khu vực KTPCT
1.5.3.1 Kinh nghiệm quản lý khu vực KTPCT tại Việt Nam
Hoạt động bán hàng rong càng phát triển thì những vấn đề liên quan đến các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa ngày càng phát sinh. Trước ngày 16/03/2007, khi chưa có quy định của chính phủ, bán hàng rong còn chưa được công nhận là hoạt động thương mại. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của chính phủ ra đời, quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh; cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại. Theo đó, bán hàng rong đã được xem xét như một loại hình kinh doanh mà nhưng người bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn chịu quản lý ở cấp xã, phường.
Theo Nghị định này, UBND xã, phường, thị trấn lập sổ theo dõi hoạt động thương mại và việc tuân thủ pháp luật của những người bán hàng rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động tại địa phương và từ các nơi khác thương xuyên lui đến địa bàn. Đồng thời, các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm thông báo với các cá nhân về các khu vực được phép buôn bán, thực hiện quy định về thuế, phí và lệ phí hoạt động thương mại, báo cáo về quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn.
Nghị định cũng đã quy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh không thuộc những nhóm hàng quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ- CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ và không bao gồm “Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị nhiễm bệnh”. Bên cạnh đó Nghị định cũng nêu rõ phạm vi và địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại và yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt
động thương mại, trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại cũng như phạm vi xử phạt cụ thể.
Riêng với Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã ban hành quy định số 46/2009/QĐ-UBND “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội”, thay thế quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Đây là quy định riêng áp dụng cho thành phố Hà Nội- nơi tập trung rất nhiều người bán hàng rong. Việc ban hành các quy định cụ thể giúp việc thực hiện đi vào thống nhất và toàn diện. Ngoài những quy định về phạm vi, trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại cũng như trách nhiệm của các cơ quan chức năng, Quy định còn nêu rõ các khu vực được phép bán hàng rong- trong đó liệt kê 63 tuyến phố không được phép thực hiện hoạt động bán hàng rong.
1.5.3.2 Kinh nghiệm quản lý khu vực KTPCT tại một số quốc gia khác
a) Theo Đạo Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người bán hàng rong ở Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, là quốc gia đang phát triển với nền văn hóa phong phú. Cũng giống như Việt Nam, hoạt động trong khu vực phi chính thức, cụ thể là hình thức bán hàng rong được hình thành từ khá lâu và hiện đang phát triển mạnh mẽ. Lực lượng lao động tham gia vào công việc này rất đông đảo nên thu nhập mà họ tạo ra đóng góp không nhỏ vào GDP hàng năm của đất nước.Vì thế Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê và tính toán mức đóng góp vào nền kinh tế chung của đất nước từ hoạt động phi chính thức này. Do đó, ngày 05/03/2014 Quốc hội nước Cộng hòa Ấn Độ đã ban hành Đạo luật áp dụng cho những đối tượng bán hàng rong. Nội dung của Đạo Luật cho thấy được kinh nghiệm quản lí chặt chẽ, cụ thể là “Tất cả các đối tượng thực hiện hoạt động bán hàng rong nằm trong khu vực của một địa phương sẽ được cấp giấy chứng nhận bán hàng rong do Ủy ban thị trấn bán hàng rong cấp phép, những người BHR phải nộp một mức phí do Ủy ban thị trấn BHR quy định, để thực hiện việc kinh doanh của bán hàng rong , hoạt động phù hợp với các điều khoản và điều kiện nêu trong Giấy chứng nhận bán hàng rong. Giấy chứng nhận bán hàng rong, sau khi hết thời hạn quy định trong thông báo, người bán hàng rong có trách nhiệm trả tiền cho mỗi ngày mặc định như vậy, một lần phạt có thể lên đến
250 rupee hoặc mức phạt được xác định bởi chính quyền địa phương, nhưng không được nhiều hơn giá trị của hàng hóa bị thu giữ. Khi người bán hàng rong muốn dời địa điểm kinh doanh thì phải thông qua ý kiến của Ủy ban thị trấn bán hàng rong”. Ông Deshpande, Giám đốc Viện nghiên cứu thay đổi kinh tế và xã hội (ISEC) cho biết “Họ được công nhận quyền bán hàng và được phép kinh doanh tại những khu vực nhất định. Tất cả đều nằm trong sự quản lý của chính quyền”. Những điều luật cụ thể được ban hành như Chính sách quốc gia về bán hàng rong tại đô thị tại Hindu năm 2004, Chính sách quốc gia về bán hàng rong tại đô thị năm 2009. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập Hiệp hội những người bán hàng rong Ấn Độ (NASVI- National Association of Street Vendors of India) để đưa hoạt động bán hàng rong vào quy mô có tổ chức.
b) Theo chính sách Quy hoạch môi trường tại Singapore từ năm 1972
Chính quyền Singapore đánh giá cao sự đóng góp của bán hàng rong vào nền kinh tế của đất nước. Hàng rong giữ vai trò là nhà cung cấp các nhu cầu yếu phẩm, những bữa ăn hàng ngày cho những người có thu nhập thấp, đồng thời đã giữ cho giá cả sinh hoạt của thành phố không tăng cao. Tuy nhiên, việc bán hàng rong cũng gây ra không ít phiền toái như lấn chiếm lòng đường, gây mất trật tự an ninh và vệ sinh đường phố…Nhằm giải quyết những vấn đề bất cập từ việc bán hàng rong, thay vì loại bỏ loại hình kinh doanh này, từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền Singapore đã có kế hoạch điều chỉnh hệ thống quản lí bán hàng rong. Vấn đề này được Chính phủ Singapore khéo léo đưa vào trong chính sách Quy hoạch môi trường từ năm 1972 cho đến nay; mà điều này được nhắc đến trong bài báo cáo “Lồng ghép môi trường trong phát triển đô thị: Singapore là một mô hình thực hành tốt”6 do Josef Leitmann công bố cho Ban Phát triển đô thị của Ngân hàng Thế giới, Hoa Kỳ. Một trong những giải pháp được chính phủ Singapore đưa ra là cấp phép và kiểm soát người bán hàng rong; thực hiện chương trình xây dựng các khu trung tâm mua bán thực phẩm, chợ… để tập trung những người bán hàng rong vào đó.
Ở đây, người bán hàng rong có nơi bày bán hàng tử tế, có điện, nước để sử dụng, có chổ bỏ rác và xử lí rác nên không phải vứt rác bừa bãi, làm bẩn môi trường. Singapore được biết tới là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mà
6
Lồng ghép môi trường trong phát triển đô thị tại Singapore http://www.ucl.ac.uk/dpu-
projects/drivers_urb_change/urb_environment/pdf_Planning/World%20Bank_Leitmann_Josef_Integr ating_Environment_Singapore.pdf
những người bán hàng rong được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và có Đơn vị Y tế công cộng môi trường để kiểm tra thực phẩm, dịch tễ học, kiểm dịch. Tại Singapore có một số phòng ban chuyên trách quản lý hoạt động bán hàng rong trực thuộc Chính phủ, là nơi cấp phép cũng như quản lý những đối tượng bán hàng rong không có giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, cơ quan quản lý này còn xây dựng các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cho những người bán hàng rong. Năm 1998, xấp xỉ 24 nghìn người bán hàng rong buôn bán tại 184 trung tâm mua bán.