Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 81)

Hiện nay, BCTC của các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể so với trước đây và ngày càng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vướng mắc và sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS. Để hoàn thiện hệ thống BCTC của các ngân hàng thì việc cần làm trước tiên là hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hệ thống kế toán của Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa. Nhà nước giữ vai trò quyết định, chi phối đến hệ thống kế toán và chịu ảnh hưởng của các quy định thuế nên việc Việt Nam áp dụng toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kế toán là một điều rất khó. Về nguyên tắc xây dựng vẫn dựa trên nền tảng các chuẩn mực quốc tế, nhưng là kế thừa có chọn lọc chứ không áp dụng hoàn toàn.

Để hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam, các nhà soạn thảo chuẩn mực cần tìm hiểu kỹ lưỡng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Bên cạnh đó cần tìm hiểu về hệ thống CMKT của các quốc gia tiêu biểu, cũng như phân tích thực trạng hệ thống CMKT Việt Nam trong thời gian qua để có thể thiết lập các giải pháp cho việc xây dựng hệ thống chuẩn mực BCTC Việt Nam. Dựa vào những tìm hiểu trên để xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam dựa trên cơ sở chuẩn mực BCTC quốc tế, thông lệ các quốc gia trên thế giới và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, để tránh gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam do phải thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực VAS và IAS, Bộ Tài chính cần phải

khẩn trương ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, thống nhất giữa chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chuẩn mực đó. Việc các ngân hàng phải thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế không những gây tốn kém mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Sơ đồ 3.1. Nguyên tắc xây dựng CMKT

(Nguồn: “tự tổng hợp của tác giả”)

Sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung của hệ thống BCTC nói riêng mang hơi thở của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế. Đây không chỉ là quy luật mà còn là yêu cầu mang tính cấp thiết trong xây dựng và hoàn thiện hế thống BCTC Việt Nam.

3.1.2. Nội dung hoàn thiện

3.1.2.1. Hoàn thiện quy trình xây dựng chuẩn mực

Để hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam thì quy trình xây dựng chuẩn mực cũng cần được chú trọng bởi vì quy trình xây dựng chuẩn mực có tác động rất lớn đến chất lượng của chuẩn mực. Khi ban hành ra một chuẩn mực cần có sự khảo sát, kiểm tra thực tế và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nói chung và NHTMCP niêm yết nói riêng thực hiện một cách hiệu quả nhất, cần có những bước thay đổi/bổ sung chuẩn mực một cách kịp thời. Lộ trình ban hành chuẩn mực bao gồm một số bước chính sau: CMKT Việt Nam = CMKT Qu ốc tế - Những quy định không phù hợp với quy định của Việt Nam hoặc những quy định có thể bị lạc hậu Những nội dung mang tính đặc thù của Việt Nam +

ƒ Bước 1: Soạn thảo chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn.

ƒ Bước 2: Thí điểm thực hiện chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn tại một số đơn vị kinh tế.

ƒ Bước 3: Tập hợp những ý kiến đóng góp và điều chỉnh.

ƒ Bước 4: Ban hành chính thức những chuẩn mực, kèm theo những văn bản hướng dẫn để thực hiện chính thức.

ƒ Bước 5: Đánh giá quá trình thực hiện và kế hoạch sửa đổi, bổ sung.

3.1.2.2. Hoàn thiện nội dung của chuẩn mực

Hiện nay, việc áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn đang gặp khó khăn nếu không có các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung do việc xây dựng còn quá chung chung, khó hiểu trong công tác nghiên cứu. Các CMKT Việt Nam ban hành trong các khoản thời gian từ 2001 – 2005 nên có một số chuẩn mực không còn phù hợp với tình hình thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc kế thừa có chọn lọc nền tảng của CMKT quốc tế là cần thiết, cụ thể như sau:

ƒ Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình: cần quy định rõ các khoản giảm

giá trị (tổn thất), ảnh hưởng của thay đổi giá cả, thanh lý, giá trị còn lại, giá trị có thể thu hồi, ghi nhận TSCĐ hữu hình, khấu hao, thời điểm ghi nhận lãi/(lỗ), và trình bày BCTC.

ƒ Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản: cần quy định rõ việc phân loại tài sản thuê,

trình bày BCTC.

ƒ Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết: đề nghị quy

định rõ về phạm vi áp dụng, phương pháp hợp nhất, phương pháp vốn chủ sở hữu, phương pháp giá trị hợp lý, các khoản loại trừ trong các giao dịch của công ty liên kết, chính sách kế toán đồng nhất và BCTC riêng biệt.

ƒ Chuẩn mực số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái: giải thích

thêm phạm vi áp dụng, ghi nhận chênh lệch tỷ giá, và trình bày BCTC.

ƒ Chuẩn mực số 21 – Trình bày BCTC: đề nghị hoàn thiện theo chuẩn mực kế

toán quốc tế.

ƒ Chuẩn mực số 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con: điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán và quy định thêm thủ tục hợp nhất và lập BCTC riêng biệt.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 81)