Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh khánh hòa (Trang 25)

Quy mô khoản vay tiêu dùng nhỏ nhưng số lượng lớn

Quy mô mỗi món vay tiêu dùng thường nhỏ hơn so với món vay kinh doanh. Sở dĩ có đặc điểm này là do giá trị của các mặt hàng tiêu dùng thường không lớn ( trừ bất động sản) và khoản vay chỉ để bổ sung cho lượng nhỏ còn thiếu trong số vốn mà khách hàng đã có sẵn để phục vụ mục đích tiêu dùng. Thêm vào đó, các ngân hàng đều có quy định chặt chẽ về hạn mức tín dụng tiêu dùng bởi độ rủi ro khi cho vay theo hình thức này khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu chi tiêu của con người là rất lớn và thường xuyên, vì vậy số lượng các món vay tiêu dùng lớn, nhờ đó ngân hàng thu

được lợi nhuận đáng kể từ hoạt động tín dụng này.

Đối với mỗi món vay, ngân hàng đều phải bỏ chi phí để thẩm định; giải ngân; kiểm tra giám sát khoản vay, thu nợ…Vì quy mô món vay tiêu dùng nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô món vay kinh doanh nên chi phí quản lý trên một đồng vốn huy động được từ mỗi món vay lớn hơn so với món vay kinh doanh.

Lãi suất CVTD cao hơn lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp:

Có hai yếu tố để xác định lãi suất cho vay đó là chi phí khoản vay, độ rủi ro.Theo hệ thống tính toán thì khoản mục CVTD có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Vì vậy, lãi suất CVTD cao hơn lãi suất các loại cho vay khác.

Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế

CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Khác với cho vay sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay luôn cần thiết bất kể nền kinh tếđang ở trạng thái nào (Khi nền kinh tế

tăng trưởng, các doanh nghiệp cần thiết vay đểđầu tư, khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần vay để ổn định, phục hồi sản xuất kinh doanh). Trong khi đó, khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện, mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai, nhu cầu mua sắm hàng hoá dịch vụ nhờđó tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển hoạt động CVTD. Ngược lại khi nền kinh tế

suy thoái, sản xuất trì trệ nhất là khi tình trạng thất nghiệp tăng lên làm cho thu nhập và mức sống dân cư giảm sút, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo, dẫn đến tín dụng tiêu dùng bị thu hẹp. Như vậy, CVTD phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế.

Các khoản CVTD có lãi suất chưa linh hoạt.

Khách hàng vay tiêu dùng thường ít nhậy cảm với lãi suất, họ thường chỉ

quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp

đồng. Do đó, khác với hầu hết các khoản cho vay kinh doanh được điều chỉnh lãi suất theo lãi suất thị trường, lãi suất CVTD thường được ấn định tại một mức nhất

định. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung dài hạn,

lãi suất cho vay thường được điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động cộng với một biên độ nhất định tuỳ theo từng ngân hàng.

Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao

Hiện nay, ở nước ta việc theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các Công ty tài chính và TCTD là một việc rất khó đặc biệt với các khách hàng cá nhân (Đối với các khách hàng doanh nghiệp thì việc xác định các thông tin tài chính sẽ dễ dàng hơn bởi có nhiều yếu tố như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh...mà doanh nghiệp đó phải công bố rộng rãi, cùng với các dự án xin vay ngân hàng phải rõ ràng được ngân hàng phê duyệt), là khách hàng nhỏ nhưng nhiều với các khoản vay nhỏ, vì thế nhiều khách hàng đã có dư nợ tại tổ

chức tín dụng khác nhưng không được cập nhật trong hệ thống thông tin tín dụng, dẫn đến ngân hàng thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay, hoặc sẽ dẫn đến cho vay chồng chéo trong khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.

CVTD có mức rủi ro cao

Rủi ro trong vay tiêu dùng cao hơn cho vay kinh doanh. Điều này xuất phát từ

2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất, rủi ro về lãi suất : Do đặc điểm CVTD thường có lãi suất không linh hoạt, đối với các khoản cho vay ngắn hạn thường áp dụng lãi suất cố định, đối với các khoản cho vay trung và dài hạn thường 1 năm mới thực hiện điều chỉnh lãi suất. Do đó, đối với ngân hàng dễ gặp phải rủi ro về lãi suất khi lãi suất cho vay trên thị

trường có xu hướng gia tăng trong tương lai. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thoà thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với CVTD.

Thứ hai, CVTD dễ gặp rủi ro đạo đức của khách hàng. Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản CVTD phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên,

đối với những khách hàng cá nhân có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến

hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng sức khoẻ của người đi vay, tình trạng công việc làm ăn không tốt … ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từđó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán mất mùa, sự suy thoái của nền kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả

của khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh khánh hòa (Trang 25)