Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh tại Sacombank-chi nhánh Khánh Hòa trong thời gian qua
Đơn vị tính: triệu đồng (trđ) Chỉ tiêu Năm So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 2012 2013 2014 +/- % +/- % Thu hoạt động 85.623 116.798 118.000 31.175 36,41 1.202 36,25 Chi hoạt động 17.365 36.599 38.200 19.234 100,76 1.601 4,37 LN trước thuế 68.258 80.199 79.800 11.941 17,49 -399 -0,5
Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Khánh Hòa Mặc dù tình hình kinh tế trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong địa bàn tỉnh đã gặp những trở ngại như
lạm phát làm cho các mặt hàng liên tục tăng giá, biến động rất khó lường, đặc biệt là giá xăng dầu giảm mạnh rồi tăng lên đột biến luôn đặt người dân, tổ chức kinh tế
vào tình trạng phải luôn thắt chặt chi tiêu trong tất cả hoạt động, điều đó đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Mặt khác, lãi suất không ngừng biến động ảnh hưởng đến các hoạt động của lĩnh vực Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa đã vượt qua được khó khăn
đó, hoạt động kinh doanh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân làm cho việc kinh doanh đạt hiệu quả là do Ngân hàng thực sự có năng lực, với nhiều Phòng giao dịch hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo Ngân hàng đã kịp
thời đề ra những giải pháp phù hợp và kịp thời để điều hành hoạt động của Ngân hàng.
Năm 2013, lợi nhuận trước thuế đạt 80.199 tỷđồng tương ứng tăng 17,49% so với lợi nhuận năm 2012, do tình hình kinh tế khá ổn định. Nguyên nhân tăng năm 2013 là do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Khánh Hòa thực hiện nhiều chương trình thu hút khách hàng tham gia gửi tiền và có nhiều sự kiện nổi bật nên tạo được lòng tin cho khách hàng. Sang đến năm 2014, tuy vẫn tổ chức những chương trình, quà tặng hấp dẫn nhưng nền kinh tế gặp nhiều biến động như
giá xăng, dầu, tình hình biển Đông căng thẳng dẫn đến lợi nhuận trên địa bàn tỉnh giảm, cụ thể là năm 2014 lợi nhuận chỉ đạt 79.800 triệu đồng, giảm 399 triệu đồng tương ứng giảm 0,5 % so với năm 2013.
Kết quả này mặc dù khá thấp so với kỳ vọng ban đầu, nhưng so với mặt bằng chung của ngành và một số Ngân hàng cùng quy mô thì đây là con số khả quan trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, đểđảm bảo an toàn hoạt động, NH đã trích đủ 100% dự phòng theo quy định. Đây cũng là nguyên nhân chính, có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh toàn Ngân hàng.
2.3.2.Tình hình huy động vốn
Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền (+)/- % (+)/- % 1.Theo loại tiền
VND 1.300.000 1.507.787 2.100.000 207.787 15,98 592.213 39,28 USD 4.696 3.155 3.200 -1.541 -32,82 45 1,43 Tổng huy động 1.798.551 1.670.000 2.210.000 -128.551 -7,15 540.000 32,34 2.Theo kì hạn Không kì hạn 517.366 228.818 260.000 -288.548 -55,77 31.182 13,63 Có kì hạn 1.281.185 1.441.182 1.840.000 159.997 12,49 398.818 27,67 Tổng huy động 1.798.551 1.670.000 2.210.000 -128.551 -7,15 540.000 32,34 3.Theo chủ thể Cá nhân 1.558.080 1.515.414 2.010.000 -42.666 -2,74 494.586 32,64 Doanh nghiệp 240.471 154.586 200.000 -85.885 -3,57 45.414 29,38 Tổng huy động 1.798.551 1.670.000 2.210.000 -128.551 -7,15 540.000 32,34
Nguồn: Bảng cáo bạch của Sacombank năm 2012-2014- Sacombank.com.vn. Sacombank chi nhánh Khánh Hòa)
Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại... song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một NH. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của chi nhánh Khánh Hòa.
Với những chính sách đúng đắn, theo kịp biến động thị trường của Sacombank nói chung và chi nhánh Khánh Hòa nói riêng mà tình hình huy động vốn ngày càng tăng, tạo nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động kinh doanh khác phát triển, có nguồn vốn mạnh để đầu tư, cho vay,...nhằm đem lại lợi nhuận và mở rộng thị trường. Sự phát triển công tác huy động vốn được thể hiện trong Bảng 2.6.
Điều này chứng tỏ việc quảng cáo, tiếp thị về các gói sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh Khánh Hòa luôn được nâng cao và đạt kết quả tốt. Các sản phẩm tiền gửi đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Lượng vốn huy động tăng cao cho thấy uy tín của Ngân hàng đối với người tiêu dùng ngày càng được củng cố. Mặt khác, Ngân hàng đã luôn theo sát thị trường đề đưa ra những chính sách lãi cạnh tranh và những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, vừa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm quyền lợi của khách hàng mà vẫn mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn huy động toàn chi nhánh đạt 2.210 tỷ đồng, tăng 32,34% so với năm 2013. Trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên qua các năm và chủ yếu nhất là cá nhân và tiền gửi có kì hạn. Huy động bằng VNĐ cũng đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2013, đồng thời vượt mức so với kế hoạch đã đề ra. Như vậy, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được các tiêu chí hoạt động của Sacombank và theo đúng quan điểm
điều hành tiền tệ của Nhà nước; tập trung tăng trưởng tiền gửi dân cư mang tính ổn
định lâu dài; tăng tỷ trọng tiền gửi VNĐ tạo được thế chủ động khi vai trò thanh toán của đồng bản tệ ngày càng được củng cố.
2.3.3.Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Khánh Hòa
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền (+)/- % (+)/- %
11.Theo loại tiền
VND 1.297.944 1.124.706 1.200.000 -173.238 -13,35 75.294 6,69 USD 17.254 15.477 6.270 -1.777 -10,3 -9.207 -59,49 Tổng dư nợ cho vay 1.772.000 1.654.000 1.450.000 -118.000 -6,66 -204.000 -12,33 2.Theo kì hạn Ngắn hạn 718.980 671.451 670.000 -47.529 -6,61 -1.451 -0,22 Trung dài hạn 1.053.020 982.549 780.000 -70.471 -6,69 -202.549 -20,62 Tổng dư nợ cho vay 1.772.000 1.654.000 1.450.000 -118.000 -6,66 -204.000 -12,33 3.Theo chủ thể Cá nhân 542.970 567.834 660.000 24.864 4,58 92.166 16,23 Doanh nghiệp 1.229.030 889.654 790.000 - 339.376 -27,61 -99.654 -11,2 Tổng dư nợ cho vay 1.772.000 1.654.000 1.450.000 - 118.000 -6,66 -204.000 -12,33
Đơn vị tính: triệu đồng
Biểu đồ 2.5: So sánh kì hạn gửi ngắn và trung dài hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Nhìn chung, tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay của chi nhánh khá đều trong 3 năm. Mặc dù, vào thời điểm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, thị trường tài chính gặp nhiều biến động và thị trường tài chính Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Năm 2012, mặt bằng lãi suất giảm vì NHNN Việt Nam giảm lãi suất cơ bản từ 8%/năm xuống còn 7%/năm. Điều này tạo
điều kiện để khách hàng vay vốn nhiều hơn, dễ hơn và Ngân hàng cũng mở rộng cho vay nhiều hơn. Đến năm 2013, lạm phát nền kinh tế tăng cao. Với các chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ ở những tháng cuối năm, tình hình cho vay trở nên khó khăn. Nhưng để phục hồi sản xuất kinh doanh sau cuộc khủng hoảng, thì các doanh nghiệp vẫn tăng dư nợ cho vay của mình nhằm hướng tới những phương án kinh doanh có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, do thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng an toàn để phù hợp với diễn biến của thị trường nên tốc độ tăng trưởng cho vay của Sacombank trong năm 2013 cũng ở mức không quá cao. Tính đến 31/12/2013, tổng cho vay đạt 1.654 tỷđồng, tương ứng giảm 6,66% so với năm 2012. Tương tự vậy đến năm 2014 cho vay chỉ đạt 1.450 tỷđồng giảm 12,33% so với năm 2013. Với việc tiếp tục duy trì quan điểm kinh doanh an toàn – hiệu quả, tổng tài sản của Sacombank được điều hành tăng trưởng một cách chặt chẽ, phù hợp với chính sách, định hướng của NHNN. Ngay từđầu năm, với việc dự báo tình hình kinh tế nói chung và thị trường Ngân hàng nói riêng còn nhiều khó khăn, Sacombank chi nhánh Khánh Hòa đã có những nổ lực cao trong phát triển hoạt động kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội của thị
trường, duy trì lãi suất biên tế ở mức hợp lý, tiết kiệm chi điều hành để năng cao hiệu suất, mở rộng thị phần theo đúng định hướng ổn định – bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất.