN đã bắt đầu thực hiện báo cáo tài chính theo IFRS. Đến nay, Bảo Việt đã lập báo cáo tài chính theo IFRS được 4 năm với các cấp độ khác nhau và để có được bản báo cáo đúng theo chuẩn mực quốc tế thì các cán bộ của Bảo Việt đã trải qua không ít khó khăn như: nguồn nhân lực am hiểu về IFRS ở Việt Nam còn rất hạn chế, các thông tin, công cụ phục vụ tính toán và lập báo theo IFRS còn tương đối thủ công… Hiện tại, báo cáo tài chính IFRS của Tập đoàn Bảo Việt tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và yêu cầu của các chuẩn mực IFRS, được thực hiện thường xuyên và liên tục như một quy trình tuân thủ nội bộ, được ban hành định kỳ và được kiểm toán chấp nhận. Do vậy, trong báo cáo IFRS có thuyết minh sâu và cụ thể về tình hình hoạt động của Tập đoàn, chẳng hạn như thuyết minh về cơ chế quản lý rủi ro, quản lý rủi ro bảo hiểm và rủi ro tài chính.

Theo TS. Hoàng Việt Hà - Giám đốc Hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt: “Ban Lãnh đạo đã quyết định soạn thảo Báo cáo Tài chính theo chuẩn mực IFRS để tăng cường sự minh bạch về thông tin tài chính được công bố. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS sẽ giúp người đọc so sánh kết quả tài chính của Tập đoàn với các tổ chức tài chính khác trong khu vực soạn lập báo cáo theo Chuẩn mực này. Chúng tôi tin tưởng rằng quy định về kế toán tại Việt Nam cũng sẽ tiến tới áp dụng IFRS trong thời gian tới và mong muốn xây dựng trong nội bộ những kiến thức và kỹ năng nền tảng cho mục đích này. Với định hướng phát triển thành Tập đoàn tài chính Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và vươn tầm ra ngoài khu vực, việc lập báo cáo tài chính IFRS giúp Tập đoàn Bảo Việt tiệm cận tới những chuẩn mực quốc tế để được xếp hạng định mức tín nhiệm, mở rộng hoạt động kinh doanh và niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài vào thời điểm phù hợp”.

Đại diện của Tập đoàn Bảo Việt cũng cho biết, sau một thời gian áp dụng hai hệ thống báo cáo tài chính, thông qua tình hình tài chính theo chuẩn mực IFRS, công tác

quản lý, điều hành của Bảo Việt cũng được hỗ trợ để tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế trong mọi mặt hoạt động của Bảo Việt. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự tài chính cũng cơ hội tiếp cận với những kiến thức, quy chuẩn quốc tế, qua đó tự nâng cao trình độ của mình. Đây được xem là khoản đầu tư của DN chuẩn bị cho quy trình báo cáo trong tương lai.

Với quan điểm và định hướng rõ ràng như vậy, nên mới đây Báo cáo thường niên năm 2011 của Tập đoàn Bảo Việt đã tạo được sự quan tâm đặc biệt và gây ấn tượng đối với với các thành viên ban giám khảo, nhờ đó đã giành Giải Đặc biệt Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên 2012 và đồng thời cũng đạt giải Vàng cho báo cáo thường niên xuất sắc nhất trong ngành, lọt vào Top 50 báo cáo thường niên tốt nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Hiệp hội Truyền thông chuyên nghiệp Hoa Kỳ (LACP) bình chọn.. Nhiều chuyên gia tài chính nhận xét: “Bản báo cáo dài 236 trang, trong đó hơn một nửa số trang là thuyết minh về tình hình tài chính. Việc đưa ra thuyết minh cặn kẽ thể hiện mong muốn của lãnh đạo Tập đoàn Bảo Việt trong việc chia sẻ, minh bạch thông tin tài chính với các NĐT. Qua đó, nâng cao uy tín của Bảo Việt và mối quan hệ với cộng đồng tài chính, đưa DN tiệm cận với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế”.

Kết luận chương 1

Sau khi trình bày khái quát những vấn đề lý luận về NHTMCP niêm yết, hệ thống báo cáo tài chính của các NHTMCP niêm yết; phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình lập và trình bày BCTC cũng như ý nghĩa của việc hoàn thiện BCTC của các NHTMCP niêm yết; tác giả đã điểm qua một số cơ sở trình bày BCTC của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu các mục tiêu của đề tài.

Chương 2 sẽ vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hệ thống BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM, để từ đó đưa ra những mặt tích cực,

những mặt hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân sâu xa tác động đến với BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP NIÊM YẾT TẠI SGDCK TP. HCM

2.1. Tổng quan về các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM

Ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (NHTMCP) là những Ngân hàng thương mại cổ phần thỏa mãn những điều kiện do Ủy ban chứng khoán Nhà nước đặt ra và chứng khoán của các Ngân hàng này được niêm yết rộng rãi trên thị trường chứng khoán. Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam có 5 NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM là:

• NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EIB) • NHTMCP NGOẠI THƯƠNG (VCB)

• NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (STB) • NHTMCP CÔNG THƯƠNG (CTG)

• NHTMCP QUÂN ĐỘI (MBB)

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP niêm yết 2012

Đvt: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu tài chính năm 2012 CTG VCB EIB STB MBB

Tổng/ BQ I Tổng quan về Chỉ tiêu tài chính trên BCĐKT

1 Vốn điều lệ 26.217 23.174 12.355 10.740 10.000 82.486 2 Tổng tài sản có 503.605 414.475 170.156 151.915 175.612 1.415.763 3 Vốn chủ sở hữu 33.633 41.553 15.812 13.412 12.864 117.274 4 Tổng Nợ phải trả 469.756 372.770 154.343 138.502 162.081 1.297.452

II Tổng quan về Chỉ tiêu tài chính trên BCKQHĐKD

5.1 Thu nhập lãi thuần 18.426 10.954 4.901 6.495 6.604 47.380 5.2

Lãi thuần từ hoạt động dịch

vụ 1.198 1.388 243 636 733 4.197

5.3 Lãi (lngoại hỗố) ti ừ hoạt động KD 363 1.487 -297 219 1,7 1.774 5.4 và Lãi (lĐT dài hỗ) từ KD chạn 551ứng khoán 283 -2,6 -383 130,3 579 5.5 Lãi (lỗ) từ hoạt động KD khác 1.257 525 558 -90 278 2.528

5.6 Thu nhập từ cổ tức, góp vốn mua cổ phần, liên kết 165 468 -15,52 -83 68 602 5 Tổng thu nhập (tổng 5.1 đến 5.6) 21.960 15.105 5.387 6.794 7.815 57.061 6 Chi phí hoạt động 9.433 6.015 2.296 4.091 2.698 24.533 7 LN thuDPRR tín dần từụ Hng 12.530ĐKD trước CP 9.092 3.090 2.702 5.117 32.531 8 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4.352 3.328 239 1.336 2.025 11.280

9 Lợi nhuận trước thuế 8.177 5.763 2.850 1.366 3.090 21.246

10 Lợi nhuận sau thuế 6.178 4.427 2.138 714 2.325 15.782

11 LCty mợi nhuẹ ận sau thuế của CĐ 6.160 4.403 2.138 714 2.311 15.726

III Hoạt động tín dụng 1 Tiền gửi khách hàng (tỷđồng) 288.271 284.414 70.458 107.746 117.747 868.636 2 Dư nợ cho vay khách hàng (tỷ đồng) 333.356 241.162 74.922 96.334 74.478 820.252 3 Nợ quá hạn (Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) Gồm: Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn

6.302 39.364 3.011 2.401 4.401 55.479

4

Nợ xấu - NPL ( Nợ nhóm 3 đến nhóm 5)

Gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn 4.798 5.789 988 1.973 1.370 14.918 5 Tỷ lệ nợ xấu (Nợ khó đòi/Dư nợ cho vay KH) 1,44% 2,40% 1,31% 2.05% 1,84% 1,82% 6 Tỷ lệ thu nhập từ lãi (NII)/tổng thu nhập 83.91% 72,52% 90,97% 95,60% 88,23% 83,03% 7 Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR)

% 42,96% 38,33% 42,62% 60,21% 34,52% 42,99%

IV Hiệu suất sinh lời

mẹ/Vốn CSH (ROE) 2 Tỷ lệ LNST của CĐ Cty

mẹ/Tổng tài sản (ROA) 1,02% 1,07% 1,26% 0,47% 1,32% 1,11%

V Tỷ suất sử dụng vốn 1 Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản

(LAR) % 66,19% 58.18% 44.03% 63,41 42,41% 57,94% 2 Tỷ lệ cho vay/Tổng tiền gửi (LDR)% Tỷ lệ cấp tín dụng từ NV huy động 115,64% 84,79% 106,34% 89,40% 63,26% 94,43% V Khả năng thanh toán 1 Vốn CSH / Nợ phải trả % 7,16% 11,14% 10,24% 9,68% 7,94% 9,03% 2 Vốn CSH / Tài sản % 6,67% 10,02% 9,29% 8,83% 7,33% 8,28% 3 Vốn CSH / Dư nợ % 10,09% 17,23% 21,10% 13,92% 17,27% 14,29%

“ Nguồn: BCTC kiểm toán 2012 các ngân hàng” Bảng 2.2. So sánh các chỉ tiêu về tình hình HĐKD của các ngân hàng 2012 so với 2011

STT Chỉ tiêu tài chính % tăng giảm năm 2012 so với năm 2011 Bình quân CTG VCB EIB STB MBB

I Tổng quan về Chỉ tiêu tài chính trên BCĐKT

1 Vốn điều lệ 29,60% 17,65% 0,00% 0,00% 36,98% 17,29%

2 Tổng tài sản có 9,33% 13,02% -7,31% 73,84% 26,49% 9,65% 3 Vốn chủ sở hữu 18,05% 45,09% -3,00% -7,81% 3,34% 20,12% 4 Tổng Nợ phải trả 8,76% 10,31% -7,73% 9,12% 26,10% 8,80% II Tổng quan về Chỉ tiêu tài chính trên BCKQHĐKD

5.1 Thu nhập lãi thuần -8,09% -11.82% -7,59% 11,17% 26,46% -2,98% 5.2 Lãi thuần từ hoạt

động dịch vụ 39,93% -8,08% -57,06% -38,90% 13,99% -14,55% 5.3 Lãi (lỗ) từ hoạt động

5.4 Lãi (lỗ) từ KD chứng khoán + ĐT dài hạn 203,27% 1472,22% -30% -94,41% 116,94% 140,20% 5.5 Lãi (lỗ) KD khác 22,75% 141,63% 40,20% -184,91% 162,26% 680,24% 5.6 Thu nhập từ cổ tức, góp vốn mua cổ phần, liên kết -35,79% -53.33% -125,86% 65,70% 128,09% -47,96% 5 Tổng thu nhập -1,85% 1,57% 13,63% -5,74% 51,83% 3,02% 6 Chi phí hoạt động 39,22% 55,26% 20,20% 13,99% 43,43% 10,71% 7 LN thuần từ HĐKD trước CP DPRR TD -5,76% -0,86% 28,58% -14,56% 56,67% -2,09% 8 Chi phí DPRR TD -11,25% -4,17% 11,80% 238,22% 215,91% 16,46% 9 Lợi nhuận trước thuế -2,56% 11,58% -29,73% -50.70% -11,43% -9,75% 10 Lợi nhuận sau thuế -1,29% 49,79% -29,64% -64.22% 21,41% -9,43% 11 Lợi nhuận sau thuế

của CĐ Cty mẹ -1,33% 49,08% -29,64% -65.44% 8,65% -8,89% III Hoạt động tín dụng 1 Tiền gửi khách hàng 12,10% 25,28% 31,32% 43.48% 31,48% 23,63% 2 Dư nợ cho vay KH 13,44% 15,15% 0,35% 19.61% 26,13% 14,38% 3 Nợ quá hạn (Nợ từ nhóm 2 - 5) Gồm: Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn -23,36% 12,25% 34,35% 243.49% 31,68% 11,93% 4 Nợ xấu - NPL (Nợ nhóm 3 - 5) Gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn

121,87% 35,98% -17,87% 326.13% 46,05% 64,57%

2.1.1. Về quy mô

- Vn điu l: hiện tất cả các NH niêm yết trên HOSE đều đã đáp ứng yêu cầu vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006. Trong năm 2012, tỷ lệ tăng vốn bình quân của các NH là 17,29%, trong đó MBB có tỷ lệ tăng vốn điều lệ so với năm 2011 cao nhất là 36,98%. CTG hiện là NH có vốn điều lệ cao nhất là 26.217 tỷ đồng, thấp nhất là MBB có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng. So với các ngành khác, tốc độ tăng vốn trong năm 2012 của ngành ngân hàng là cao nhất, nguyên nhân các ngân hàng buộc phải tăng vốn một phần là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9% theo quy định của Thông tư số 13/2010/TT-NHNNN ngày 20/5/2010 có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010.

- Tng tài sn: ngoại trừ EIB có tổng tài sản giảm 7,31% so với cùng kỳ năm

trước, các ngân hàng còn lại đều có tổng tài sản tăng với tốc độ bình quân gần 9,65%. Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của STB cao nhất chiếm 73,84% so với năm 2011 trong đó chủ yếu là do tăng lượng tiền gửi tại các tổ chức khác và NHNN và tăng chứng khoán kinh doanh.

2.1.2. Về tình hình hoạt động

- Hot động tín dng:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ cho vay năm 2012 tăng 14,38% so với năm 2012. Chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% của Chính phủ đã phần nào phát huy tác dụng và đạt được theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, chính sách kiểm soát lãi suất huy động cũng ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng, thể hiện tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn bình quân năm 2012 chỉ tăng 23,63% so với năm 2011, trong đó hai ngân hàng STB có tỷ lệ huy động vốn so với năm 2011 là cao nhất (43,48%). Mặc dù tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng năm 2012 bị kiểm soát chặt chẽ từ phía chính phủ, nhưng tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động năm 2012 của các ngân hàng bình quân là 94,43%, trong

đó MBB có tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động thấp nhất (63,26%) và CTG có tỷ lệ này cao nhất lên đến 115,64%. Điều này cho thấy, trong bối cảnh khó khăn chung khi các kênh đầu tư khác (chứng khoán, bất động sản, kinh doanh ngoại hối) khó khả năng sinh lời kém, các ngân hàng đã phải cải thiện và tăng hiệu suất sử dụng vốn đi vay, giảm lượng vốn nhàn rỗi tồn đọng tại ngân hàng.

+ Thu nhập từ lãi của các ngân hàng trong năm 2012 chiếm trung bình 83,03% trong tổng thu nhập, cụ thể thu nhập từ lãi thuần bình quân các ngân hàng trong năm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)