Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh khánh hòa (Trang 61)

2012-2014

Tình hình nợ quá hạn tiêu dùng ngày càng tăng lên là dấu hiệu không tốt và đây là vấn đề ngân hàng cần quan tâm để có giải pháp khắc phục, nhằm đưa chỉ tiêu này giảm xuống ở mức hợp lí, bởi một điều nguy hiểm từ nợ quá hạn đó là do lãi suất nợ quá hạn cao (1,5 lần lãi suất thường) sẽ tạo ra nguồn thu lớn trong cho vay. Thực ra đây chỉ là khoản “lợi nhuận ảo” nếu không sớm nhận ra, chủ quan khi thấy tỉ lệ

lợi nhuận cao, nhằm tưởng tình thế kinh doanh tốt mà không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ có nguy cơ đưa NH vào tình thế khó khăn. Tuy nhiên so với sự

tăng lên của doanh số cho vay thì nợ quá hạn vẫn ở mức chấp nhận được.

2.3.6. Định hướng phát trin ca ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa chi nhánh Khánh Hòa

Mc tiêu

- Xây dựng và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa trở thành Ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, từng bước hội nhập và thực hiện theo thông lệ quốc tế, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và khu vực;

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao phù hợp với lộ trình tăng vốn điều lệ và tối thiểu hóa rủi ro nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động tín dụng.

Phương hướng hot động năm 2015

- Tiếp tục phát huy lợi thế về cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời từng bước mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ; CVTD…

- Đẩy mạnh nguồn thu dịch vụ bằng cách phát triển nhiều loại hình như: bảo lãnh thanh

toán, thu chi hộ, thu ủy thác và đại lý, thu từ nghiệp vụ tư vấn, chiết khấu; liên kết với công ty bảo hiểm để thu phí liên kết…;

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý, các văn bản quy phạm nghiệp vụ

và văn bản định chếđể góp phần nâng cao hoạt động quản lý điều hành Ngân hàng.

• Định hướng chiến lược phát trin giai đon 2015 – 2020

-Trong năm 2015, Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu tổ chức một cách toàn diện và sâu sắc từ công tác quản trị - điều hành, cơ cấu danh mục tài chính cho đến mô hình kinh doanh. Riêng chiến lược phát triển giai đoạn 2015 – 2020, Sacombank vần kiên trì định hướng ‘Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực’. Bảy nhóm mục tiêu chiến lược của Ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì, tuy nhiên mức độ ưu tiên và tiến độ thực thi có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Chiến lược Nhân sự vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi tổ chức chứ không riêng đối với Sacombank. Do đó, trong năm 2012 Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo, quản trị nhân sự nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất lao động cũng như năng lực bán hàng.

Chiến lược Công ngh thông tin duy trì mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin làm nền tảng để hiện đại hóa hệ thống mạng lưới, mở rộng đối tác liên kết và gia tăng tiện ích sản phẩm dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ về

thẻ và ngân hàng điện tử để tạo bước đột phá trong thời gian tới. Cùng với đó là mục tiêu nâng cao năng suất lao động của CBNV thông qua những tiện ích của hạ

tầng công nghệ. Quan trọng nhất là đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án khai thác dữ liệu nhằm hỗ trợ công tác quản trị, quản lý rủi ro, quản lý khách hàng và phân bố

các nguồn lực hiệu quả.

Chiến lược Tài chính tiếp tục theo quan điểm phát triển một cơ cấu tài chính an toàn – bền vững. Tái cấu trúc mạnh mẽ cơ cấu tài sản có – tài sản nợ nhằm gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời, cải thiện sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ - tài sản có và nâng cao chất lượng sử dụng vốn tập trung vào mảng kinh lõi. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn phải được tính đúng – tính đủ và phân tích cụ thể vào từng mảng kinh doanh, từng dòng sản phẩm để phát huy các thế mạnh vốn có.

Chiến lược Kênh phân phi hướng về mục tiêu củng cố và phát triển hệ

thống mạng lưới hiện hữu, đặc biệt là hệ thống PGD nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trường.

Đây là giai đoạn nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hệ thống phân phối. Trong ngắn hạn sẽ nâng cấp các Phòng giao dịch trở thành những ‘chi nhánh thu nhỏ’ từđó gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động trên từng địa bàn.

Chiến lược Kinh doanh chú trọng phát triển hoạt động bán lẻ, phát triển hệ

khách hàng cá nhân để tạo nền tảng ổn định cho hoạt động kinh doanh. Tập trung vào các chương trình bán hàng trọn gói, gia tăng tiện ích cho khách hàng để khai thác hiệu quả tối đa trên từng khách hàng. Mục tiêu hướng đến là 100% khách hàng sử dụng ít nhất hai sản phẩm dịch vụ Sacombank. Thêm vào đó, chiến lược marketing sẽđược quản lý theo hướng tập trung, nâng cao hoạt động truyền thông nội bộ và bên ngoài nhằm quảng bá thương hiệu và văn hóa của Sacombank.

Chiến lược SPDV hoàn thiện mục tiêu bán lẻ theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Các SPDV phải phục vụ cho mục tiêu tối đa hóa việc sử dụng SPDV trên từng đơn vị khách hàng và được thiết kế đa tiện ích nhằm gia tăng tần suất sử dụng của khách hàng. Đặc biệt, SPDV phải có tính

đặc thù, khác biệt đẻ trở thành yếu tố cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường, từ đó tạo sựđột phá trong chiến lược phát triển.

Chiến lược Qun tr - Điu hành tiếp tục công tác tái cấu trúc mô hình tổ

chức theo hướng tinh gọn – hiệu quả, nâng tỷ trọng nguồn lực phục vụ công tác bán hàng để gia tăng khả năng tiếp thị và phân phối sản phẩm. Mô hình điều hành tập trung từ Hội sởđến từng Điểm Giao dịch sẽ tăng cường công tác quản trị điều hành

ở các cấp trung gian, phát huy mô hình kiểm tra chấn chỉnh, nâng cao công tác cảnh báo và tự kiểm tra để có quyết sách phù hợp.

Tổng quan chung về Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2015 –

2020 : chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững. Các điểm nhấn trong Chiến lược phát triển giai đoạn tới là gia tăng năng suất lao động, chú trọng công tác quản trị chi phí hiệu quả và cải tiến phương thức quản lý – quy trình tác nghiệp, tối đa hóa giá trị lợi ích trên từng đơn vị khách hàng, song song là việc nâng cao công tác

quản trị - điều hành để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

2.4. Thc trng hot động cho vay tiêu dùng ti Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín – chi nhánh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh khánh hòa (Trang 61)