*Căn cứ vào mục đích: CVTD được chia làm 2 loại
- CVTD cư trú: CVTD cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc/và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia
đình.
- CVTD phi cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch…
*Căn cứ vào phương thức hoàn trả: CVTD gồm 3 loại
- CVTD trả góp: đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gồm số
tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có gíá trị
lớn hoặc/và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.
- CVTD phi trả góp: theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần đến khi đến hạn, thường thì các khoản CVTD phi trả góp chỉđược cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài.
- CVTD tuần hoàn: là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
- CVTD gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ
phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ
cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Với hình thức cho vay này nó có những ưu điểm là: + Các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay,
+ Các NHTM sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay,
+ Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng,
+ Nếu NHTM quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức CVTD gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn CVTD trực tiếp.
Tuy nhiên, hình thức cho vay này có những hạn chế là:
+ Khi cho vay, các NHTM không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (người vay vốn) mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ,
+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng (cả trước, trong và sau khi vay vốn), khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng,
+ Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ với hình thức cho vay này rất phức tạp. - CVTD trực tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ.
Hình thức này có những ưu điểm sau:
+ Ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ
năng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ,
+ Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoản vay, song doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đến việc tăng doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa các doanh nghiệp thường đưa ra quyết định "tín dụng" một cách nhanh chóng, nên dẫn đến tình trạng
có những khoản tín dụng cấp ra không chính đáng, ngược lại có thể từ chối đối với những khách hàng tốt của mình.
+ Hình thức CVTD trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vì khi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát sinh, hơn nữa có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng,
+ Do đối tượng khách hàng rất rộng do đó việc đưa ra các dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng.