Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 85)

NHẬP CƯ TRONG KHU VỰC KTPCT

4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của người nhập cư trong khu vực KTPCT nhập cư trong khu vực KTPCT

4.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý các nguồn lực lao động trong khu vực KTPCT ở một số quốc gia trên thế giới.

Qua tìm hiểu những kinh nghiệm quản lí của Singapore và Ấn Độ , là hai quốc gia có nhiều hoạt động trong khu vực KTPCT được quản lý và kiểm soát có hiệu quả thông qua những chính sách, chế tài phù hợp. Tại Singapore nhằm giải quyết những vấn đề bất cập từ việc bán hàng rong, thay vì loại bỏ loại hình kinh doanh này, từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền Singapore đã có kế hoạch điều chỉnh hệ thống quản lí bán hàng rong. Vấn đề này được Chính phủ Singapore khéo léo đưa vào trong chính sách Quy hoạch môi trường từ năm 1972 cho đến nay thì họ đi đầu trong việc cấp giấy phép

kinh doanh cho hình thức bán hàng rong và tập trung những người bán hàng rong vào một khu trung tâm để quản lý họ một cách có tổ chức và có Đơn vị Y tế công cộng môi trường kiểm tra thực phẩm, dịch tễ học, kiểm dịch để đảm nảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Tại Ấn Độ thì chính phủ xem trọng vấn đề cấp Giấy chứng nhận bán hàng rong do Ủy ban khu vực cấp phép và xây dựng Hiệp hội những người bán hàng rong để họ nói lên nguyện vọng góp phần hoàn thiện chính sách quản lý vừa tốt cho chính quyền về mặt quản lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán của họ.

Hơn nữa, tại Bangkok (Thái Lan), có khoảng 40.000 người bán rong, họ phần đông là dân nhập cư sống trong các khu lao động nghèo. Việc những người bán rong ở Bangkok tùy tiện xả rác, làm cản trở giao thông và làm mất vẻ mỹ quan của thành phố góp phần gây nên tình trạng bất ổn trong đời sống đô thị. Vì vậy, chính quyền Bangkok đã tuyên bố sẽ dẹp hàng rong trong 10 năm tới, giảm dần từng năm cho đến khi Bangkok sạch bóng hàng rong. Riêng tại Kuala Lumpur (Malaysia), tình trạng lộn xộn của người bán rong đã khiến chính phủ ngừng cấp phép cho người bán hàng rong. Ngay từ năm 1990, thành phố Kuala Lumpur đã hình thành kế hoạch quốc gia về người bán hàng rong. Theo kế hoạch này, người bán hàng rong sẽ được vào các trung tâm và chợ để họ buôn bán ổn định và được cấp giấy phép. Những kinh nghiệm quản lý này giúp các quốc gia này có thể dễ dàng thống kê được mức đóng góp của khu vực KTPCT vào nền kinh tế của quốc gia.

4.3.1.2 Đánh giá của người dân về khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT

a) Những lợi ích của khu vực KTPCT mang lại

Bảng 4.15: Lợi ích của hoạt động KTPCT đối với người địa phương

Đơn vị tính: Người Lợi ích Tần suất Tỷ lệ (%) Nhộp nhịp Có 49 54,40 Không 41 45,60 Tiện lợi Có 77 85,60 Không 13 14,40 Giá rẻ Có 63 70,00 Không 27 30,00 Tổng cộng 90 100,00

Số liệu thống kê từ bảng 5.1 cho thấy, những lợi ích thường thấy do người tham gia hoạt động trong khu vực KTPCT mang lại cho người dân địa phương với tỷ lệ cao nhất là tính tiện lợi trong tiêu dùng chiếm 85,60%, vì thực tế cho thấy những tiệm tạp hóa, những gánh hàng rong giúp cho người dân không phải tốn nhiều thời gian để đi đến chợ hoặc siêu thị vẫn có thể mua được những món đồ thiết yếu hằng ngày, hoặc họ dễ dàng mua hàng hóa trên đường phố hoặc ăn tô phở hay sửa xe trên vỉa hè, đi xe ôm hay may quần áo ở nhà hàng xóm Tiếp theo đó là mức giá cả hợp lý và làm cho cuộc sống ở khu vực đó thêm phần nhộn nhịp chiếm tỷ lệ cũng khá cao lần lượt là 70,00% và 54,40%. Đa số người dân được phỏng vấn cho rằng, tiếng rao chào hàng của những gánh hàng rong, những vật dụng tiêu dùng ở tiệm tạp hóa hay những chuyến xe ôm,làm cho cuộc sống của họ trở nên thuận tiện với giá cả phải chăng và cuộc sống nhộp nhịp hẳn lên.

b) Những hành vi vi phạm của khu vực KTPCT

Bên cạnh những lợi ích mà đối tượng trong khu vực KTPCT mang lại thì cũng có không ít những phiền toái làm ảnh hưởng đến cuộc sống hắng ngày của người dân. Dựa trên quan sát thực tế thì tác giả đưa ra bốn nhóm hành vi là vứt rác tại nơi bán, chèo kéo, nài nỉ khách hàng, hành vi gây mất trật tự và một hành vi thường thấy nhiều nhất ở những người bán hàng rong là lấn chiếm lề đường

Bảng 4.16: Thống kê ý kiến của người dân về những hành vi vi phạm trong các hoạt động ở khu vựcKTPCT

Đơn vị tính: Người Hành vi Tần suất Tỷ lệ (%) Vứt rác Có 48 53,30 Không 42 46,70 Chèo kéo khách hàng Có 24 26,70 Không 66 73,30 Gây mất trật tự Có 40 44,40 Không 50 55,60 Lấn chiếm lề đường Có 66 73,30 Không 24 26,70 Tổng cộng 90 100,00

Từ kết quả thống kê cho thấy, những hành vi mà người dân thường hay bất gặp từ các đối tượng thực hiện việc kinh doanh trong khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT như vứt rác, chèo kéo khách, gây mất trật tự và lấn chiếm lề đường. Trong đó, lấn chiếm lòng lề đường là hành vi thường thấy nhiều nhất với tỷ lệ 73,30% trong tổng số 90 người dân được hỏi. Không những thế, một số người tham gia vào khu vực KTPCT có hành vi vứt rác ở các khu chợ, ở những điểm dừng lại bán hàng (53,333%) gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; tuy nhiên cũng có một số người dân (46,7% còn lại) cho rằng người bán hàng rong trong khu vực của họ đảm bảo rất tốt về vấn đề vệ sinh môi trường vì những người bán có trang bị thêm những túi nilon để đựng rác thải. Ngoài ra, hành vi gây mất trật tự thường thấy ở các khu vực tập trung phần đông người bán hàng rong như các trường học, gần bệnh viện, công viên hay những khu vực gần chợ đặc biệt là vào giờ cao điểm, họ vì muốn bán được hàng của mình nên thường xuyên rao bán, chèo kéo khách hàng gây ra mất trật tự nơi công cộng.

c) Thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động kinh doanh trong khu vực KTPCT

Những hoạt động kinh doanh trong khu vực KTPCT đã hình thành từ lâu đời và gắn bó với cuộc sống hằng ngày đối với những người dân nên họ có thể đánh giá mức độ yêu thích một cách khách quan.

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014

Kết quả điều tra thực tế cho thấy, có 31,20% người dân cho rằng với những lợi ích từ những hoạt động phi chính thức tại địa phương mang lại cho họ thì họ cảm thấy yêu thích hoạt động này. Bên cạnh đó thì chiếm một tỷ lệ khá ít là những người dân khó tính, họ cho rằng hoạt động KTPCT khá phiền phức trong đời sống của họ và những hành vi vứt rác, gây mất trật tự, lấn chiếm lề đường là hoạt động theo họ không thể chấp nhận được, vì thế họ không thích những hoạt động này ( tỷ lệ 13,30%). Với tỷ lệ khá cao, 55,60 % người dân cho rằng họ bình thường tức là không có ý kiến với hoạt động KTPCT tại khu vực đang sống, những người dân này cho rằng đó là hoạt động sinh kế hằng này của người khác và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của họ.

d) Tình hình giám sát hoạt động trong khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT

Bảng 4.17: Tình hình giám sát hoạt động KTPCT của cơ quan quản lý

Đơn vị tính: Người Tiêu chí Tần suất Tỷ lệ (%) Giám sát Có 76 84,40 Không 14 15,60 Khó khăn trong việc giám sát

Số lượng nhiều, khó kiểm soát 57 63,30

Người tham gia PCT có thái độ đối phó 45 50,00

Thái độ chóng đối cơ quan quản lý 24 26,70

Người tham gia LTPCT chưa hiểu pháp luật 46 51,10

Sự hỗ trợ của người địa phương 24 26,70

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014

Kết quả thống kê cho thấy, 84,40% trong tổng số người dân được hỏi cho rằng họ có nhìn thấy chính quyền địa phương thực hiện việc giám sát, quản lý người lao động trong khu vực KTPCT. Hoạt động KTPCT ngày càng phổ biến tại các thành phố lớn và TPCT cũng không phải là ngoại lệ, bởi vì cuộc sống càng khó khăn thì những người nghèo, những người khó tiếp cận với việc làm chính thức, họ có xu hướng bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ tại nhà, vì thế số lượng ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc kiểm soát. Thực tế khảo sát cho thấy, có 50% người dân cho rằng, đa số người bán hàng rong hay lấn chiếm lề đường và có thái độ đối phó, họ vừa bán vừa canh chừng chính quyền địa

phương, khi bị la, bị đuổi thì họ dọn hàng vào ngay ngắn nhưng công an đi rồi thì đâu lại vào đó. Người lao động trong khu vực KTPCT thường ít hiểu biết pháp luật, số ít thì có hiểu biết nhưng vì cuộc sống mưu sinh họ phải “lách luật” và duy trì việc buôn bán này để có thu nhập trang trải cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Đánh giá của người dân địa phương về các hình thức chế tài đối với các hoạt động trong khu vực KTPCT

Bảng 4.18: Ý kiến của người dân về các hình thức chế tài trong khu vực KTPCT

Các chế tài Tần số Tỷ lệ (%)

Nhắc nhở 81 90,00

Phạt hành chính 52 57,78

Tịch thu hàng hóa 59 65,56

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014

Tình hình giám sát đối với hoạt động KTPCT ngày càng trở nên khó khăn vì số lượng tham gia ngày càng đông và ý thức của người lao động chưa cao mặc dù đã áp dụng rất nhiều các hình thức chế tài đối với hoạt động KTPCT, đặc biệt là hoạt động bán hàng rong. Hình thức thường xuyên được sử dụng nhất là nhắc nhở, kế đến là tịch thu hàng hóa và xử phạt hành chính. Đây vừa là hình thức chính quyền địa phương thực hiện để quản lý và giám sát người lao động trng khu vực KTPCT, vừa là khó khăn người hoạt động trong khu vực này, họ biết mình sai nhưng vì không có nơi buôn bán nên họ đành chấp nhận bị la, bị phạt và chống đối cơ quan chức năng để có thể kiếm sống. Đó chính là vấn đề nan giải đối với chính quyền các cấp và của toàn xã hội, cần được giải quyết hợp tình và hợp lý.

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014

Hình 4.6Đánh giá chung của người dân địa phương về hoạt động KTPCT

Sau quá trình trực tiếp thu thập số liệu về hoạt động KTPCT, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của chuyên gia về các tiêu chí đánh giá chung về hoạt động KTPCT, đa số các tiêu chí này đều được người dân địa phương đánh giá rất cao. Trong tiêu chí về khuôn viên cảnh quan, phần lớn người dân cho rằng hoạt động KTPCT làm cho cuộc sống của họ trở nên náo nhiệt hơn, tuy nhiên những hành vi của người lao động trong khu vực này, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường sống làm mất mỹ quan khu vực sống, điều này được cho rằng còn đáng chê trách hơn ở những nơi công cộng như trường học, nơi vui chơi giải trí… Tiêu chí đánh giá về mức độ an toàn của chất lượng dịch vụ chính là vấn đề đa số người dân quan tâm và họ tỏ ra rất hoang mang, nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của những gánh hàng rong, những nơi buôn bán nhỏ lẻ thường không được đảm bảo, ít khi được các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm và họ cho rằng rủi ro là điều hoàn toàn người dân sẽ gặp phải khi không chắc chắn về những gì mình sử dụng.

g) Ý kiến của người dân địa phương với đề xuất cấm những hoạt động trong khu vực KTPCT

Như đã phân tích ở phần trên, đa số người dân được hỏi cho rằng họ không có ý kiến gì về việc thích hay không thích hoạt động trong khu vực KTPCT, một số ít người hoàn toàn không thích hoạt động này nhưng hầu như không ai muốn cấm hoàn toàn hoạt động này trên địa bàn thành phố ( chiếm tỷ lệ 86,70%) bởi vì đây là hoạt động kiếm sống của đa số người nghèo, là lối thoát cho một bộ phận lớn người dân rời vào tình trạng thất nghiệp, nhờ có việc làm trong hoạt động này nên thành phố cũng phần nào giảm thiểu được tệ nạn xã hội và tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương. Người dân cho rằng hoạt động KTPCT còn những hành vi đáng chê trách là do ý thức của họ, một phần là do còn nhiều bất cập trong chính sách quản lý những hoạt động này của nước. Bên cạnh đó, cùng với những lợi ích và hành vi của người hoạt động trong khu vực KTPCT, thì có 40 người chiếm tỷ lệ 44,40% người dân cho rằng nếu có mặt bằng họ sẽ cho người trong khu vực KTPCT thuê để họ có chỗ buôn bán, đa số những người này thường yêu thích hoạt động KTPCT hoặc không có ý kiến gì, lý do họ muốn cho thuê đơn giản là vì họ muốn tạo thêm thu nhập từ hoạt động này và giúp cho những lao động nhập cư bán hàng rong có chỗ kinh doanh ổn định, đôi bên cùng có lợi.

Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014

Hình 4.7 Ý kiến của người dân về việc cấm hoạt động KTPCT

Tóm lại, hoạt động trong khu vực KTPCT đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của TPCT, thực tế đã chứng minh rằng việc cấm các hoạt động KTPCT là điều không thể thực hiện nhưng cũng không thể để những bất cập tiếp tục kéo dài như vậy. Tuy nhiên quản lý những

hoạt động này vẫn là một bài toán khó, cần thiết phải có những giải pháp hợp lý, kết hợp các bên cùng phối hợp thực hiện.

4.3.1.3 Những khó khăn của những lao động nhập cư khi tham gia vào khu vực KTPCT

Qua những cuộc phỏng vấn tác giả được tiếp xúc với những người nhập cư trong khu vực KTPCT họ phải chịu áp lực từ nhiều phía và điều này ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của người nhập cư. Khi nói đến những hoạt động buôn bán hàng rong trong khu vực KTPCT thì hầu hết tất cả mọi người đều nghĩ, “đây là những công việc vất vả, phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên như mưa, nắng, khói bụi, tiếng ồn xe cộ; những lúc mưa lớn ngập lụt thì việc buôn bán ế ẵm, đình trệ và làm cho hàng hóa dễ hư hỏng dẫn đến hụt vốn. Ngoài vấn đề thời tiết thì đa số những người bán hàng rong phải thường đối mặt với việc bị công an trật tự đô thị rượt đuổi khi ngồi bán cố định trên vĩa hè, nếu không kịp gom hàng hóa bỏ chạy thì bị công an tịch thu, việc kinh doanh của họ trở nên khó khăn hơn. Nếu muốn tiếp tục kinh doanh việc bán hàng họ phải bỏ ra vài trăm ngàn đồng để nộp phạt để chuộc lại xe bán còn có những trường hợp người nhập cư không có khả năng nộp phạt thì họ không có dụng cụ để tiếp tục buôn bán. Một số người bán hàng rong vì không thể ngồi một nơi cố định để buôn bán họ phải di chuyển nhiều nơi nên nguồn khách hàng không ổn định làm thu nhập bấp bênh. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế thì đa phần những người nhập cư kinh doanh nhỏ lẻ trong ngành hàng tiêu dùng ( bán tạp hóa, bán quần áo may sẵn,..) họ thường có nhiều hàng tồn chưa bán ra kịp nhưng họ vẫn tiếp tục nhập hàng thêm, điều

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 85)